TRẦM HƯƠNG

Tên khác:            Cây trầm, trầm gió.

Tên khoa học: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte

Họ Trầm             (Thymeleaceae).

MÔ TẢ

Cây gỗ thường xanh, có thân thẳng cao 15 – 20m, có khi hơn; vỏ mỏng màu nâu xám, dễ bóc. Lá mọc so le, mép nguyên, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới màu xám nhạt, có lông mịn.

Hoa nhỏ màu lục vàng mọc thành tán nhỏ ở đầu cành hoặc kẽ lá gần ngọn; có 5 lá đài, 5 cánh hoa, 10 nhị; bầu 2 ô, mỗi ô 1 noãn.

Quả nang, mặt ngoài phủ lông mềm màu vàng xám, có đài tồn tại, chứa 1 – 2 hạt màu nâu đen.

Mùa hoa quả: tháng 5 – 8.

PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Trên thế giới, trầm hương phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở Nam Á, Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc.

ở Việt Nam, cây mọc hoang rải rác suốt dọc dãy Trường Sơn từ Nghệ An đến Kiên Giang, kể cả đảo Phú Quốc, nhưng tập trung vào các tỉnh ven biển miền Trung từ Thừa Thiên – Huế đến Bình Thuận.

Trầm hương đã được gây trồng nhiều ở Quảng Bình, Quảng Nam, Đồng Nai.

Trong những năm gần đây, do bị săn tìm và khai thác bừa bãi nên trầm hương đã được ghi vào Sách Đỏ quốc gia để bảo vệ.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Gỗ thân cây trầm hương. Người ta thu hoạch trầm ở những cây mọc được từ 10 đến 20 năm, nhất là những cây già nhiễm bệnh có nhiều u bướu và mắt trên thân cây.

Trầm hương lấy ở cây sống là trầm sinh, còn trầm rục là gỗ thu ở cây trầm đã bị mục hoặc đẵn đổ. Chất trầm rắn chắc nặng, bóng, màu cánh gián hoặc nâu đen. Đôi khi, lớp gỗ bao quanh khúc trầm cũng có mùi trầm được thu hoạch với tên gọi là tốc trầm.

Trầm hương còn được phân loại thành trầm và kỳ nam. Người ta cho rằng kỳ nam là loại tốt nhất. Kỳ nam lại được chia thành nhiều loại khác nhau như bạch kỳ nam (màu trắng, loại 1), thanh kỳ nam (màu xanh, loại 2), huỳnh kỳ nam (màu vàng, loại 3), hắc kỳ nam (màu đen, loại 4), tốc trầm là kém nhất.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trầm hương chứa tinh dầu có mùi thơm rất đặc biệt, sesquiterpen aldehyd.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Trong y học cổ truyền, trầm hương được coi là vị thuốc quý, hiếm và đắt tiền. Ngày xưa, trầm hương được dùng làm gối để chống đau đầu, nấu nước xông hoặc tắm chữa sài giật ở trẻ em. Khói trầm hương được dùng như một chất trừ tà khí, uế khí. Nước trầm hương vẩy lên xác ướp để làm thơm và bảo quản lâu dài. Bột trầm hương chống được bọ chét, chấy rận.

Dược liệu trầm hương có vị cay, đắng, hơi ngọt, mùi thơm mạnh, tính ấm với tác dụng bổ thận khí, giảm đau, trấn tĩnh, cầm nôn, chữa đau bụng, đau ngực, hen suyễn, nôn mửa, cảm nặng, khó thở, bí tiểu tiện.

Liều dùng hàng ngày: 2 – 4g dưới dạng thuốc bột, rượu ngâm hoặc mài nước uống (trong trường hợp cấp cứu).

Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng trầm hương phối hợp với chỉ xác, nam mộc hương, hại cải củ, sắc nước uống chữa thủy thũng, bụng đầy chướng. Hải Thượng Lãn Ông (Bách gia trân tàng) dùng trầm hương với mộc hương, nhục quế, bạch đàn, tán bột làm viên uống với nước sắc lá hoắc hương để chữa nôn mửa không dứt.

Có nơi, người ta dùng cây trầm non sao vàng, sắc uống chữa ho và lá giã đắp chữa đau mắt đỏ.

Trầm hương còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.

Chú ý: Không dùng trầm hương cho phụ nữ có thai và những người âm hư, hỏa vượng.

BÀI THUỐC

Chữa đau bụng, sôi bụng, đầy chướng, nôn mửa: Trầm hương (5g), bạch đậu khấu (5g), tán nhỏ, rây bột mịn, chia làm 10 gói. Mỗi ngày, người lớn uống 3 – 4 gói, trẻ lớn tuổi 2 gói, trẻ nhỏ 1 gói. Cho thuốc vào nước sôi, khuấy đều, để 5 – 10 phút, rồi chắt uống.

Theo “Dược phẩm vựng yếu”

Trầm hương

Khí vị:

Vị cay, không độc, khí thì hậu, vị thì bạc, thăng được, giáng được, là dương dược, vào kinh Túc dương minh, Túc thái âm và Túc thiếu âm, trên đến tận trời, dưới đến tận suối, chẳng úy kỵ gì. Lại nói vào cả kinh Thủ thiếu âm, và Túc quyết âm.

Chủ dụng:

Bổ Thận, thuận khí, giúp âm, dương, chữa chứng lỵ càng tốt, thổ tả cũng chữa được. Mọi tà độc, uế khí, thũng độc, phong thủy, tâm phúc nhức đau, điều hòa 5 tạng, truyền thi cũng trừ được, ấm lưng gối, mạnh nguyên dương, phá tích báng, tán uất kết, điều hòa được hết thảy khí lạnh, khí uất, khí nghịch, là thuốc hàng đầu để giữ gìn, điều hòa khí của phần vệ. Khí thơm mà xung hòa điều chỉnh được Tỳ và Vị. Tính ôn mà chìm xuống ấm được Mệnh môn. Lại có người nói chữa khỏi được chứng chuyển gân cùng phong lạnh tê dại, khớp xương không xoay chuyển được, phong thấp ngứa ngoài da.

Cấm kỵ: Khí thơm ráo, chạy tiết ra, phàm chứng trung khí hư, khí không về nguồn, chứng âm hư, hỏa vượng, khí hư hãm xuống dưới đều không thích hợp.

Cách chế:

Cho vào thuốc thang nên mài sống hòa vào, cho vào thuốc tán, nên tán riêng thật nhỏ, sau mới trộn lẫn vào các vị khác.

Nhận xét:

Trầm hương bẩm thụ dương khí để sinh, gồm cả tinh khí của mưa móc kết hợp lại, cho nên khí của nó thơm ngát, trị được phong độc, thủy thũng vì phong là dương tà uất ở kinh lạc gặp hỏa quạt vào thì mọi độc phát ra. Trầm hương được tinh khí của mưa móc cho nên giải được độc phong hỏa; thủy thũng là thấp ở Tỳ, Tỳ ghét thấp mà ưa táo vị cay thơm vào Tỳ làm ráo thấp thì thủy thũng tự nhiên tiêu; phong tà, ác khí vào người phải qua đường thở, gặp khí thơm tho Tỳ Vị yên thì cũng tự tan. Còn chủ về mọi chứng đau ở Tâm phúc và hoăc loạn tích báng đều do sức điều khí của nó.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Kim quỳ dục”

Bài Trầm hương hoàn

Trầm hương 20g, Đương quy 20g, Hoạt thạch 20g, Trần bì 10g, Thạch vi 20g, Bạch thược 30g, Cam thảo 10g, Đông quỳ tử 10g, Vương bất lưu hành 20g. Cùng tán nhỏ, thêm Hồ làm hoàn. Liều uống 12-16g, ngày 2 lần.

Chữa chứng khỉ lâm, bụng dưới trướng đầy, tiếu tiện rít đau.

“Bản sự phương”

Bài Trân châu mẫu hoàn

Trân châu mẫu 13g (nghiền thành bột nhỏ), Đương quy 60g, Tê giác 20g, Thục địa 60g, Phục thần 20g, Nhân sâm 40g, Trầm hương 20g, Toan táo nhân 40g, Long cốt 20g, Bá tử nhân 40g.

Cùng tán nhỏ, luyện Mật làm hoàn to bằng hạt Ngô đồng, dùng bột thần sa làm áo, mỗi lần uống 40-50 hoàn với nước sắc Kim ngân, Bạc hà, uống vào lúc giữa trưa và đêm trước khi đi ngủ.

Có tác dụng tư âm, an thần, trấn kinh, yên hồi hộp.

Trị âm huyết không đủ, phong dương động ở trong, đêm ngủ không yên, kinh sợ hồi hộp, sắc mặt kém tươi, đâu choảng, măt hoa, mạch tế nhươc.

“Cảnh Nhạc toàn thư”

Bài Noãn can tiễn

Đương quy 8g, Bạch linh 8g, Nhục quế 4g, Ô dược 8g,

Tiểu hồi hương 8g, Câu kỷ tử 12g, Trầm hương (hoặc Mộc hương) 4g, Gừng tươi 3 nhát, sắc, chia uống ấm 3 lần ương ngày. Có tác dụng noãn Can, ôn Thận, hành khí, trừ hàn, chỉ thống.

Trị Can, Thận âm hàn, trímg hàn gây đau bụng dưới, sán khỉ. Bài này đặt ra là vì chứng sán khí do âm hàn thiên thịnh, nếu vì thấp nhiệt dồn xuống, bìu dái sưng đỏ, nóng đau thì bài này không thích hợp.

(Xem thêm vị Nhục quế).

“Hòa tễ cục phương”

Bài Hắc tích đan

Xuyên luyện tử 40g, Hồ lô ba 40g, Mộc hương 40g, Nhục đậu khấu 40g, Phá cố chỉ 40g, Tiểu hồi hương 40g, Phụ tử 20g, Trầm hương 40g, Nhục quế 20g, Lưu hoàng 40g, Hắc tích 80g, Dương khởi thạch 40g.

Cùng tán nhỏ, thêm Hồ làm hoàn, liều uống 8-12g, ngày 2 lần. Chữa thận dương suy yếu, Thận không nạp khí, đởm ủng tắc trong ruột, suyễn gấp, chân tay quyết nghịch, vã mồ hôi lạnh không ngớt, chất lưỡi nhat, rêu lưỡi trắng, mạch trầm vi, chữa chứng bôn đồn khỉ xông lên ngực, bụng sườn trướng đầy, hàn sản đau bụng, sôi bụng, ỉa lỏng; nam giới dương nuy, tinh lạnh, lưng gối yếu mỏi; nữ giới huyết hải hư lạnh, đái hạ trong loãng…

“Toàn quốc trung dược sử phương tập”

Bài Hầu táo tán

Hầu táo 16g, Linh dương giác 4g, Thiên trúc hoàng 8g, Xạ hương 1,6g, Xuyên bối mẫu 8g, Trầm hương 4g, Mông thạch 4g, Băng sa 4g.

Cùng tán nhỏ, liều uống 2-4g, ngày 2 lần. Có tác dụng trấn kinh, khai khiếu.

Trị trẻ nhỏ bị kinh phong, nhiều đờm.

0/50 ratings
Bình luận đóng