Tên khác: Ba ba trơn, cua đinh, thủy ngư

Tên khoa học: Trionyx sinensis Wegmann Họ Ba ba (Trionychidae)

MÔ TẢ

Loài bò sát ba móng.

Loài nhỏ dài khoảng 20cm, loài to có thể đến 0,5 – 1m.

Thân gồm phần lưng là một mai hình khum, rộng có những vết khoang hình lục giác, mép có riềm mỏng màu xám đen. Phần bụng là một phiến phẳng không liền với mai. Đầu nhỏ có những vảy nhỏ hình nhiều cạnh, cổ dài co rụt dễ dàng.

Chân có 4 cái, chân trước dài hơn chân sau.

Ba ba

PHÂN BỐ, NƠI SỐNG

Ba ba phân bố ở các vùng nước ngọt thuộc Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Phi và Bắc Mỹ.

Ớ Việt Nam, ba ba sống ở nước ngọt các ao, hồ, sông, đầm. Tỉnh nào cũng có. Ở dưới nước, nó bơi rất nhanh, lặn được lâu, khi lên cạn, lại chậm chạp, vụng về. Thức ăn là giun, cá nhỏ, ốc, tôm, đôi khi cả cây cỏ thủy sinh. Đẻ trứng ở cát gần mép nước.

Hiện nay, ba ba đang được nuôi nhiều ở quy mô gia đình.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HOẠCH, CHẾ BIÊN

Mai ba ba là bộ phận dùng chủ yếu.

Người ta bắt ba ba vào các tháng 3 – 9, đem về, đập chết, tách lấy mai (mai này dùng tốt hơn); nhưng vì khó bảo quản và sơ chế nên thông thường, người ta cho cả con vào nồi nước, đun sôi trong 1 – 2 giờ, vớt ra, gỡ lấy mai. Mai này để nguyên hoặc ngâm nước phèn (20g phèn cho 1 kg mai), rồi cạo sạch thịt còn dính, phơi khô.

Loại mai to bản, dày, cứng chắc, không sót thịt là loại tốt.

ít khi dùng sống, mà thường chế biến sao tẩm theo cách sau:

Ngâm mai vào nước gừng rồi phơi khô. Sao với cát nóng cho hơi vàng, tẩm với giấm (tỷ lệ 1,5 kg giấm cho 5 kg mai), rửa sạch, phơi khô, cắt nhỏ. Hoặc ngâm mai vào nước tro bếp trong một đêm, lấy ra rửa sạch, tẩm rượu rồi cắt nhỏ, nấu với nước sôi liên tục trong một ngày, đêm. Chắt lấy nước thứ nhất. Thêm nước, tiếp tục nấu để được nước thứ hai, thứ ba. Gộp các nước chắt lại, lọc rồi cô thành cao đặc (miết giáp cao).

Bảo quản các sản phẩm ở nơi khô ráo, tránh sâu mọt.

Còn dùng thịt, máu, mỡ và trứng của ba ba.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Mai ba ba chứa chất đạm, keratin, iod và vitamin

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

  • Mai ba ba có tên thuốc trong y học cổ truyền là • miết giáp, miết xác hay thủy ngư xác, được dùng chữa chứng suy nhược gầy yếu, lao lực quá độ, đau lưng, mỏi gối, ho hen lâu ngày, mồ hôi trộm, kinh nguyệt khó khăn, sốt rét.

Ngày uống 10 – 20g dược liệu tán bột hoặc 6 – 10g cao, chia làm hai lần. Để chữa sốt rét lâu ngày sinh báng, có thể chiêu thuốc với rượu hoặc hòa thuốc với sữa cho trẻ uống lại chữa trẻ em bị sốt cao, co giật.

Theo tài liệu cổ, mai ba ba đốt tồn tính (4g) uống với nước ép lá nhót tươi (50g) chữa hen suyễn, thở gấp ở trẻ em (Nam dược thần hiệu). Mai ba ba (30g) phối hợp với xuyên sơn giáp (5g), sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa viêm gan, xơ gan (tài liệu nước ngoài).

Chú ý: Những người không có nhiệt, tỳ vị hư yếu, tiêu chảy, phụ nữ có thai không được dùng.

  • Thịt ba ba (miết nhục) là thuốc bổ dưỡng chữa lưng gối đau mỏi, đái nhiều về đêm, nóng trong, ra nhiều mồ hôi ở người cao tuổi. Phụ nữ ăn được nhiều thịt ba ba có thể chữa băng huyết, khí hư. Đối với trẻ em, thịt ba ba có tác dụng tốt chống suy dinh dưỡng, gầy yếu, kém ăn. Dạng dùng thông thường là nấu cháo hoặc hầm nhừ mà ăn.

Theo kinh nghiệm dân gian, thịt ba ba nấu với ngó sen có tác dụng cầm máu trị rong kinh, băng huyết và nấu với chân giò lợn, táo tàu để lợi sữa.

Theo tài liệu nước ngoài, thuốc bổ âm, ích huyết, hạ huyết áp gồm thịt ba ba (50g), râu ngô (5g), sơn tra (4g), táo đỏ (2 quả); tất cả thái nhỏ, nấu với nước cho dừ nhuyễn thành cháo, thêm gia vị gừng, hành và muối (vừa đủ). Àn làm một lần trong ngày. Cách 2 ngày, ăn một lần.

Chú ý: Không ăn thịt ba ba với trứng gà, rau giền, các loại thịt khác, rau kinh giới, có thể sinh lở ngứa.

  • Máu ba ba (miết huyết) có tác dụng chữa choáng váng, hoa mắt, phục hồi sức khỏe nhanh, rất tốt cho người mới khỏi bệnh, người cao tuổi. Máu hứng được khi cắt cổ ba ba, cho ngay vào ít rượu, hâm nóng mà uống. Người ta cho rằng máu ba ba pha với mật ong có thể chữa bệnh tim mạch, hen suyễn, đường ruột.

Chú ý: Người bị bệnh cao huyết áp không dùng máu ba ba.

Ngoài ra, trứng ba ba (miết noãn) chữa được chứng kiết lỵ mạn tính (lấy lòng đỏ rán không dùng mỡ) và bệnh trĩ (dùng lòng trắng bôi). Mỡ ba ba (miết cao) rán cho chảy nước, dùng bôi ngoài chữa bỏng, mụn nhọt, lở loét.

BÀI THUỐC

  • Chữa sốt rét: Mai ba ba, nga truật, tam lăng, trần bì, thanh bì, ô mai, thảo quả, binh lang, sa nhân, bán hạ chế (mỗi vị 20g), thường sơn (40g).

Tất cả đem thái nhỏ, ngâm với một lít rượu và một lít giấm trong một ngày, một đêm. Đun cho cạn hết dung dịch, lấy dược liệu ra phơi khô, sao giòn, tán và rây thành bột mịn, rồi trộn với hồ làm viên bằng hạt đậu xanh. Người lớn uống 30 – 40 viên làm một lần với nước ấm trước khi lên cơn khoảng hai giờ. Trẻ em từ 5 đến 10 tuổi uống 10 – 20 viên; 11 tuổi trở lên, 20 – 30 viên. Liều dùng cho một ngày.

Hoặc mai ba ba (tẩm giấm, nướng vàng); thảo quả (sao cháy vỏ ngoài lấy hạt), vỏ quả chanh, hạt cau nhà hay cau rừng (mỗi vị 30g); cành lá cây cam thìa (100g, tẩm rượu, sao vàng); rễ hà thủ ô trắng (50g); lá thường sơn (50g, ngâm nước gạo, tẩm rượu, sao vàng); hậu phác (20g), cam thảo (20g, sao qua).

Tất cả phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống hai lần vào trước bữa ăn một giờ, mỗi lần 4g với nước đun sôi để nguội đối với người lốn. Trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn. Thời gian điều trị khoảng 1 tháng.

– Chữa kinh nguyệt không thông do cơ thể suy nhược: Mai ba ba (30g) tán nhỏ, rây bột mịn, nhồi vào bụng một con chim bồ câu (đã làm thịt). Hấp cách thủy cho dừ nhuyễn. Thêm gia vị và ít rượu, ăn hết trong một ngày.

0/50 ratings
Bình luận đóng