Thể dục thể thao là một sự vận động tối cần thiết cho con người nói chung và phụ nữ nói riêng. Không phải bây giờ mà từ xa xưa tất cả mọi dân tộc trên trái đất đã biết tận dụng sự tập luyện thể dục, thể thao nhằm tăng cường sức khỏe mà sức khỏe chính là cái
Nền tảng vững chắc của sắc đẹp. Có khỏe mới có đẹp, những phụ nữ đẹp ở Hy Lạp, ở Ấn Độ là những phụ nữ biết tập luyện thường xuyên các bài thể dục cơ bản và sau đó là những điệu nhẩy, điệu múa dân tộc có ảnh hưởng quyết định đến bộ ngực, đến eo, đến mông, đến chân… Đặc biệt các phụ nữ dân tộc ở Á Đông và Âu Châu còn biết tập thể dục và xoa bóp các cơ mặt để chống lại sự già sớm và chống lại các nếp nhăn ở da mặt. Theo ý kiến của viện sĩ N.M Amôxốp Viện Hàn Lâm Liên Xô cũ thì thể dục là tối cần thiết làm cho người đẹp. Thể dục củng cố hệ cơ bắp của cơ thể, bảo vệ tính linh hoạt của các khớp chân, khớp háng, khớp hông, khớp cổ và tăng sự mềm dẻo, vững chắc của các hệ thống giây chằng làm cho người phụ nữ thêm mềm dẻo yêu kiều.
Thể dục còn cải thiện được hình dáng con người, thể dục cải thiện tăng lưu lượng phút của con tim và nâng cao thể tích hô hấp hai lá phổi.
Thể dục kích thích trao đổi các chất. Thể dục còn đặc biệt giảm trọng lượng những người béo phì và làm săn chắc có thể. Thể dục ảnh hưởng rất tốt đến bộ máy tiêu hoá. Thể dục làm êm dịu hệ thống thần kinh, làm giảm căng thẳng tinh thần. Thể dục còn làm tăng được sức đề kháng của cơ thể chống lại có hiệu quả các bệnh tật, nhất là chống được sự cảm mạo thông thường. Có hàng loạt lợi ích hùng hồn của việc tập thể dục như ý kiến của viện sĩ Amôxốp mà ai cũng phải thừa nhận. Ấy thế mà chị em thường lấy cớ bận bịu con cái nội trợ hoặc có thể nói rằng hàng ngày phải đi lại, vo gạo, nấu com, gánh nước cũng là vận động rồi. Điều ấy rất sai lầm, vì những bài thể dục đều nhằm những mục đích riêng cho từng bộ phận Cổ thể cần điều chỉnh, nhằm điều hoà cơ thể để đạt được các lợi ích kể trên, nhằm đưa con người sống lâu mạnh khỏe và đẹp.
Quy tắc chính xuyên suốt của bài tập thể dục và chơi thể thao là từ từ, bắt đầu từ ít một, nhẹ nhất rồi tăng dần. Nếu ham hố muốn tập nhanh thì bạn sẽ phạm sai lầm là cơ thể không thích ứng nổi và hiệu quả sẽ ngược lại rất nguy hiểm tới sức khỏe. Bạn không được cố gắng quá mức trong luyện tập vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quả tim.
Đối với người bị bệnh, bị hen xuyễn, bị cứng khớp, bị béo phì thì tập thể dục là rất có hiệu quả.
Đi bộ: Tất cả mọi người khỏe mạnh hoặc bệnh tật đều có thể đi bộ thường xuyên đặc biệt với người cao tuổi (trên 60). Trước khi đi ngủ bạn nên đi bách bộ đều đều thong thả quanh vườn, quanh nhà làm cho giấc ngủ ngon lành, không mộng mị. Sáng dậy sớm đi bách bộ làm cho người hưng phấn, sảng khoái, chuẩn bị khởi động cho việc làm của một ngày mới.
Đi bao nhiêu là vừa: chừng 20- 30 phút tuỳ sức khỏe, tuỳ hoàn cảnh, khi nào thấy hơi mệt thì ngừng lại. Khi đi tay và chân bước đều, mắt nhìn thẳng, thở bình thường.
Đi bộ là một sự rèn luyện tổng hợp cho khớp, cơ và phổi, tim.
Cũng như chạy. Trước khi đi bộ cần đo mạch đập bao nhiêu. Sau khi ngừng cần đo lại. Nếu sau 1 phút mà mạch trở lại như trước khi đi bộ là tốt. Các bạn có thể xem nhịp đập của quả tim mình để đánh giá sức khỏe của mình tốt hay xấu. Bảng này chỉ áp dụng cho phụ nữ (nam giới phải trừ đi 5).
Khi ngồi bạn đếm mạch thấy
Dưới 70 là tốt.
Từ 70 – 80 là trung bình.
Trên 80 là không tốt
Trên 90 là xấu
Bây giờ bạn thử xem cách kiểm tra khác về tim khi đi lên gác.
Nếu bạn đi lên gác tầng bốn, đi một cách bình thường và sau đó đếm mạch đập của mình, nếu mạch dưới 100 là rất tốt.
Dưới 120 là tốt
Dưới 140 là trung bình
Trên 140 là xấu
Nếu đã là xấu thì không cần thử nghiệm thêm cách gì nữa mà nhất thiết bạn cần phải quyết tâm luyện tập từ đầu nghĩa là tập từ từ, từ nhẹ nhất rồi nặng dần lên đến mức có thể chịu được. Cứ như vậy bạn sẽ có một sức khỏe tốt sau một thời gian kiên trì luyện tập. Ví dụ, khi đi lên thang gác bốn, nghỉ 2 phút rồi đếm mạch mà mạch trở lại gần bình thường là tốt.
Ngoài ra, còn có cách thử nghiệm khác để kiểm tra sức khỏe của mình như đứng lên ngồi xuống (khi ngồi xuống giơ thẳng 2 tay về phía trước ngang vai), tiến hành chầm chậm 20 lần. Sau đó đếm mạch đập, tăng dưới 25% là rất tốt, từ 25-50% là tốt, từ 50-70% là trung bình còn trên 75% là xấu. Sự tăng số lượng mạch đập gấp đôi hoặc trên nữa chứng tỏ trái tim của bạn đã có suy yếu’phần nào đó, thể hiện tình trạng hưng phấn vất vả của nó. Tốt nhất bạn nên yêu cầu bác sĩ tim mạch kiểm tra lại tim của bạn để có lời khuyên giữ gìn thích đáng.
Điều cuối cùng trong thể dục thể thao là tôi khuyên bạn hãy làm đều tức là hữu hàng như người Trung Hoa thường nói.
Mỗi buổi sáng, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ bạn hãy tập vươn vai và thở 5- 10 phút, đi bộ 15 phút hoặc thiền định 10 phút. Bí quyết của sự thành công chính là sự làm đều đều không bỏ một buổi nào, dù ở nhà, hay đi công tác, dù trời nóng hay lạnh, mưa hay nắng. Nếu bạn tập thật lâu thật nhiều nhưng thỉnh thoảng bỏ tập một buổi thì coi như không có tác dụng so với bạn tập ít nhưng tập đều.
Chạy: chạy là mức độ tập luyện cao hơn đối với người có thần kinh và trái tim khá hơn. Cũng như đi bộ chạy phải từ từ ít một, trước 5 phút rồi tăng dần lên, trước chạy chậm sau chạy nhanh, khi chạy phải thở đều đều bằng mũi theo nhịp chạy. Sau khi chạy xong (tùy theo sức) thì chạy tại chỗ chậm chân rồi đi đi lại lại một lúc mới ngừng hẳn và hít thở sâu vài lần. Chạy là phương pháp tích cực nhất để rèn luyện các khớp, giây chàng và quả tim, rèn luyện bắt buộc cho bộ máy hô hấp và tác động đến toàn bộ các cơ quan phủ tạng, da và hệ bài tiết (thải chất độc) và đặc biệt giảm tất cả các lượng mỡ thừa ở dưới da, trong phủ tạng làm người thanh thoát, dễ chịu, an thần thần kinh và tinh thần.
Sau khi chạy 15 phút, nghỉ 15 phút rồi tắm nước nóng là tốt nhất với người lớn tuổi, tắm nước lạnh với người trẻ tuổi. Chạy đều hàng ngày bạn sẽ có một tâm hồn sảng khoái, ăn ngon, ngủ kỹ. Nhưng phải chạy vừa sức, không được cố gắng quá sức mà gây nguy hiểm (mạch đập không quá 120). Đối với bạn có bệnh tim, huyết áp cao cần xin phép bác sĩ nội khoa trước khi tập chạy chậm ở nhà để có một lời khuyên thích đáng.
Tập thở: chắc có bạn sẽ cười vì nghĩ rằng ai mà chẳng thở hàng ngày, cần gì phải tập. Bạn chớ nghĩ nhầm như vậy.
Tập thở là một nghệ thuật. Hàng ngày lồng ngực của bạn chỉ cho phép thở bình thường nhưng nếu bạn thở hít chầm chậm và giữ lâu trong lồng ngực hoặc thở phương pháp bụng (tức là phồng bụng) thì tác dụng đến tận các phế nang và kích thích thần kinh phế vị đưa lượng oxy vào bất cứ các gian bào trong phổi mà nhờ đó làm huyết cầu có chất lượng tốt hơn đồng thời thải được lượng khí cacbonic ra ngoài. Hít vào và giữ lại trong phổi hoặc ở bụng một lúc tuỳ theo sức khỏe của bạn sau đó cũng thở ra từ từ như lúc hít vào. Có thể đứng dạng chân thở vươn vai nhưng cũng có thể ngồi xếp bằng tròn để thở. Khi hít vào thì ưỡn hết sức ngực và đưa 2 vai về phía sau, còn khi thở ra thì cơ ngực lại và thu hai vai co vào giữa. Thở chính là sự ăn uống không khí vô cùng quý giá. Chúng ta coi thường thở vì không mất tiền mua không khí mà.
Khi tập thở bạn nên chọn chỗ không khí thoáng mát (trên lầu cao) và tốt nhất là trước khi đi ngủ hoặc ở công viên vào sáng sớm tinh mơ, lúc ấy ít bụi bặm. Bạn cũng nên tranh thủ tập vươn vai thở sâu vào những lúc mệt mỏi căng thẳng, giữa giờ làm việc rất tốt.
Tập thở đều đều thường xuyên bạn sẽ có một dung tích phổi lớn, tăng cường lượng oxy cho máu đồng thời còn tránh được những viêm nhiễm thông thường đường hô hấp, mũi họng, phế quản và phổi, tránh được những cảm mạo thông thường.
Ở Trung Quốc cũng như các nước Á Đông môn luyện tập dưỡng sinh và khí công đã trở thành bổ ích say mê có tác dụng tốt trong việc lành mạnh hoá cơ thể và kéo dài tuổi thọ mà mỗi người phụ nữ đẹp nào trước tiên cũng phải có.
Thể dục và tập thở còn có ích trong việc chống được lạnh. Rèn luyện làm tăng cao sức đề kháng của cơ thể chống cảm mạo. Như đã biết các vùng niêm mạc mũi họng thường quen giữ được một chế độ nhiệt ổn định khi tràn họng. ở những chị em chưa rèn luyện, khi bị nhiễm lạnh sẽ thấm từng vùng và làm ức chế các tế bào bảo vệ của niêm mạc. Hay nói một cách khác, lạnh đã làm tê liệt hệ thống miễn dịch của tế bào cơ thể và Cổ thể dễ dàng bị nhiễm khuẩn do sự tấn công mạnh mẽ của các vi khuẩn do sức đề kháng của cơ thể đã bị giảm sút suy yếu.
Về mùa đông chị em thường tự mình hoặc bắt con cái mặc quá ấm là một sai lầm lớn. Cần mặc vừa thôi nhưng phải vận động tích cực, chạy càng nhanh càng tốt, cơ thể sẽ nóng lên và dần sẽ át tất cả bệnh tật của cảm mạo. Có hát hơi, sổ mũi cũng đừng sợ, sau khi luyện tập các bạn còn trẻ nên lau người bằng nước lạnh để củng cố dần thần kinh của mình.
Về hô hấp bạn có thể thử nghiệm xem mình tốt hay xấu như sau: bạn thở ra hết mức rồi cố nhịn hít vào. Nếu nhịn được dưới 20 giây là kém, từ 20 – 40 giây là bình thường, từ 40- 60 giây là tốt. Hơn 60 giây là rất tốt.
Bây giờ tôi nói một chút về thể thao. Nói chung thì thể thao cũng là một hình thức của thể dục nhưng không lặp đi lặp lại như các động tác thể dục thường dễ ngán và buồn chán. Thể thao thường linh hoạt hơn và đủ dạng hơn, toàn diện về tất cả các phương diện, đặc biệt rất có lợi cho thần kinh và làm con người thích thú đặc biệt khi thi đấu. Nếu bạn lái xe thì đấy là động tác tập phản xạ linh hoạt rất tốt.
Tất cả các môn bóng, môn quần vợt, bơi lội, xà đơn xà kép, thi điền kinh đều rất toàn diện làm độ phản ứng, độ dẻo của cơ cấu xương khớp, độ trao đổi khí, độ thăng bằng tinh thần và thần kinh chính là một thời gian thu giãn tích cực nhất đối với những bạn lao động trí óc căng thẳng.
Nhưng thể thao lại đòi hỏi các điều kiện và tổ chức cũng như dụng cụ sân bãi khá không đơn giản. Có lẽ môn thể thao đơn giản và rẻ tiền nhất là chạy trong môi trường trung bình ở công viên hoặc ở thôn quê…
Du lịch ngoài trời:
Càng ngày càng có nhiều bạn thấy rõ tác dụng và yêu thích phát triển du lịch. Người người đi du lịch, hàng tháng, hàng quý, hàng năm đi du lịch. Đi du lịch trong địa phương nơi ỏ, đi du lịch từ huyện này sang huyện nọ, đi trong tỉnh, đi ngoài tỉnh, đi ngoài nước. Bất cứ nơi nào dù xa dù gần đều có tác dụng như nhau. Đi vùng núi hay vùng biển đều có những tác dụng thêm rất đặc biệt (vi khí hậu có tác dụng rõ rệt đến sức khỏe và tâm trạng con người).
Du lịch ngoài trời có những lợi ích sau đây:
- Biết thêm cảnh đời, cảnh người, cảnh thiên nhiên mà ta thu nhận được (xem người lại ngẫm đến ta) chiêm ngưỡng thiên nhiên phong phú.
- Thay đổi không khí (cả về tinh thần lẫn vật chất của cơ thể)
- Rèn luyện sự thích ứng với hoàn cảnh giá rét, nắng nóng, độ ẩm, độ khô, độ thấp, độ cao…
- Luyện tập đầu óc quan sát, so sánh tốt hơn.
- Học tập những kinh nghiệm của người khác, địa phương khác (đi một ngày đàng học một sàng khôn). Cái lợi cơ bản của đi du lịch là thoải mái tinh thần, làm mình yêu đời, yêu thiên nhiên, trẻ ra, vui vẻ thêm, thích sống hơn và dĩ nhiên trao đổi của các tế bào trong cơ thể có chất lượng tốt hơn, làm tăng năng suất lao động, học tập và nghiên cứu.
Hiện nay, toàn thế giới đang đi du lịch mạnh mẽ trong đó dân tộc Nhật và các dân tộc ở Châu Âu phát triển mạnh mẽ nhất.
Sống với thiên nhiên một ngày bằng sống ở nhà một tuần lễ. Vì vậy chất lượng sống khi đi du lịch ngoài trời hơn hẳn khi ở nhà. Xin mời các bạn phụ nữ hãy thu xếp công việc, học tập và nội trợ của mình để cùng bạn bè, chồng con đi du lịch. Du lịch là liều thuốc bổ tự nhiên, tự điều hoà, tăng chất lượng cuộc sống, tăng niềm lạc quan trong cuộc sống, yêu đời, yêu cảnh vật thiên nhiên, yêu con người trong cộng đồng xã hội làm cho chị em chúng ta khỏe thêm và đẹp thêm, đẹp hơn.