Mục lục
- Khi tắm không nên kỳ cọ mạnh vào da
- Sau khi tập luyện, vận động mạnh xong không nên tắm nước nóng ngay
- Sau khi ra mồ hôi nhiều, không nên tắm nước lạnh ngay
- Không nên tắm nước nóng quá lâu
- Thời gian tắm nước lạnh không nên quá dài
- Khi vừa ra nhiều mồ hôi, không nên tắm nước lạnh ngay
- Người cao tuổi không nên tắm quá nhiều lần
Khi tắm không nên kỳ cọ mạnh vào da
Khi tắm không ít người có thói quen kỳ xát mạnh vào da, thậm chí có người còn dùng bàn chải giặt quần áo hay đá kỳ để kỳ cọ vào da, nghĩ rằng không kỳ cọ như vậy thì sẽ không sạch. Thực ra kỳ cọ mạnh như vậy rất không tốt.
Da được cấu tạo thành bởi lớp da ngoài, lớp da chính bên trong và tổ chức dưới da. Mặt ngoài nhất của lớp da ngoài là một lớp chất sừng có chất protein cứng không có sự sống, còn gọi là “lớp da chết”, độ dày của nó chỉ có 0,1 mm, nhưng hết sức quan trọng. Lớp chất màng này có tính acid yếu, có thể ngăn chặn có hiệu quả vi khuẩn gây bệnh và tuyến tia có hại phóng ra. Đây là tuyến phòng vệ tự nhiên của cơ thể con người, nhưng thời gian thay đổi của nó rất dài; thời gian cần thiết để thay đổi ở chỗ khuỷu tay tương đối ngắn, cũng cần phải tới 10 ngày, còn ở mé trong của cánh tay trên thì cần tới trên 100 ngày. Nếu khi tắm mà kỳ xát mạnh vào da sẽ làm cho lớp chất màng này bị phá hoại, vi khuẩn gây bệnh và tuyến tia có hại phóng ra sẽ có thể nhân cơ hội đó mà vào cơ thể, làm cho da bị cảm nhiễm, hình thành viêm mao nang, thậm chí phát triển thành các bệnh sưng đau lở loét và bệnh bại huyết v.v… Do đó, khi tắm chỉ nên kỳ nhẹ tay lên da, nhất là ở những chỗ da non mềm, nhất là ở lòng khuỷu tay, nách, hội âm v.v… thì lại càng cần phải chú ý hơn.
Sau khi tập luyện, vận động mạnh xong không nên tắm nước nóng ngay
Sau khi vận động, tập luyện mạnh xong không nên vào tắm nước nóng ngay, nếu không, sẽ rất nguy hiểm. Tiến sỹ Allan Levy – bác sĩ của đội bóng đá hạng A của Mỹ đã từng nói: Người ta khi vận động, tập luyện mạnh xong lưu lượng máu trong cơ bắp tăng lên, nếu ngừng vận động thì nhịp đập của tim và lưu lượng máu vẫn đang tăng lên cần phải mất một thời gian sau đó mới trở lại bình thường được. Nếu khi đó mà vào tắm nước nóng ngay thì sẽ tiếp tục tăng thêm lưu lượng huyết dịch trong da, huyết dịch sẽ tràn quá nhiều vào cơ bắp và vào da, kết quả sẽ làm cho việc cung cấp máu cho hai bộ máy lớn của cơ thể là tim và não không đủ gây nên tình trạng thiếu huyết dịch. Điều này đối với những người khỏe mạnh, hậu quả của nó cũng chỉ là váng đầu, hoa mắt một chút thôi, nhưng đối với những người già, người cơ thể hư nhược và những người tiềm tàng bệnh về tim mạch, những người quá béo, những người nghiện thuốc lá, những người bệnh cao huyết áp và cao cholesterol trong máu thì tính nguy hiểm lại càng lớn.
Sau khi ra mồ hôi nhiều, không nên tắm nước lạnh ngay
Khi ra mồ hôi nhiều, sự thay thế chuyển hóa trong cơ thể thịnh vượng. Để luôn giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định, huyết quản ở mặt ngoài của da mở rộng, lỗ chân lông mở to, thải mồ hôi ra tăng nhiều để tản nhiệt. Lúc đó nếu vào tắm nước lạnh ngay thì chỉ có hại, không có chút lợi ích gì.
Do vì sự kích thích đột ngột của nước lạnh, huyết quản ở da lập tức co rụt lại, sức ngăn cản tuần hoàn huyết dịch càng lớn hơn, tăng thêm gánh nặng cho tim và phổi, đồng thời sức đề kháng của cơ thể hạ thấp, những vi khuẩn và virus tiềm tàng trong cơ thể sẽ nhân lúc cơ thể thể. hư nhược mà xâm nhập, gây nên các bệnh tật. Do đó, sau khi ra mồ hôi nhiều không nên lập tức vào tắm nước lạnh ngay.
Không nên tắm nước nóng quá lâu
Tắm bằng vòi nước nóng xối vào người có thể thư cân hoạt huyết gây cảm giác thoải mái dễ chịu có lợi cho sức khỏe. Nhưng thời gian tắm dưới vòi nước nóng quá dài cũng sẽ gây nên nguy hại.
Trong nước máy có chứa triethylene và trichloro- methane có độc hại. Khi nước máy được gia nhiệt thì có tới 80% triethylene và 50% trichloromethane có thể bốc hơi lên lan tỏa khắp phòng tắm và người tắm sẽ hít vào. Những chất này rất có hại đối với cơ thể. Thời gian tắm càng lâu, nước càng nóng thì những chất độc hại này càng bao phủ dày đặc khắp phòng tắm, người tắm cũng sẽ hít chất độc hại bốc lên này càng nhiều. Do đó khi tắm bằng vòi nước nóng cũng như tắm bằng nước đun nóng, không nên tắm lâu.
Thời gian tắm nước lạnh không nên quá dài
Tắm bằng nước lạnh là một rèn luyện rất có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu không nắm vững cách rèn luyện sẽ xuất hiện hiện tượng đầu trướng tức, đêm không ngủ được. Rèn luyện tắm nước lạnh đòi hỏi phải có một giai đoạn quá độ “tuần tự từng bước” cực kỳ nghiêm ngặt, tức bắt đầu từ mùa hè quá độ đến mùa thu, rồi lại từ mùa thu quá độ đến mùa đông. Suốt trong các thời kỳ này không được tự tiện bỏ giữa chừng tắm nước lạnh.
Giai đoạn đầu phải vận động chuẩn bị thích đáng, làm cho hoạt động của cơ thể khởi động và sau khi có cảm giác người hơi nóng lên hãy dùng nước hơi ấm (24°c – 32°C) thấm ướt khăn mặt lau kỳ chân tay, rồi toàn thân. Sau khi da thích ứng rồi, lại dùng nước lạnh ở nhiệt độ thấp hơn để lau kỳ toàn thân, làm cho thân mình từng bước hạ thấp nhiệt độ, thích ứng với khí ấm. Khi khí ấm thấp hơn nữa, hoạt động chuẩn bị trước khi vào tắm nước lạnh càng phải đầy đủ.
Phản ứng sinh lý của cơ thể khi tắm nước lạnh nói chung chia ra 3 thời kỳ: “Thời kỳ hàn lạnh”, “thời kỳ ấm áp” và “thời kỳ lạnh rùng mình”. Phương pháp rèn luyện khoa học cần phải là cuối thời kỳ ấm áp kết thúc thì tắm nước lạnh, không nên phát triển đến thời kỳ lạnh rùng mình. Cũng có thể khi vừa mới có sự báo trước hơi thấy lạnh rùng mình thì phải nhanh chóng kết thúc, lấy khăn bông khô sạch lau toàn thân. Có như vậy mới làm cho cơ thể dần thích nghi được.
Khi vừa ra nhiều mồ hôi, không nên tắm nước lạnh ngay
Khi đang ra nhiều mồ hôi là lúc sự thay cũ đổi mới trong cơ thể rất thịnh vượng. Để giữ cho thân nhiệt cố định, các huyết quản ở mặt ngoài của da giãn nở ra, lỗ chân lông mở to, mồ hôi thải ra tăng lên nhiều để tỏa nhiệt, lúc bấy giờ nếu tắm nước lạnh ngay thì sẽ chỉ có hại, không có chút ích lợi gì. Do sự kích thích của nước lạnh, các huyết quản ở da lập tức co rụt lại, sức ngăn cản tuần hoàn huyết dịch càng lớn, gánh nặng đối với tim phổi càng trầm trọng, đồng thời sức đề kháng của cơ thể giảm thấp, những vi khuẩn và virus tiềm tàng trong cơ thể sẽ nhân cơ hội hư nhược đó mà xâm nhập vào các cơ quan trong cơ thể gầy nên các bệnh tật. Do đó khi vừa ra nhiều mồ hôi thì cần phải nghỉ ngơi một lúc lâu rồi mới được tắm nước lạnh.
Người cao tuổi không nên tắm quá nhiều lần
Tắm rất có ích đối với sức khỏe, không những có thể làm sạch da, mà còn có thể thư cân hoạt lạc, giảm nhẹ đau mỏi chân và vùng thắt lưng v.v…, nhưng người cao tuổi không nên năng tắm quá nhiều lần. Bởi vì, người cao tuổi thể lực tương đối yếu, da trở nên mỏng ra, tuyến bã nhờn của da dần dần thoái hóa. Nếu năng tắm quá nhiều lần, da sẽ trở nên khô táo, dễ bong tróc các mẩu vụn ngoài da, thậm chí phát sinh các vân vệt, nứt nẻ hoặc gây nên ngứa ngáy. Nếu khi tắm lại dùng nước nóng già, nhiệt lượng trong cơ thể khó phát tán còn dễ bị trúng thử. Nếu thời gian ngâm nước quá lâu, dễ làm cho huyết quản mao dẫn mở rộng mà gây nên thiếu máu cung cấp cho đại não, sinh ra đau đầu, choáng váng hoặc ngã lăn ra. Do đó, người cao tuổi không nên nàng tắm quá nhiều lần.