Năm 1972 – 1973 một số nhà khoa học như Tiến sĩ Hers. Jack ở Trung tâm Y học Trường Đại học Boston ở Mỹ đã từng công bố hai kết quả nghiên cứu về quan hệ giữa cà phê và bệnh tim. Các vị đó cho rằng những người bình quân mỗi ngày uống từ 1 đến 5 tách cà phê, cơ hội bị tắc nghẽn cơ tim cao hơn khoảng 50% so với những người không uống cà phê. Những người bình quân mỗi ngày uống từ 6 tách cà phê trở lên thì nguy cơ này tăng gấp hai lần những người không uống cà phê.
Viện Y học của Trường Đại học John Hobkings đóng tại Baltimore ở Mỹ cũng đã có báo cáo khoa học là những người mỗi ngày uống 5 tách cà phê hoặc trên 5 tách cà phê so với những người về căn bản không uống cà phê có nguy cơ bị bệnh tim lớn gấp hai lần.
Chất caffeine trong cà phê có tác dụng hưng phấn đối với tim và huyết quản, làm cho tim đập tăng nhanh, huyết quản mở rộng, huyết áp tăng cao. Hơn nữa, trong thực nghiệm trên động vật đã chứng tỏ chất caffeine sẽ làm cho acid béo tự do, lipin và nồng độ cholesterol trong huyết dịch động vật tăng cao. Điều này hình như càng cung cấp căn cứ lí luận cho quan điểm “uống cà phê sẽ gây nên bệnh tim”.
Song, có một số” nhà khoa học khác sau khi điều tra nghiên cứu dài ngày về quan hệ giữa cà phê với bệnh tim mạch và những điều tra nghiên cứu có liên quan thì lại đã phủ định quan điểm uống cà phê dài ngày sẽ gây nên bệnh tim. Các nhà khoa học này đã phát hiện một số nghiên cứu và báo cáo cho rằng uống cà phê sẽ gây nên bệnh tim mạch không đồng thời nghĩ đến những người uống lượng lớn cà phê thường cũng là những người hút lượng lớn thuốc lá.
Nhà nghiên cứu Frerminhan ở bang Massachusetts của Mỹ đã từng có công trình nghiên cứu nổi tiếng suốt 20 năm đối với 5209 nam giới và phụ nữ ở tuổi 30 – 62 gọi là “Công trình nghiên cứu Frerminhan”. Công trình nghiên cứu này đã chứng minh khi người nghiện thuốc lá kiên trì cai thuốc thì mới liên hệ giữa lượng dùng cà phê với bệnh mạch vành của tim không còn tồn tại như trước nữa.
Công ty cơ khí Thương nghiệp quốc tế của Mỹ (IBM) là một công ty máy tính siêu quốc gia nổi tiếng thế giới cũng đã từng có cuộc điều tra về sức khỏe. Đối tượng điều tra là những người làm công trên 35 tuổi, điều tra đối với 14 vạn người, trong nội dung điều tra bao gồm quan hệ giữa lượng cà phê uống vào với bệnh tim. Kết quả điều tra lại chưa phát hiện giữa việc này có quan hệ nhân quả gì.
Một Viện nghiên cứu về bệnh tim và các bệnh truyền nhiễm của Mỹ sau khi tiến hành điều tra nghiên cứu dài ngày đối với trên 5000 người, phát hiện những người thường xuyên uống dài ngày cà phê cũng không thấy bị bệnh tim, ngược lại, tỉ lệ mắc bệnh tim của những người thường xuyên uống cà phê so với tỉ lệ mắc bệnh tim của những người không uống cà phê lại thấp hơn. Các nhà khoa học của viện nghiên cứu này cho rằng đây có thể là do chất caffeine có trong cà phê là một chất kích thích ôn hòa, có tác dụng liên tục dài ngày làm cho tim được “rèn luyện”.
Ngoài ra, về kết luận cho rằng chất caffeine thí nghiệm trên động vật sẽ làm cho cholesterol tăng cao, nhưng chưa được chứng minh qua thực nghiệm trên con người. Do đó, hiện nay đa số các nhà khoa học cho rằng uống cà phê không có quan hệ gì với bệnh tim cả, nhưng đối với những người bị bệnh tim thì không nên uống nhiều cà phê, vì khi uống nhiều cà phê sẽ làm cho nhịp đập của tim một số ít người bị bệnh tim (chỉ khoảng mấy phần trăm) bị rối loạn.