Định nghĩa: Sốt là khi thân nhiệt (nhiệt độ trong cơ thể) tăng cao trên 37,8°c (nếu đo nhiệt độ ở miệng) hoặc trên 38,2°c (nếu đo nhiệt độ ở trực tràng).
Sinh lý bệnh
THÂN NHIỆT (NHIỆT ĐỘ CƠ THỂ) BÌNH THƯỜNG:
Thân nhiệt bình thường đo ở miệng: vào khoảng 37°c (từ 37,2°c đến 37,8°c lúc nghỉ ngơi)
Thân nhiệt bình thường đo ở trực tràng: cao hơn nhiệt độ bình thường đo ở miệng là 0,6°c
Những biến động sinh lý của thân nhiệt:
+ Biến động trong ngày: thân nhiệt tăng thêm l°c vào khoảng giữa 18 và 22 giờ hằng ngày
+ Sau khi hoạt động cơ bắp vừa phải: thân nhiệt tăng thêm 0,5°c.
+ Khi thời tiết quá nóng: thân nhiệt tăng thêm l°c lúc nghỉ ngơi.
+ Phụ nữ còn ở tuổi hành kinh: thân nhiệt tăng thêm l°c trong giai đoạn thứ hai của mỗi chu kỳ kinh.
NHỮNG CƠ CHẾ ĐIỂU HOÀ THÂN NHIỆT
Sinh nhiệt (chuyển hoá): do sự đốt cháy các chất protein, mỡ và hydrat carbon. Sự đốt cháy này tăng lên dưới tác động của hormon tuyến giáp và trong quá trình hoạt động cơ bắp theo ý muốh hoặc tự động (run).
Mất nhiệt: do truyền nhiệt, toả nhiệt, và bay hơi nước (có thể tới một lít nước mỗi giờ). Mất nhiệt còn có thể do truyền nhiệt khi ngầm mình trong nước. Mất nhiệt được điều chỉnh chủ yếu bởi những thay đổi về dòng máu ở da.
Những trung tâm điều hoà thân nhiệt: những quá trình hoá sinh và vật lý của sự sinh nhiệt và mất nhiệt đều được kiểm soát bởi những trung tâm điều hoà thân nhiệt nằm ở vùng dưới đồi thị của não. Bình thường khi thân nhiệt tăng lên, thì các trung tâm này sẽ làm tăng mất nhiệt, và khi thân nhiệt giảm xuống, thì chúng lại làm tăng sự sinh nhiệt (run) đồng thời làm giảm mất nhiệt ở da.
TĂNG THÂN NHIỆT DO RỐI LOẠN ĐIỂU HOÀ THÂN NHIỆT, khi có:
Những bệnh của hệ thần kinh trung ương: khi những trung tâm điều hoà thân nhiệt bị tổn thương, thì thường kèm theo tăng thân nhiệt (ví dụ: trong trường hợp u não, tai biến mạch máu não, viêm não), trong những trường hợp này, không còn thấy những biến động thân nhiệt trong ngày, không ra được mồ hôi, các thuốc hạ nhiệt không có tác dụng, và cơ thể đáp ứng quá mức với hoàn cảnh hạ nhiệt độ của môi trường bên ngoài.
Tăng sinh nhiệt trong cơ thể: trong bệnh ưu năng tuyến giáp, chuyển hoá tăng sẽ làm cho thân nhiệt cao hơn lên thêm từ l°c đến 2°c.
Giảm mất nhiệt: người ta đã thấy tăng thân nhiệt xảy ra khi nhiệt độ môi trường bên ngoài cao hơn ở những bệnh nhân suy tim, ở những bệnh nhân bị một số bệnh da, bệnh nhân bị bỏng rộng, và bệnh nhân dùng những thuốc có tác dụng ức chế ra mồ hôi (như các thuốc chống tiết cholin, các dẫn xuất của phenothiazin).
Cảm nóng (say nóng): khi nhiệt độ môi trường bên ngoài rất cao và độ ẩm khí quyển cũng rất cao, thì những trung tâm điều hoà thân nhiệt sẽ bị quá tải, và nhiệt độ cơ thể có thể vượt quá 41°c, đặc biệt là trong trường hợp vận động cơ bắp mãnh liệt.
Tăng thân nhiệt ác tính: xảy ra sau khi gây mê toàn thân ở những bệnh nhân có tố bẩm di truyền.
SốT: Thân nhiệt tăng cao là do nhiều yếu tố, liên quan tới phản ứng miễn dịch bảo vệ, các yếu tố này một mặt tác động tới những trung tâm điều hoà thân nhiệt ở vùng dưới đồi thị, mặt khác tới những mô tế bào ở ngoại vi.
Những chất sinh nhiệt ngoại lai (ví dụ: vi sinh vật, nội độc tố, phức hợp kháng nguyên-kháng thể), tác động qua trung gian do các chất gây sốt nội sinh (là các protein do các bạch cầu đơn nhân sản xuất ra để đáp ứng với những chất gây sốt ngoại lai hoặc với một quá trình huỷ hoại tế bào).
– Những chất sinh nhiệt nội sinh: tác động tới những thụ thể đặc hiệu ở những nơron của phần trước vùng dưới đồi thị. Những thụ thể này sẽ giải phóng ra những prostaglandin, và là nguồn gốc của những tín hiệu gây co mạch, làm tăng sản xuất nhiệt trong cơ thể và gây sốt.
TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG THUỐC HẠ NHIỆT: những thuốc nàỵ tác động trên những trung tâm điều hoà thân nhiệt của vùng dưới đồi thị, bằng cách ức chế sự sản xuất ra các prostaglandin, và làm tăng mất nhiệt của cơ thể nhờ cơ chế giãn mạch và ra mồ hôi.
Các triệu chứng
TRIỆU CHỨNG CHỦ QUAN: khi thân nhiệt tăng lên nhanh thì thường bệnh nhân có cảm giác lạnh trong cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sốt vừa phải lại có thể gây ra cảm giác nóng, trong khi ở những trường hợp khác nữa, thì ngay cả sốt rất cao bệnh nhân cũng chẳng cảm thấy gì rõ rệt. Rất hay có triệu chứng nhức đầu. Ngoài ra, đôi khi bệnh nhân thấy đau cơ, đau khớp, chán ăn và ngủ lơ mơ.
RÉT RUN: rét run là tình trạng run đểu đều với cảm giác lạnh xảy ra khi nhiệt độ cơ thể đang lên cao. Trong một số bệnh nhiễm khuẩn vào lúc khởi đầu cơn sốt bệnh nhân có thể bị rét run ghê gớm. Nhưng trong phần lớn những bệnh có sốt, thì vào lúc nhiệt độ cơ thể đang tăng lên, bệnh nhân thường rét run vừa phải.
TĂNG CHUYỂN HOÁ: trong những cơn sốt kéo dài, bệnh nhân thường bị sút cân và cân bằng nitơ âm tính, nhịp tim nhanh, thỏ nhanh, và có xu hướng nhiễm acid (nhiễm toan) chuyển hoá; tình trạng này còn nặng thêm do bệnh nhân chán ăn.
MẤT NƯỚC: có thể quan trọng trong những trường hợp sốt cao ra nhiều mồ hôi, nhất là vào lúc thời tiết nóng. Sốt nhẹ làm tăng nhu cầu về nước từ 25- 50%, và sốt cao thì nhu cầu này có thể tăng gấp đôi.
MỤN RỘP Ở MÔI: là do hoạt hoá của virus Herpes simplex. Không biết vì lý do gì, người ta thấy mụn rộp ở môi hay xuất hiện trong những trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, và màng não cầu khuẩn cũng như trong bệnh do rickettsia.
CO GIẬT: hay xảy ra ở trẻ em.
MÊ SẢNG: xảy ra trong những trường hợp sốt cao, đặc biệt là ở những bệnh nhân xơ cứng động mạch, bệnh nhân cao tuổi, hoặc những người nghiện rượu kinh niên.
Các kiểu sốt
Sốt liên tục kiểu cao nguyên: nhiệt độ cơ thể giữ ở mức cao trong nhiều ngày, với biến động hàng ngày cực nhỏ. Ví dụ của kiểu sốt này là sốt trong bệnh thương hàn, hoặc trong sốt phát ban do rickettsia.
Sốt gián cách: với những cơn sốt cách nhau bởi những khoảng thời gian thân nhiệt bình thường hoặc thấp dưới mức chuẩn. Giảm thân nhiệt xảy ra trong mỗi ngày vào một giờ nhất định nào đó.
Sốt nối cơn: Thân nhiệt luôn luôn giữ ở mức cao một cách không bình thường, nhưng lại có nhiều giao động lớn (từ 1 đến 2 độ) trong khoảng thời gian 24 giờ.
Sốt kiêu làn sóng: với những cơn sốt kéo dài trong nhiều ngày, ví dụ 15-20 ngày. Khi mới nổi cơn sốt thì thân nhiệt tăng lên mỗi ngày vài phần mười độ, rồi giữ nguyên như vậy trong vài ngày, để rồi lại hạ thấp dần dần (hạ thân nhiệt dần).
Sôi hồi quy: Các thời kỳ sốt luân phiên với một hoặc nhiều ngày không sốt. Ví dụ của kiểu sốt này thấy trong bệnh sốt rét, sốt hồi quy do nhiễm xoắn khuẩn, đôi khi, xuất hiện trong bệnh Hodgkin (gọi là kiểu sốt Pel-Ebstein), và trong bệnh viêm dường mật (gọi là bệnh sốt mật Charcot).
Sốt dai dẳng hoặc sốt nhiễm khuẩn huyết: là kiểu sốt gián cách, nhưng hàng ngày đều sốt cao lại, với rét run và các dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết
Cơn sốt nhẹ: thân nhiệt chỉ lên cao tới 37,8°c hoặc 38°c, nhất là vào các buổi chiều.
Bảng 2.1. Những khám xét có ích để chẩn đoán các trường hợp sốt kéo dài
|
GHI HÌNH Y HỌC | CÓ THỂ CHẨN ĐOÁN |
Chụp x-quang lồng ngực | Lao phổi, di căn phổi từ ung thư ở nơi khác, bệnh sarcoid, sưng hạch bạch huyết rốn phổi. |
Chuyển động ruột, chụp đại tràng với baryt Chụp đường tiết niệu với thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch Siêu âm ổ bụng Siêu âm thận Chụp x-quang bộ xương Chụp x-quang đường mật Chụp mạch bạch huyết | Ung thư ống tiêu hoá, viêm đoạn cuối hồi tràng, viêm đại- trực tràng xuất huyết Nhiễm khuẩn tiết niệu mạn tính, u và apxe thận. Khối u trong ổ bụng hoặc sau phúc mạc. Khối u, apxe thận và quanh thận, viêm bể thận-thận. Viêm xương-tuỷ xương, u xương (nguyên phát hoặc di căn). Các bệnh của đường mật. Sưng hạch bạch huyết quanh động mạch chủ, động mạch chậu, hoặc sau phúc mạc. |
Chụp nhấp nháy các cơ quan Chụp nhấp nháy phổi Chụp cắt lớp ổ bụng | Khối u, các ổ nhiễm khuẩn. Nghẽn mạch phổi rải rác Phát hiện khối u và apxe trong ổ bụng hoặc sau phúc mạc và sưng hạch bạch huyết mạc treo tràng |
CÁC XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG Huyết đồ, tốc độ lắng máu, tìm ký sinh vật trong máu Chọc hút tuỷ xương ức, sinh thiết tuỷ xương Phát hiện kháng thể kháng nhân Phát hiện các yếu tố bệnh thấp Cấy máu tìm vi khuẩn ái khí và kỵ khí Cấy dịch não-tuỷ Xét nghiệm tìm vi khuẩn niệu Làm phản ứng ngung kết và những phản ứng huyết thanh khác Định lượng kháng-streptolysin o Làm phản ứng Paul-Bunnel-Davidsohn Phát hiện amip trong phân Phát hiện kháng thể kháng HIV | CÓ THỂ CHẨN ĐOÁN Nhiễm khuẩn, bệnh bạch cầu, bệnh sốt rét Bệnh bạch cầu, bệnh u hạt, di căn xương từ ung thư ở nơi khác Bệnh lupus ban đỏ rải rác Bệnh viêm đa khớp dạng thấp Nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc bán cấp Viêm màng não do vi khuẩn hoặc lao màng não Nhiễm khuẩn tiết niệu mạn tính Sốt thương hàn và phó thương hàn, bệnh do brucella, bệnh do leptospira, V..V.. Bệnh thấp khớp cấp Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn Bệnh lỵ amip Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải |
XÉT NGHIỆM MÔ HỌC Sinh thiết hạch bạch huyết | CÓ THỂ CHẨN ĐOÁN u lympho-bào, bệnh Hodgkin, sarcom lympho, di căn ung thư từ nơi khác, lao hạch, bệnh nấm |
Chọc dò-sinh thiết gan | Ung thư gan nguyên phát hoặc thứ phát, lao kê, bệnh nấm histoplasma, bệnh brucella, bệnh sán máng, bệnh sarcoid. |
Sinh thiết cơ | Bệnh viêm da-cơ, bệnh viêm nút quanh động mạch, bệnh sarcoid, bệnh giun xoắn |
Sinh thiết lớp mỡ ở vùng lưng giữa hai xương vai (theo phương pháp Daniels) Sinh thiết động mạch thái dương | Chẩn đoán căn nguyên sưng hạch bạch huyết trung thất. Bệnh viêm động mạch thái dương (Bệnh Horton) |