Cóc

Tên khác:  Cóc nhà

Tên khoa học: Bufo melanostictus Schneider

Họ Cóc  (Bufonidae)

MÔ TẢ

Loài bò sát có chân. Thân gần tròn, hơi dẹt. Đầu hình tam giác có mõm nhọn hơi tù, mắt to lồi, miệng bạnh rộng, bụng phình to. Da khô có những vết sần mang mụn to nhỏ xen kẽ và hai tuyến lớn ở trên mắt, các mụn và tuyến này chứa chất nhựa độc. Lưng màu vàng đất hay xám đen, bụng nhẵn màu trắng. Bốn chân có ngón dài ngắn không đều, hai chân sau to và dài hơn.

PHÂN BỐ, NƠI SỐNG

Trên thế giới, cóc phân bố chủ yếu ở châu Á.

Ở Việt Nam, cóc có mặt ở khắp mọi nơi, chỗ đất ẩm ướt như ruộng nương, vườn tược, hốc đá, khe tường. Cóc kiếm mồi từ xẩm tối, ăn châu chấu, gián, kiến, giun đất, ruồi, nhặng.

Mùa sinh đẻ của cóc vào tháng 11 – 6, đẻ trứng trên

nước, trứng nở thành nòng nọc, sổng trong nước, rồi rụng đuôi, mọc chân thành cóc.

Cóc hiền lành và chậm chạp.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HOẠCH, CHẾ BIẾN

Thịt và nhựa cóc.

Người ta thường bắt cóc vào mùa hè, nhất là sau những trận mưa rào, cóc nhảy ra khỏi hang rất nhiều. Cóc phải được chê biến theo cách sau:

  • Lấy thịt: Cóc bắt về, chỉ lấy những con to, da vàng đất hoặc xám đen. Lấy dao sắc chặt bỏ đầu và hai mắt, rạch một đường trên sống lưng, lột da bằng cách tách ra hai bên, kéo trượt khỏi thân và bốn chân, rồi mổ bụng, móc bỏ hết ruột, gan, tim, phổi và trứng, chặt bỏ bốn bàn chân. Rửa thịt với nhiều lần nước sạch, xát muối bên trong và bên ngoài cho đều, rồi rửa lần cuôl bằng nước nóng, có nơi, lại rửa lần cuối cùng bằng nước nóng có pha muối với tỷ lệ 9%0. Sấy khô.

Chú ý: Khi làm thịt cóc, cần hết sức thận trọng, tránh làm vỡ các tuyến nhựa độc và không để bỏ sót phủ tạng nhất là mật và trứng.

  • Lấy nhựa: Rửa sạch đất cát bám trên mình cóc bằng nhiều lần nước sạch. Khi da trên mình cóc đã khô, buộc cóc nằm sấp trên một tấm ván nhỏ, dùng que đánh vào lưng, các tuyến trên lưng, nhất là hai tuyến ở gần mắt cho chương lên. Lấy dao nhọn rạch nhẹ vào các tuyến, nhựa sẽ chảy ra, lấy mũi dao gạt nhựa vào đĩa sứ hoặc thủy tinh, rồi phơi hoặc sấy khô.

Nhựa cóc mới lấy có độ nhầy màu trắng đục, sau quánh dần lại thành những vảy khô màu nâu vàng.

Trong nhân dân, người ta thường chỉ lấy thịt cóc mà ít lấy nhựa cóc.

Chú ý: Nhựa cóc là một chất độc. Nếu để nhựa dính vào thịt cóc thì người ăn thịt này sẽ bị ngộ độc có thể dẫn đến tử vong. Để nhựa cóc dính vào tay nhiều lần, nhất là những bàn tay bị xây xát, thương tổn, chất độc sẽ ngấm thẳng vào máu, tác dụng trực tiếp và nhanh chóng gây rộp da, rồi lở loét. Những người chuyên làm thịt cóc thường phải đeo găng tay để bảo vệ da, tránh hiện tượng trên có thể xảy ra. Nhựa cóc dính vào mắt sẽ làm mắt sưng đỏ, gây tổn thương nặng dễ dẫn đến mù lòa. Vì nhựa còn nằm trong các phủ tạng của cóc nên người ăn gan, trứng cóc cũng bị ngộ độc.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Thịt cóc chứa protid gồm những acid amin cần thiết như methionin, histidin, leucin, tyrosin, phenylalanin, cystein; lipid với hàm lượng cao; vitamin B1, B2; muối sắt, calci, phosphor.

Nhựa cóc chứa chất độc là bufotoxin, buíòtalin, buíotenin, các chất cholesterol, acid ascorbic và nhiều chất khác.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

  • Thịt cóc có giá trị dinh dưỡng không kém thịt bò, lợn, gà và là một vị thuốc bổ dưỡng cao, nhất là đối với trẻ em trong trường hợp cơ thể gầy yếu, kém ăn, cam mắt, cam mồm, chậm lớn, chậm biết đi. Liều dùng hàng ngày: 20 – 40g thịt cóc tươi hoặc 8 – 12g bột cóc. Trong dân gian, người ta hay dùng dạng thức ăn – vị thuốc như thịt cóc rim, ruốc cóc, chả cóc hoặc trứng tráng thịt cóc. Hoặc làm viên cóc theo kinh nghiệm sau: Lấy thịt cóc đã làm sạch, chặt nhỏ, sấy khô rồi tán bột; trứng gà đã luộc chín, lấy lòng đỏ sấy khô, tán bột; vỏ quả chuối ngự (3 – 4 miếng) cũng sấy khô, tán bột. Trộn đều ba bột lại, luyện với mật làm thành viên, mỗi viên có 1g bột cóc, 0,2g lòng đỏ trứng và 1,4g vỏ chuối.

Trẻ em: 1 – 3 tuổi, mỗi ngày uống 3 – 9 viên chia làm 3 lần; từ 4 tuổi trở lên, tăng liều lượng cho thích hợp.

Để chữa mẩn ngứa, nhân viên ở một số địa phương lại nấu cháo thịt cóc và thịt rắn nước ăn đều hàng ngày.

  • Nhựa cóc được dùng chữa sang lở, nhọt độc, sưng răng lợi và một số bệnh hiểm nghèo khác. Nhân dân gần như không dùng nhựa cóc vì sợ độc.

BÀI THUỐC

  • Thuốc cam tẩu mã: Cóc vàng (1 con), phèn chua sống (20g). Lấy phèn chua giã nhỏ cho vào bụng cóc đã làm sạch, dùng đất trộn với giấy bản và nước bọc kín cóc một lớp dày 2 – 3 cm. Đem nướng trong lò than khoảng 1,30 giờ đến khi đất bọc cóc đỏ như than hồng thì lấy ra. Để nguội, đập bỏ đất, lấy thịt cóc đã thành than tán nhỏ, rây bột mịn. Lấy bột thuốc xát vào răng lợi bị loét sau khi đã rửa sạch bằng nước muối.
  • Cao cóc chữa mụn nhọt: Cóc vàng (1 con), bọc đất, đốt tồn tính, rồi lấy ra, tán bột. Củ ráy dại (100g), nghệ vàng (50g) cạo sạch vỏ ngoài, thái mỏng cho vào dầu vừng (500 ml), đun sôi đến khi các dược liệu khô quắt lại thì vớt ra, tiếp tục cho sáp ong (30g), khuấy cho tan. Sau cùng, cho bột cóc và nhựa thông (vừa đủ) để được một khối cao sền sệt. Để nguội, phết thuốc lên từng miếng giấy nhỏ. Khi dùng, hơ nóng thuốc đắp vào chỗ sưng đau.
  • Chữa thủy thũng: Cóc (2 con đã làm sạch) thái nhỏ cùng với sa nhân hoặc hồ tiêu (4g), nhồi vào dạ dày lợn, nấu chín, bỏ cóc đi, rồi ăn hết trong một ngày (tài liệu Nam dược thần hiệu).
  • Chữa sốt cao, trúng độc, mê man, co giật (Lục thần hoàn).

Nhựa cóc (thiềm tô, 1g), xạ hương (1g), ngưu hoàng (1,5g) hùng hoàng (1g), trân châu (1,5g), băng phiến (1,5g). Ngâm nhựa cóc với ít rượu cho tan, rồi đánh đều với các dược liệu đã tán thành bột mịn để được một khối đồng nhất, rồi làm viên nhỏ bằng hạt cải bao ngoài bằng bồ hóng bếp (bách thảo sương).

Ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 5 – 10 viên.

0/50 ratings
Bình luận đóng