Người ta sau một đêm ngon giấc, do đêm nghỉ, tuyến nước bọt ít tiết ra nước bọt nên không có nhiều nước bọt để luôn luôn làm sạch khoang miệng trong đêm, nên vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhiều. Nên sau một đêm ngủ dậy phải đánh răng, mới cảm thấy mồm miệng sạch sẽ, dễ chịu.

Đó là một cảm giác mà khó có một lúc đánh răng nào khác trong ngày cảm nhận được bằng, nên rất nhiều người cho rằng sáng sớm khi ngủ dậy là thời gian đánh răng tốt nhất, thậm chí có người còn cho rằng không thể không đánh răng vào buổi sáng được; các lúc khác, đánh cũng được, không cũng được, chẳng quan trọng gì. Nhưng các chuyên gia y học về khoang miệng thì lại chỉ ra rằng buổi sáng sớm không phải là lúc đánh răng tốt nhất trong ngày.

Trước hết, chúng ta hãy thử xét xem bệnh sâu răng được phát sinh ra như thế nào và việc đánh răng có tác dụng gì.

Kể từ khi loài người sinh ra, nỗi khổ của bệnh sâu răng mà con người phải chịu đựng nó suốt mấy chục vạn năm rồi, cho mãi đến hơn một trăm năm gần đây, loài người mối thực sự nhận thức ra được nguyên nhân gây bệnh sâu răng này. Đúng vào năm 1890, một bác sĩ nha khoa người Mỹ W.D.Miller đã trình bày một luận văn nổi tiếng với tiêu đề “Vi sinh vật trong khoang miệng con người”.

Ông suy đoán rằng: Chất acid nào đó như lactic bám vào bề mặt răng làm mất chất canxi của men răng, từ đó dẫn tới tác dụng làm tiêu chất khoáng, gây nên tình trạng răng bị đục khoét, xói mòn; thế mà loại chất acid trong khoang miệng lại được hình thành dưới tác dụng của vi khuẩn vào đường và các loại hợp chất đường khác bám trên bề mặt răng Năm 1924 trong báo cáo đọc tại Sanmari ở Luân Đôn, nhà khoa học Ơ.K.Coraker đã chỉ rõ: Loại vi khuẩn có khả năng gây ra bệnh sâu răng nhất là một loại liên cầu khuẩn.

Đánh răng thế nào cho đúng
Đánh răng thế nào cho đúng

Vậy loại liên cầu khuẩn đã gây ra bệnh sâu răng như thế nào? Trước hết là chất cặn bã còn lại của thức ăn (đặc biệt là chất cặn bã loại đường) còn bám trên răng làm cho liên cầu khuẩn được sinh sôi nảy nở. Liên cầu khuẩn gặp đường, sản sinh ra tác dụng tụ hợp lại, sinh thành glucosan. Loại glucosan rất dính, nó cùng với liên cầu khuẩn và các vi khuẩn khác kết dính lại và bám chặt vào răng, hình thành các vết chấm khuẩn răng.

Trong các vết chấm khuẩn răng này, liên cầu khuẩn làm cho hợp chất đường lên men sinh ra acid hữu cơ (chủ yếu là lactic acid). Lactic acid thông qua tác dụng của decalci và tác dụng của muối dephosphory phân giải chất men của răng, làm cho vi khuẩn xâm nhập vào được trong lòng răng, như vậy là sinh ra sâu răng.

Do đó có thể thấy liên cầu khuẩn chính là nguyên nhân dẫn tới sâu răng. Những bã thức ăn và đường trong khoang miệng vừa là lương thực và thực phẩm cung cấp cho liên cầu khuẩn sinh tồn và phát triển, lại vừa là nguyên liệu cho liên cầu khuẩn tạo ra acid hữu cơ. Còn các chấm khuẩn của răng thì lại là môi trường thích hợp nhất cho liên cầu khuẩn sinh sôi nảy nở và tạo ra acid.

Tác dụng của đánh răng là bàn chải răng cọ rửa, có thể tẩy trừ các chất bã thải của thức ăn, của đường và các chấm khuẩn của răng bám trên bề mặt răng. Thuốc đánh răng có thể ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn trong khoang miệng, làm cho các cáu bẩn còn bám trên bề mặt răng dễ bị rơi ra hơn, đồng thời trung hòa với acid hữu cơ. Nước súc miệng thì có thể pha loãng acid hữu cơ ra, đồng thời thải loại các vi khuẩn và các cáu bẩn ra khỏi miệng.

Do đó, đánh răng là phương pháp’có hiệu quả nhất đề phòng tránh sâu răng. Điều đặc biệt quan trọng là trước khi đi ngủ buổi tối phải đánh răng; vì khi ngủ, nước bọt trong khoang miệng tiết ra ít, cộng thêm với khi ngủ, không thể thường xuyên uống nước được, như vậy làm cho vi khuẩn rất ít bị xối rửa, acid hữu cơ mà vi khuẩn sinh ra cũng rất ít bị pha loãng. Nếu trước khi ngủ không đánh răng, vi khuẩn sẽ bình an vô sự tác oai tác quái suốt đêm trong khoang miệng và sử dụng đầy đủ các chất bã còn lại của thực phẩm và chất đường còn trong khoang miệng để sản sinh ra nhiều acid hữu cơ, ăn mòn đục khoét răng suốt trong một đêm. Nếu đến sáng hôm sau, mới đánh răng thì lúc đó răng đã bị tổn hại khá nhiều rồi.

Qua nghiên cứu khoa học về mặt này, các học giả chỉ rõ trong suốt 8 giờ ngủ ban đêm, tác dụng phá hoại của vi khuẩn và acid hữu cơ đối với răng còn lớn hơn nhiều so với bất cứ sự phá hoại nào của nó trong 8 giờ ban ngày. Do đó, trước khi đi ngủ, đặc biệt phải thông qua đánh răng để làm cho số lượng vi khuẩn ở trong khoang miệng bị giảm đi tới mức thấp nhất, thanh trừ các nguyên liệu mà các vết chấm khuẩn và vi khuẩn bám trên răng nhờ vào đó để tạo nên acid hữu cơ – chất bã còn lại của thức ăn và chất đường.

Vì thế nói đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ quan trọng hơn nhiều so với đánh răng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Việc đánh răng vào ban sáng sau khi ngủ dậy thì chẳng khác nào “mất bò mới lo làm chuồng”. Còn việc đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ chính là thực hiện việc “làm chuồng” để khỏi “mất bò” vậy.

5/51 rating
Bình luận đóng