Mục lục
TORENTAL
[AVENTIS PHARMA]
Dung dịch tiêm để tiêm truyền tĩnh mạch 100 mg/5 ml: hộp 6 ống thuốc 5 ml. Viên bao tác động kéo dài 400 mg: hộp 20 viên.
THÀNH PHẦN
Torental 100 mg/5 ml:
cho 1 ống | |
Pentoxifylline | 100 mg |
Torental LP 400 mg:
cho 1 viên | |
Pentoxifylline | 400 mg |
DƯỢC LỰC
Pentoxifylline phục hồi khả năng thay đổi hình dạng cho hồng cầu đã bị suy giảm trong viêm động mạch, hỗ trợ cho chúng đi qua các mao mạch có đường kính nhỏ và do đó làm tăng sự tưới máu cho những mô bị thiếu máu.
Ở người, dưới ảnh hưởng của pentoxifylline, khả năng thay đổi hình dạng của hồng cầu tăng, có thể đo trực tiếp bằng cách lọc qua những lỗ có đường kính nhỏ hơn đường kính của hồng cầu hay gián tiếp bằng cách khảo sát độ nhớt của máu toàn phần. Điều này đã được nghiên cứu ở người khoẻ mạnh và ở bệnh nhân bị suy tuần hoàn ngoại biên.
Như vậy, pentoxifylline chống lại sự giảm khả năng thay đổi hình dạng của hồng cầu, một rối loạn sinh lý bệnh mà vai trò đã được chứng minh trong nhiều quá trình bệnh lý (đặc biệt là trong các bệnh động mạch chi dưới).
Kết quả là hồng cầu có đường kính từ 7 đến 8 microns có thể đi qua dễ dàng các mao mạch có đường kính từ 3 đến 5 microns. Vi tuần hoàn được cải thiện mà không làm tăng lưu lượng tại các vùng bình thường, không lợi cho các vùng bị thiếu máu.
- Pentoxifylline làm giảm nồng độ fibrinogène trong máu nhưng vẫn còn trong giới hạn bình thường ; theo sự hiểu biết cho đến nay, không thể gán một ý nghĩa lâm sàng cho hiện tượng giảm không đáng kể này.
- Thêm nữa, in vitro, pentoxifylline chống lại tác dụng của Interleukine 1 và Tumor Necrosis Factor trên bạch cầu đa nhân trung tính, gồm làm chậm sự di chuyển, tăng độ gắn dính và phóng thích quá mức ion superoxyd và hydrogen Lợi ích lâm sàng của các kết quả thí nghiệm này phải được xác định bởi những công trình bổ sung.
- Pentoxifylline cũng có tác dụng làm dãn cơ trơn thành mạch máu.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Pentoxifylline không gắn vào các protéine huyết tương. Nó được chuyển hóa mạnh. 7 chất chuyển hóa đã được xác định trong đó một số có hoạt tính. Những biến đổi sinh hóa xảy ra chủ yếu trên chuỗi hexyle bên.
Thuốc được thải chủ yếu trong nước tiểu (trên 95% sau 24 giờ) và dưới dạng chuyển hóa. Thời gian bán hủy khoảng 1 giờ. Các sản phẩm chuyển hóa có thể tích tụ trong suy thận nặng.
Ở người lớn tuổi, vận tốc thải chậm hơn là ở người trẻ.
Torental LP 400 mg được bào chế dưới dạng viên bao giải phóng hoạt chất chậm. Sinh khả dụng gần 100%. Nồng độ tối đa trong máu đạt được khoảng 2 đến 3 giờ sau khi uống thuốc, 2 giờ tiếp theo nồng độ giảm còn phân nửa và duy trì ổn định trong vòng 13 giờ sau khi uống thuốc. Uống thuốc 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối, đủ để duy trì hiệu lực của thuốc trong vòng 1 ngày đêm.
CHỈ ĐỊNH
- Bệnh tắc động mạch ngoại vi do xơ cứng động mạch hoặc tiểu đường (đau cách hồi, đau lúc nghỉ).
- Tổn thương thuộc dinh dưỡng (loét và hoại thư chân).
- Bệnh lý mạch máu não.
- Rối loạn tuần hoàn ở mắt do thoái hóa mạch máu.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tăng cảm với pentoxifylline, các methylxanthines khác hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Xuất huyết nặng.
- Xuất huyết võng mạc lan rộ
THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
- Không nên dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.
- Phải theo dõi cẩn thận khi dùng cho bệnh nhân loạn nhịp tim nặng, nhồi máu cơ tim, huyết áp thấp, suy thận, suy gan nặng, dễ xuất huyết (đang dùng thuốc kháng đông hay có rối loạn đông máu).
- Đối với dạng tiêm: phải cẩn thận theo dõi ở bệnh nhân đặc biệt có nguy cơ hạ huyết áp (bệnh mạch vành nặng hay hẹp mạch máu nuôi não).
LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ
Lúc có thai: thử nghiệm trên súc vật không cho thấy tác dụng gây quái thai. Với người, không rõ nguy cơ vì thiếu dữ liệu chính xác. Không nên dùng trong thời gian mang thai.
TƯƠNG TÁC THUỐC
– Có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của insulin và các thuốc hạ đường huyết uống.
– Có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuốc hạ áp và các thuốc có tiềm năng hạ áp.
– Có thể làm giảm nồng độ theophylline trong huyết thanh.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
- Đặc biệt khi dùng liều cao hay truyền tĩnh mạch quá nhanh, các triệu chứng sau đây có thể xảy ra: thường gặp: nóng bừng mặt, tức bụng, đầy bụng, buồn nôn, nôn hay tiêu chảy ; thỉnh thoảng: nhịp tim bất thường (thí dụ nhịp tim nhanh).
- Da: thỉnh thoảng có ngứa, đỏ da và nổi mề đay.
- Hệ thần kinh trung ương: thỉnh thoảng có chóng mặt, nhức đầu, bứt rứt và rối loạn giấc ngủ.
- Phản vệ: trong vài trường hợp riêng lẻ, phản ứng phản vệ hay giống phản vệ thí dụ như phù mạch – thần kinh, có thắt phế quản và đôi khi số Ngay khi vừa xuất hiện một triệu chứng phản vệ hay giống phản vệ, phải lập tức ngưng ngay pentoxifylline và báo bác sĩ.
- Gan: trong vài trường hợp riêng lẻ, ứ mật trong gan và tăng men transaminase.
- Tim mạch: hiếm, đau thắt ngực, hạ huyết áp và đặc biệt ở bệnh nhân dễ xuất huyết, có thể xuất huyết.
- Huyết học: trong vài trường hợp riêng lẻ, giảm tiểu cầu.
LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG
Liều và đường dùng tùy thuộc loại và mức độ nặng của rối loạn tuần hoàn và dung nạp của bệnh nhân.
Thuốc viên:
Liều thông thường là 400 mg x 2-3 lần/ngày hay 600 mg x 2 lần/ngày. Nuốt nguyên viên thuốc giữa hoặc ngay sau bữa ăn với nửa ly nước.
Thuốc tiêm:
- Pha thuốc vào trong một dung dịch thích hợp để truyền tĩnh mạ Truyền chậm 100 mg pentoxifylline trong ít nhất 60 phút.
- Bệnh tắc động mạch ngoại vi giai đoạn II (đau cách hồi) và rối loạn tuần hoàn mắt: 100-600 mg xétruyền tĩnh mạch 1-2 lần/ngày. Nếu dùng phối hợp với thuốc viên pentoxifylline, tổng liều cho cả hai dạng thuốc là 1200 mg/ngày.
- Bệnh tắc động mạch ngoại vi giai đoạn III và IV: 1200 mg/ngày hoặc truyền liên tục 24 giờ hoặc chia ra 2 lần mỗi lần 600 mg truyền trong ít nhất 6 giờ.
- Bệnh nhân suy giảm chức năng thận (độ thanh thải creatinine <= 30 ml/phút): giảm 30-50% liều.
- Bệnh nhân suy gan nặng: giảm liều tùy theo dung nạp của bệnh nhân.
- Bệnh nhân có huyết áp thấp hay dễ bị hạ huyết áp (bệnh mạch vành nặng, hẹp mạch máu nuôi não): khởi đầu bằng liều thấp và tăng dần dần.
QUÁ LIỀU
Triệu chứng:
- Các triệu chứng đầu tiên của quá liều cấp pentoxifylline là buồn nôn, chóng mặt, tim đập nhanh hay hạ huyết áp.
- Sau đó có thể sốt, kích động, nóng bừng mặt, hôn mê, mất phản xạ, co giật và ói nâu (xuất huyết tiêu hóa).
Điều trị:
Không có thuốc giải độc. Nếu mới uống thuốc, rửa bao tử và cho than hoạt. Dùng các biện pháp trị liệu tổng quát và đặc hiệu tích cực để điều trị quá liều cấp và phòng ngừa biến chứng.