Khái niệm
Tiểu tiện không lợi chỉ một loại chứng trạng tiểu tiện lượng ít mà bài tiết khó khăn.
Chứng này ở Quyết luận sách Tố vấn gọi là “Kinh niệu bất lợi”, sách tiêu bản bệnh truyền luận gọi là “Tiểu tiện bế”, Thủy nhiệt huyệt luận gọi là “Quan môn bất lợi”, Kim quỹ yếu lược – Thủy khí bệnh mạch chứng tính trị gọi là “Tiểu tiện nan”, “Bất đắc giải”.
Chứng này dễ lẫn lộn với chứng tiểu tiện không thông, Chứng Tiểu tiện không thông chỉ nước tiểu ở trong Bàng quang chỉ bài tiết khó khăn gần với loại Long bế, còn chứng này thì tiểu tiện lượng ít hoặc vô niệu.
Chứng Tiểu tiện đau là chỉ quá trình bài tiết tiểu tiện niệu đạo bị đau buốt, khác với hai chứng nói trên, nhưng có một số bệnh nhân có thể đồnơ thời xuất hiện cả ba chứng này.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
- Tiểu tiện không lợi do Phế khí không tuyên thông:
Có chứng tiểu tiện không lợi, mi mắt sưng phù sau đó chân tay rồi đến toàn thân phù thũng kiêm chứng tứ chi nặng mỏi, phát sốt sợ gió, khái thấu suyễn gấp, hoặc có chứng họng sưng đau, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn hoặc Phù Sác.
- Tiểu tiện không lợi do Tỳ dương không mạnh: Có chứng tiểu tiện sẻn ít, thân thể phù thũng từ lưng trở xuống nặng hơn, tinh thần thể trạng mỏi mệt, sắc mặt vàng bủng, đầu nặng như bị bó, chân tay nặng nề, bụng trướng đầy, kém ăn đại tiện nhão, đầu ngón tay chân không ấm, lưỡi nhuận nhạt bệu, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Trì vô lực.
- Tiểu tiện không lợi do Thận dương hư suy: Có chứng tiểu tiện không lợi, thân thể phù thũng từ lưng trở xuống nặng hơn, sắc mặt trắng nhợt, khái suyễn đờm khò khè, hồi hộp hổn hển, cơ thể lạnh tay chân lạnh, lưng gối nặng mỏi lạnh đau, lưỡi nhạt bệu có vết răng, rêu lưỡi trắng trơn, xích mạch Trầm nhược.
- Tiểu tiện không lợi do thấp nhiệt nghẽn ở trong: Có chứng tiểu tiện sẻn đỏ không lợi, Tâm phiền muốn nôn, miệng đắng dính nhớt, khát không muốn uống, chán ăn bụng đầy, đại tiện bí kết hoặc nhão nhiều bã, lưỡi đỏ rêu vàng nhớt, mạch Nhu Sác.
- Tiểu tiện không lợi do khí trệ thấp ngăn cản: Có chứng tiểu tiện không lợi, đắng miệng khô họng, ngực sườn khó chịu, kém ăn , ợ hơi nuốt nước chua, sau khi ăn đầy bụng thậm chí bụng to nhưng ấn vào không rắn, lưỡi đỏ rêu vàng mỏng, mạch Huyền.Chứng Tiểu tiện không lợi do Phê khí không tuyên thông: Chứng này phần nhiều do phong hàn xâm nhập vào Phế, Phế khí không tuyên thông, không khả năng thông lợi thủy đạo dồn xuống Bàng quang mà gây bệnh. Thủy thấp tràn lan cơ phu, thủy thũng từ mặt, mắt rồi tới toàn thân là những đặc điểm của chứng này. Chứng này là Biểu thực kiêm các chứng trạng sợ lạnh phát nhiệt, khớp xương nhức mỏi, khái thấu suyễn gấp, yết hầu không lợi… điều trị nên tuyên Phế hành thủy, chọn dùng Việt Tỳ gia Truật thang.
- Chứng Tiểu tiện không lợi do Tỳ dương không mạnh với chứng tiểu tiện không lợi do Thận dương hư suy:
Cả hai đều là hư chứng. Thủy thấp đọng ở trong đều từ lưng trở xuống nặng hơn; tiểu tiện không lợi do Tỳ dương không mạnh phần nhiều do hàn thấp xâm nhập hoặc do mệt nhọc nội thương, trung dương bị tổn hại gây nên, mất quyền vận hóa, thủy thấp không trôi chầy thì tiểu tiện sẻn ít, Thận dương hư suy có thể do ốm lâu thương dương, thể trạng vốn dươns hư gây nên, mệnh hỏa bất túc, Bàng quang khôns khí hóa nên tiểu tiện không lợi. Tỳ dương không mạnh kiêm các chứng sắc mặt vàng bủng, biếng ăn đại tiện nhão. Thận dương hư suy thì có các chứng sẵc mặt trắng bệch, suyễn khái thở gấp, lưng đau mỏi, chân tay quyết lạnh. Tiểu tiện không lợi do Tỳ dương không mạnh, điều trị theophép ôn vận Tỳ dương, hóa khí hành thủy, chọn dùng phương Thực Tỳ ẩm, Tiểu tiện không lợi do Thận dương hư suy điều trị theo phép ôn Thận trợ dương, hóa khí hành thủy, chọn dùng phương Chân vũ thang.
- Chứng Tiểu tiện không lợi do thấp nhiệt nghẽn ờ trong với chứng Tiểu tiện không lợi do khí trệ thấp ngăn trở; Chỗ giống nhau cả hai chứng này đều thấy hiện tượng nhiệt, nhưng loại trên là thấp nhiệt, loại sau là Can uất hóa nhiệt. Thấp nhiệt nghẽn ở trong là do cảm nhiễm tà khí thấp nhiệt hoặc thủy thấp đọng ở trong lâu ngày hóa nhiệt, thấp với nhiệt câu kết, Tam tiêu thủy đạo không thông nên có chứng tiểu tiện không lợi. Khí trệ thấp ngăn trở phần nhiều do tình chí bất toại. Can khí uất kết, khí trệ thủy đạo không lợi cho nên tiểu tiện sẻn ít, Thấp nhiệt ngăn trở ở trong, uất lại ở Trung tiêu nên biểu hiện các chứng biếng ăn buồn nôn, khát không muốn uống, đại tiện nhão, Can mất sơ tiết, khí uất hóa hỏa, mộc hoành khắc thổ cho nên có các chứng ợ hơi nuốt chua, ngực sườn đầy tức, mạch Huyền .V.V..
Tiểu tiện không lợi do Thấp nhiệt nghẽn ở trong điều trị theo phép thanh lợi thấp nhiệt, công trục thủy thấp, cho uống Sơ hác ẩm tử, Tiểu tiện không lợi do khí trệ thấp ngăn trở điều trị nên sơ Can giải uất, hành khí lợi thủy, dùng phương Sài hồ sơ Can tán hợp Vị linh thang.
Chứng tiểu tiện không lợi có quan hệ chặt chẽ với ba tạng Phế, tỳ, Thận, về thực chứng phần nhiều do cảm nhiễm ngoại tà phong hàn, thấp nhiêt gây nên.vệ hư chứng thì phần nhiều là dương hư. Ngoài ra, trên lâm sàng cũng có thể thấy tiểu tiện không lợi do âm hư, bởi vì Can thận âm hư, tân dịch không phân bố đều khắp gây nên, chứng trạng chủ yếu là tiểu tiện sẻn ít sắc vàng, choáng váng tai ù, Tâm phiền miệng đắng họng khô , ngũ Tâm phiền nhiệt, lưng gối yếu mỏi, hoặc thấy thủy thũng tái phát nhiều lần, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế sác, điều trị theo phép tư dưỡng Can Thận, kiêm lợi tiểu tiện, dùng Tế sinh Thận khí hoàn, Còn như ra mồ hôi quá nhiều, hoặc thượng thổ hạ tả, âm dịch hao kiệt mà tiểu tiện khôna lợi, nên điều trị theo gốc bệnh kiêm thuốc dưỡng âm tăng dịch, không thảo luận ở mục này.
Trích dẫn y văn
– Sách Cương mục viết: “Tiểu tiện nhiều lần mà không lợi có ba loại, Nếu do tiết lả mà tân dịch hao hụt, là một, nên lợi mà thôi. Nhiệt quây phá hạ tiêu, tân dịch khône lưu thông được, là hai, dùng phép thấm tả thì khỏi. Nếu Tỳ Vị khí khô rít không thông điều thủy đạo, dồn xuống Bàng quang mà không hóa được, là ba, có nuốt hơi khiến cho biến hóa đi như dùng Phục linh hổ phách tán” (Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc – Tiểu tiện bế long nguyên lưu).