Hoại tử gan nặng kèm theo tình trạng suy gan xuất hiện trong vòng 8 tuần khi khởi phát bệnh.
Nguyên nhân
Nhiễm trùng [viruts, bao gồm HAV, HBV, HCV (hiếm), HDV, HEV; vi khuẩn, rickettsial, kí sinh trùng], thuốc và chất độc, thiếu máu cục bộ (shock), hội chứng Budd-Chiari, viêm gan vô căn mãn tính hoạt động, bệnh Wilson cấp, hội chứng thoái hóa mỡ (hội chứng Reye, gan nhiễm mỡ cấp ở bệnh nhân mang thai).
Biểu hiện lâm sàng suy gan cấp
Thay đổi trạng thái tinh thần – mê sảng, thay đổi hành vi, lơ mơ, hôn mê; Phù não – vã mồ hôi, huyết động không ổn định, thở nhanh, khó thở, sốt, phù gai thị, duỗi cứng mất não (mặc dù tất cả có thể không xuất hiện); vàng da đậm, rối loạn đông máu, chảy máu, suy thận, rối loạn kiềm toan, giảm glucose máu, viêm tụy cấp, suy tuần hoàn hô hấp, nhiễm trùng (vi khuẩn, nấm).
Tiên lượng yếu tố bất lợi
Tuổi 40, một số nguyên nhân (vd halothane, viêm gan C), vàng da kéo dài > 7 ngày trước khi có biểu hiện về não, bilirubin máu > 300 μmol/L (> 18 mg/dL), hôn mê (sống sót < 20%), kích thước gan giảm nhanh, suy hô hấp, PT kéo dài rõ, yếu tố V < 20%. Trong trường hợp quá liều acetaminophen tiên lượng xấu nếu pH máu 266 μmol/L (> 3 mg/ dL), PT kéo dài rõ.
Điều trị suy gan cấp
Thường yêu cầu đặt nội khí quản. Theo dõi đường huyết – truyền tĩnh mạch D10 hoặc D20 nếu cần thiết. Ngăn chảy máu đường tiêu hóa bằng kháng thụ thể H2 và kháng acid (duy trì pH dạ dày ≥ 3.5 )
Ở nhiều trung tâm áp lực nội sọ được giám sát – nhậy cảm hơn CT trong phát hiện phù não. Giá trị của dexamethasone vẫn chưa rõ ràng; truyền mannitol có thể có hiệu quả. Ghép gan nên được cân nhắc ở bệnh nhân bệnh lý não độ III -IV và có các yếu tố tiên lượng sấu khác.