Mục lục
Tên khoa học:
Atractylodes lancea (Thunb.) DC. Họ khoa học: Họ Cúc (Asteraceae).
Tên khác:
Sơn tinh (Bảo Phác Tử), Địa quỳ, Mã kế, Mao quân bảo khiếp, Bảo kế, Thiên tinh Sơn kế, Thiên kế, Sơn giới (Hòa Hán Dược Khảo), Xích truật (Biệt Lục), Mao truật, Chế mao truật, Kiềm chế thương truật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Mô Tả:
Cây sống lâu năm, cao chừng 0,6m, có rễ phát triển thành củ to, thân mọc thẳng đứng. Lá mọc so le, dai, gần như không cuống. Lá ở phía gốc chia 3 thùy, nhưng cắt không sâu, hai thùy 2 bên không lớn lắm, thùy giữa rất lớn. Lá phía trên thân hình mác, không chia thùy. Mép lá đều, có răng cưa nhỏ, nhọn. Hoa tự hình đầu, tổng bao do 5-7 lớp như ngói lợp, dưới cùng có một lớp chia rất nhỏ, hình lông chim. Hoa hình ống, đơn tính hoặc lưỡng tính, tràng hoa màu trắng hay tím nhạt, phiến chia 5 thùy xẻ sâu, 5 nhị (có khi bị thoái hóa) nhụy có đầu vòi chia hai, bầu có lông mềm, nhỏ. Hoa tự Thương truật nhỏ và gầy hơn hoa tự Bạch truật. Quả khô.
Địa lý:
Cây này mọc ở Trung Quốc, đã được di thực vào Việt Nam nhưng chưa phát triển.
Thu hái:
Mùa xuân, Thu đào về, phơi khô.
Bộ phận dùng:
Thân rễ khô (Rhizoma Atractylodis). Lựa củ to, cứng, chắc, không râu, chỗ gẫy nhiều đốm Chu sa, mùi thơm nồng, chỗ gẫy để lâu có thể có tủa tinh thể như lông trắng là loại tôtw (Dược Tài Học).
Mô tả dược liệu:
Thương truật giống như chuỗi hạt không đều hoặc hình trụ tròn nối đốt nhau. Thường có dạng cong, nhăn, lớn nhỏ không đều, dài 3-9cm, đường kính khoảng 2cm. Mặt ngaòi mầu nâu tro hoặc nâu đen, có vân nhăn và cong chạy ngang, có vết thân cây còn lại. Thuốc cứng, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy mầu trắng vàng hoặc trắng tro, có nhiều đốm dầu thường gọi là ‘Chu Sa Diêm’. Mùi thơm, đặc biệt nồng đặc, vị hơi ngọt, đắng (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Ngâm nước gạo cho mềm, thái phiến, sao khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Chích Thương truật: Lấy Thương truật phiến, rẩy nước vo gạo vào cho ướt đều, cho vào nồi sao nhỏ lửa cho hơi vàng. Hoặc lấy Thương truật tẩm nước vo gạo rồi vớt ra, cho vào nồi hấp (đồ) cho chín, lấy ra phơi khô là được (Dược Tài Học).
Bảo quản:
Để chỗ khô ráo, râm mát.
Thành phần hóa học:
+ 2-Carene, 1, 3, 4, 5, 6, 7-Hexahydro-2, 5, 5-Trimethyl-2H-2, 4a- Ethanopaphthalene, b-Maaliene, Guaiene, Chamigrene, Caryophyllene, Elemene, Humulene, Seliene, Patchoulene, 1,9-Aristolodiene, Elemol, a-Tractylone, Selina-4 (14), 7 (11)-Diene-8-One, Atractylodin, Hinesol, b-Eudesmol (Hoàng Trì, Trung Quốc Dược Khoa Đại Học Học Báo, 1989, 20 (5): 289).
+ Furaldehyde (Cao Kiều Chân Thái Lang, Dược Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1959, 79 (4): 544).
+ 3 b-Acetoxyatractylone, 3 b-Hydroxyatractylone (Tây Xuyên Dương Nhất, Dược Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1976, 96 (9): 1089).
+ Atractyol, Atractylone, Hinesol, b-Eudesmol (Trung Dược Học).
Tác dụng dược lý:
Tác dụng đối với đường huyết: Cho uống nước sắc Thương truật hoặc chích dưới da dịch chiết Thương truật với liều 8g/kg đối với thỏ nhà, thấy lượng đường trong máu tăng lên, 1 giờ sau lại hạ xuống, và trong vòng 6 giờ lại lên (Đường Nhữ Ngu, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1958, 44 (2): 150). Nếu cho uống liên tục 8-10 ngày sau thì mức đường lại trở lại bình thường (Kin Yung Hi và cộng sự, Quốc Ngoại Y Học, Trung Y Trung Dược Phân Sách 1989, 11 (1): 57).
Tác dụng đối với hệ niệu sinh dục: Cho chuột nhắt uống nước sắc Thương truật không thấy có tác dụng lợi niệu nhưng thấy lượng muối tăng lên (Trung Dược Học).
Tác dụng vận động tiêu hóa: Cho dùng dịch chiết Thương truật với liều 75mg/kg thấy có tác dụng, chủ yếu là do chất b-Eudesmol (Lý Dục Hạo, Trung Dược tân
Dược lâm Sàng Dữ Lâm Sàng Dược Lý Thông Tấn 1991, (1): 27).
Đối với tá tràng thỏ, nước sắc Thương truật hơi có tác dụng co rút (Lô Chấn Sơ, Giang Tô Trung Y Tạp Chí 1986 (8): 25).
Tính vị:
+ Vị cay nhiều (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Vị ngọt cay, là vị thuốc dương mà có hơi âm (Trân Châu Nang).
+ Vị ngọt, tính hơi ôn (Y Học Khải Nguyên).
+ Vị đắng, ngọt, tính ôn, vị đậm, khí nhạt, âm trong dương, có mùi hôi, không độc (Phẩm Nghĩa Tinh Yếu).
+ Vị ngọt mà cay nhiều, tính ôn mà táo, âm trong dương (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vị đắng, tính ôn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy Kinh:
Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Y Học Khải Nguyên).
Vào kinh túc Thái âm tỳ, thủ Thái âm Phế, thủ Dương minh Đại trường, thủ Thái dương Tiểu trường (Bản Thảo Cương Mục).
Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Bản Thảo Tân Biên).
Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).
+ Vào kinh tỳ, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tác dụng:
+ Trừ ác khí (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Minh mục, noãn thủy tạng (Tuyên Minh Luận).
+ Kiện Vị, an Tỳ (Trân Châu Nang).
+ Tán phong, ích khí, tổng giải chư uất (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Kiện tỳ, táo thấp, giải uất, tịch uế (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Táo thấp, kiện tỳ, phát hãn, giải uất (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Kỵ trái Đào, trái Lý, thịt chim Sẻ, Tùng thái, Thanh ngư (Dược Tính Luận).
+ Kỵ Hồ tuy, Tỏi (Phẩm Nghĩa Tinh Yếu).
+ Phòng phong, Địa du làm sứ cho Thương truật (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Người nhiều mồ hôi, táo bón: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Dùng thuốc có Thương truật phải kiêng ăn quả Đào, Mận, thịt chim Bù cắt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Liều dùng: 4 – 12g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị Tỳ kinh có thấp khí, ăn ít, ăn không ngon, chân tay phù, cơ thể mỏi mệt, nặng nề, không có sức (do tửu sắc gây nên, ăn uống quá sức, lao nhọc … gây nên nóng trong xương, gây nên chứng hư lao: Thương truật thật tốt 20 cân, tẩm nước gạo, bỏ vỏ ngoài, tẩm nước gạo 1 ngày đêm. Hôm sau lấy ra, thái mỏng, phơi khô, sao vàng. Cho vào nồi, đổ đầy nước, nấu 1 ngày 1 đêm, bỏ bã. Lại cho thêm Thạch nam diệp 3 cân (lau sạch màng đỏ), Chử thực tử 1 cân, Xuyên quy ½ cân, Cam thảo 120g, nấu 1 ngày 1 đêm, lọc bỏ bã. thêm Mật ong 3 cân, nấu thành cao. Mỗi lần uống 20g, lúc đói, uống với rượu thì tốt hơn (Sơn Tinh Cao – Ngô Cầu Hoạt Nhân Tâm Thống phương).
+ Trị mắt có màng mộng, làm thanh vùng đầu mặt, giữ vững hạ tiêu: Thương truật 1 cân, rửa sạch, chia làm 4 phần. Mỗi phần tẩm với Rượu, Giấm, nước Gạo nếp, Đồng tiện, ngâm 3 ngày, mỗi ngày phải thay nước. Rồi thái mỏng, bồi khô. Thêm Hắc chi ma vào, sao cho thơm, tán bột. dùng rượu nấu với miến làm hồ, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên (Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương).
+ Trị lưng đau, chân yếu vì thấp khí làm cho tê, chân tay mỏi: Thương truật 1 cân, thái ra, trộn đều, chia làm 4 phần. Mỗi phần tẩm với nước Gạo, nước Muối, Giấm và Rượu, tẩm 3 ngày đêm, mỗi ngày thay nước 1 lần, rồi phơi khô, trộn đều. Lại chia làm 4 phần, mỗi phần sao chung với Xuyên tiêu, Hồi hương, Bổ cốt chỉ, Hắc khiên ngưu đều 40g. sao cho đến khi bốc mùi thơm thì bỏ các vị kia đi, chỉ lấy Thương tậttt, tán bột. Dùng Giấm nấu làm hồ, trộn thuốc bột Thương truật làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên, lúc đói, uống với rượu hoặc nước muối. Người trên 50 tuổi thì thêm Trầm oơng 40g vào (Vĩnh Loại Kiềm phương).
+ Trị tóc bạc, làm cho da mặt xinh tươi, trẻ đẹp: Thương truật 1 cân, dùng nước gạo tẩm ½ ngày, tán bột. Địa cốt bì, rửa với nước ấm cho sạch, bỏ lõi, phơi khô, tán bột, 1 cân. Quả dâu (Tang thầm) chín 20 cân, cho vào chậu sành vò nát, dùng vải hoặc lụa vắt lấy nước cốt, trộn với thuốc bột của 2 vị trên, quấy đều như hồ, đổ vào mâm (bằng nhôm thì tốt). Ban ngày phơi nắng mặt trời, ban đêm phơi sương cho nó hút lấy những khí tinh hoa tinh túy của mặt trời, mặt trăng, đợi đến khi khô, tán bột. Dùng Mật ong luyện hồ, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên với rượu ngon, mỗi ngày 3 lần. Uống được 1 năm, tóc đã bạc rồi cũng có thể biến thành đen. Uống liên tục 3 năm thì nhan sắc xinh tươi, trẻ đẹp như thiếu niên (Bảo Thọ Đường phương).
+ Bổ tỳ, tư thận, sinh tinh, mạnh gân xương: Thương truật 5 cân, cạo bỏ vỏ thô, bồi khô, tán bột. Lấy nước gạo trộn với bột Thương truật, quấy đều cho đến đáy, gạn bỏ sạn. Hắc chi ma gĩa, bỏ vỏ, nghiền nát, lấy vải lọc lấy nước cốt, bỏ bã. lấy nước đó hòa với thuốc bột Thương truật, phơi khô. Mỗi lần uống 12g với nước cơm hoặc rượu nóng, lúc đói (Tập Hiệu phương).
+ Trị da mặt vàng, không còn sắc máu, biếng ăn, thích nằm, khí lực và tinh thần đều sút k m: Thương truật 1 cân, Địa hoàng ½ câ. Về mùa đông thêm Can khương 40g, mùa xuân, thu 28g, mùa hè 20g. tán bột, dùng hồ làm viên to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên (Tế Sinh Bạt Tụy).
+ Trị trẻ nhỏ bị báng tích: Thương truật 160g, tán bột. Gan dê 1 bộ, dùng dao tre mổ gan ra, rắc thuốc bột vào rồi dùng chỉ buộc lại, cho vào nồi đất, nấu thật nhừ.
Gĩa nát, làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên với nước nóng (Sinh Sinh Biên phương).
+ Trị trong bụng hư lạnh gây nên không thích ăn uống, ăn không tiêu, dần dần gầy ốm: Thương truật 3 cân, men rượu 1 cân, sao vàng, tán bột. Dùng mật luyện hồ trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên, ngày 3 lần. Nếu lạnh quá thêm Can khương 30g, nếu bụng đau âm ỉ, thêm Xuyên quy 90g. Gầy ốm quá thêm Cam thảo 60g (Trửu Hậu phương).
+ Trị chứng Tỳ thấp, tiêu chảy, kiệt sức, không ăn uống được, tiêu sống phân: Thương truật 80g, Bạch thược 40g, Hoàng cầm 20g, Quế 8g. tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước cơm (Hòa Tễ Cục phương).
+ Trị về mùa hè bị tiêu chảy do ăn uống không điều độ: Thần khúc, Thương truật, tẩm nước gạo 1 đêm, sấy khô, tán bột. Dùng hồ trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước cơm (Hòa Tễ Cục phương).
+ Trị ăn vào là đi tiêu ngay, kiết lỵ lâu ngày không khỏi: Thương truật 60g, Xuyên tiêu 30g, tán bột. Dùng giấm làm hồ trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên trước bữa ăn (Bảo Mệnh Tập).
Tham khảo:
+ Người muốn khỏe mạnh, sống lâu, nên dùng Cao sơn tinh (Thương truật) vậy (Thần Nông Bản Thảo).
+ Công hiệu của nó khi uống một mình nó cũng có thể làm cho người ta sống lâu, tăng tuổi thọ, uống nó cơ thể nhẹ nhàng, không biết mỏi mệt là gì. Nó là vị thuốc cốtếuuu để kiện tỳ và điều dưỡng được trung nguyên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Công dụng của Thương truật gần giống như Bạch truật nhưng vì có vị thơm, cay mạnh hơn nên dùng nó để tiêu tán thì hay hơn… Điều đáng chú ý là Thương truật khác Bạch truật ở chỗ Bạch truật làm cho mồ hôi không ra nữa còn Thương truật lại làm cho ra mồ hôi vì Bạch truật chất chắc, đặc còn Thương truật chất sốp, nhiều lỗ nhỏ nên bốc hơi ra mạnh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Phòng phong, Địa du làm sứ cho Thương truật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị quáng gà: Thương truật 60g, lấy nước gạo tẩm 1 đêm, bồi khô, tán bột. Gan dê 1 cân, dùng dao tre mổ ra, rắc thuốc bột vào, lấy dây gai buộc chặt. Lấy nước vo gạo và 1 ít gạo nấu nhừ, để nguội, ăn cho đến khi khỏi thì thôi (Thánh Huệ phương).
+ Trị mắt đau, quáng gà, mắt híp không mở ra được: Thương truật ½ cân, tẩm nước vo gạo 7 ngày, bỏ vỏ, thái mỏng, bồi khô. Thêm Mộc tặc 60g, đều tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước trà hoặc rượu (Thánh Huệ phương).
+ Trị răng đau (nha phong): Thương truật, hòa nước muối, tẩm qua, đốt tồn tính. Tán bột, sát vào răng (Phổ Tế phương).
Theo “Dược phẩm vựng yếu”
Khí vị:
Vị đắng, cay, ngọt, khí ôn không độc, vào kinh Túc dương minh và Túc thái âm, tính nổi mà đưa lên, thuộc dương dược, Phòng phong, Địa du làm sứ, kỵ hoa Đào, hoa Lý, thịt chim Sẻ, Bồ câu.
Chủ dụng:
Tiêu đàm kết, làm khoan khoái khí trong ngực, chữa chứng đại phong ở mình và mặt, chứng phong chóng mặt nhức đầu, trừ sơn lam chướng khí, thời khí ôn dịch, ấm Dạ dày, an thai, khu trừ tích báng, làm cho ăn khỏe, khí kết thành cục, ỏng bụng, trướng đau, có công năng bổ Tỳ ráo thấp như Bạch truật, nhưng Bạch truật tính bổ nhiều mà liềm được mồ hôi, Thương truật khí mạnh lại hay phát hãn. Bạch trật bẩm khí xung hòa, trực tiếp giữ vững trung khí thanh dương, Thương truật tính táo mạnh, công chuyên về khu trừ phong thấp. Lại nói nó có khả năng ngăn hoắc loạn, thổ tả, đau mắt có màng, người dương hư uống lâu sẽ trẻ lại, manh gân, sáng mắt, mượt da, đen râu.
Hợp dụng:
Cùng dùng với Hoàng bá, Ngưu tất, Thạch cao thì đi xuống chữa bệnh thấp ở Hạ tiêu; cho vào Bình vị tán thì trừ được thấp ở Trung tiêu, làm thăng bằng khí ở Dạ dày; cho vào loại thuốc như Thông bạch, Ma hoàng thì tán được tà từ trong thịt cho đến ngoài da.
Cấm kỵ: Phàm người huyết hư, khiếp nhược, người thất tình, buồn bực, khí kết, nếu dùng lầm nó thì hao khí huyết, khô tân dịch, hư hỏa động mà buồn bực càng thêm. Vì tính nó táo mạnh, công trừ thấp thì có thừa, mà công giúp Tỳ bổ Trung tiêu thì không đầy đủ, cho nên chứng đại tiện táo, khát nước, hỏa thịnh quá thuộc âm hư thì nhất thiết phải kiêng.
Nhận xét:
Thương truật là thuốc chủ yếu của chứng thấp, chứng đờm, cay mà ấm thì trừ được tà, nó được chính khí của trời đất. Sách Thần nông bản thảo chưa chia ra Thương truật và Bạch truật, đến Đào Ẩn Cư mới phân biệt, về sau quý Bạch truật mà xem thường Thương truật là không đúng. Đông Viên nói: Khả năng bổ Trung tiêu thì không bằng Bạch truật, nhưng công dụng về khoan trung trừ thấp thì lại hơn. Nói như vậy là đúng.
Cách chế:
Tẩm nước gạo một đêm, bỏ vỏ sao vàng sẫm, hoặc tẩm Đồng tiện sao thì cũng tốt.
GIỚI THIỆU THAM KHẢO
“Giản tiện phương”
Trị thấp khí thân thống, dùng Thương truật ngâm tẩm cần thiết, sắc nước, cô thành cao, chia uống dần.
“Cảnh Nhạc toàn thư”
Bài Hòa vị ẩm
Trần bì 6g, Hậu phác 6g, Bào khương 8g, Chích Cam thảo 4g. Sắc kỹ, uống nóng.
Chủ trị hàn thấp hại Tỳ, hoắc loạn, thổ tả, đờm ẩm, thủy khí, bụng đau, đầy, nôn mửa. Đây là biến phương của bài Bình vị. Nôn mửa là Vị khí hư, Thương truật có tác động đến nôn, nên thay bằng Bào Khương.
Các vị Hoắc hương, Bạch linh, Mộc hương, Đinh hương, Bán hạ, Sa nhân, Trạch tả đều có thể tùy chứng gia giảm vào bài này. Nếu có sốt và rét gia Sài hồ.
‘Hòa tễ cục phương”
Bài Thần truật tán
Thương truật, Cảo bản, Tế tân, Khương hoạt, Xuyên khung, Bạch chỉ.
Trị ôn dịch, đầu vảng, gáy cứng, mình nóng, sợ lạnh, toàn thân đau nhức.
“Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc”
Bài Thương truật bạch hổ thang
Thương truật 6g, Thạch cao 15g, Tri mẫu 5g, Cam thảo 2g, gạo nếp 8g. Có tác dụng thanh nhiệt, hóa thấp.
Trị nhiệt thịnh, thấp thịnh, đến chứng thấp ôn, chân sưng, đi lại khó khăn, lưỡi vàng, rêu nhớt, mạch sác hữu lưc.
“Thế y đắc hiệu phương”
Bài Nhị diệu tán
Hoàng bá sao, Thương truật (ngâm nước vo gạo) sao, lượng bằng nhau, cùng tán nhỏ, mỗi lần uống 8-12g với nước chín. Có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp.
Trị thấp nhiệt ở hạ tiêu, gân xương đau nhức, nặng thì bị phù thũng, hoặc âm đạo lở ngứa, đái hạ, nước tiếu vàng ít, rêu lưỡi vàm nhờn, mạch nhu sác.
Bài Tam diệu tán
Là bài Nhị diệu tán thêm Ngưu tất. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp mạnh hơn bài Nhị diệu tán. Trị thấp nhiệt dồn xuống, chân gối sưng đỏ, hoàng đản, bụng hơi đầy, miệng khát, chỉ ra mồ hôi đầu, đại tiểu tiện không thông, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch trầm thưc hoăc hoat sác.
“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”
Bài Nhị truật thang
Bán hạ 6-12g, Bạch truật 5-8g, Bạch linh 5-8g, Trần bì 5-8g, Nam tinh 5-8g, Hương phụ 5-8g, Hoàng cầm 5-8g, Uy linh tiên 5-8g, Khương hoạt 5-8g, Thương truật 6-12g, Cam thảo 4g, Can Khương 3g. sắc, chia uống vài lần trong ngày.
Bài này dùng Thương truật, Bạch truật phá hàn ở Vị Tràng, dùng Bán hạ, Nam tinh để phá hàn đàm là tăng cường công năng của Vị Tràng, sinh khí huyết để đuổi phong hàn. Có tác dụng phá hàn đàm, đuổi phong hàn. Chữa người già, người ít hoạt động hay mắc chứng đau tay, mỏi vai.