Thiết thụ diệp ( 铁树叶 )
Tên và nguồn gốc
+ Tên thuốc: Thiết thụ diệp (Xuất xứ: Dược tính khảo).
+ Tên khác: Chu tiêu (朱蕉), Thiết thụ (铁树), Chu trúc (朱竹), Thiết liên thảo (铁连草), Hồng diệp thiết thụ (红叶铁树), Hồng thiết thụ (红铁树).
+ Tên Trung văn: 铁树叶 TIESHUYE
+ Tên La tinh: Cordyline fruticosa (l.) A. Cheval
+ Nguồn gốc: Là lá của Chu tiêu thực vật họ Long Thiệt Lan (Agavaceae).
– Thu hoạch –
Cả năm có thể thu hái.
Tính vị
– Trung dược đại từ điển: Ngọt, nhạt, mát.
– Bản thảo cầu nguyên: Nhạt, hơi lạnh.
– Lục xuyên bản thảo: Đắng, lạnh.
– Quảng Tây Trung thảo dược: Vị ngọt, tính bình, không độc.
Công dụng và chủ trị
Thanh nhiệt, cầm máu, tán ứ.
Trị kiết lỵ, ói máu, đi cầu ra máu, đau bao tử, tiểu ra máu, nguyệt kinh quá nhiều, té đánh sưng đau.
– Cương mục thập di: Trị tất cả đau tâm vị và khí.
– Bản thảo cầu nguyên: Tán ứ cầm máu, họat huyết trong gân xương. Trị tiêu ra máu, ói máu, nấu với thịt ăn. Té đánh sưng đau, cùng rượu Đồng Nguyên đắp vậy; thêm hành Tây, giấm đắp vậy, nhổ trừ tất cả độc phong, tửu phong.
– Thực vật danh thực đồ khảo: Trị chứng lỵ.
– Lục xuyên bản thảo: Giải nhiệt độc, lương huyết, cầm máu. Trị kiết lỵ, ruột ra máu, tiểu ra máu.
– Quảng châu bộ đội – Thường dùng trung thảo dược thủ sách: Trị Phế lao khạc huyết , sanh non báo trước, kinh nguyệt quá nhiều, tiểu ra máu, mụt trĩ ra máu.
– Liều dùng và cách dùng –
Uống trong: Sắc thang, 0,5 ~ 1 lượng.
– Thành phần hoá học –
Hàm chứa phenols, amino acid, đường (Trung dược đại từ điển)
Bài thuốc cổ kim tham khảo
+ Phương thuốc 1:Trị xích lỵ: Thiết thụ diệp 1 lượng, Thạch lựu bì 3 chỉ, Mã xỉ hiện 1 lượng, Ngân hoa 5 chỉ. Sắc nước uống.
(Lục xuyên bản thảo)
+ Phương thuốc 2: Thiết thụ diệp phương
– Thành phần: Thiết thụ diệp, Hồng đằng mỗi thứ 50g, Bạch hoa xà thiệt thảo 150g, Bán chi liên 50 – 100g.
– Cách dùng: Sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.
– Chứng thích ứng: Trị ung thư tuyến tuỵ, có hiệu quả nhất định.
+ Phương thuốc 3:
– Thành phần: Thiết thụ diệp 90 ~120g, Đại táo 7 ~ 10 quả.
– Cách dùng: Nấu lấy nước uống.
– Chứng thích ứng: Khối u buồng trứng.