Có hai loại sỏi mật chính là: sỏi cholesterol và sỏi sắc tố (pigment stones). Sỏi cholesterol chiếm 50% là cholesterol monohydrate. Sỏi sắc tố chỉ có < 20% là cholesterol và thành phần chính là calcium bilirubinate. Ở Mỹ, 80% là sỏi cholesterol và 20% là sỏi sắc tố.

Dịch tễ học sỏi mật

Có khoảng một triệu trường hợp mới mắc sỏi mật mõi năm ở Mỹ. Các yếu tố nguy cơ gồm nhân khẩu học/ di truyền (tỉ lệ tăng ở người da đỏ Bắc Mỹ), béo phì, giảm cân, hormone nữ, tuổi, bệnh hồi tràng, mang thai, tăng lipid máu type IV, và xơ gan.

Triệu chứng sỏi mật

Phần lớn sỏi mật phát triển “thầm lặng” nghĩa là bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng gì. Triệu chứng xuất hiện khi sỏi gây viêm hoặc tắc ống túi mật hoặc ống mật chủ. Triệu chứng chính: (1) đau quặn mật – đau nghiêm trọng liên tục ở hạ sườn phải hoặc thượng vị bắt đầu đột ngột, thường xuất hiện 30 -90 phút sau bữa ăn, kéo dài hằng giờ, và đôi khi lan lên vai phải hoặc sau lưng, (2) nôn, buồn nôn. Khám thực thể có thể bình thường hoặc ấn đau vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị

Xét nghiệm

Thường tăng nhẹ và thoáng qua bilirubin [<85 μmol/L (<5 mg/dL)] kèm theo đau quặn mật.

Chẩn đoán hình ảnh

Chỉ có 10% sỏi cholesterol cản quang. Siêu âm là phương pháp chuẩn đoán tốt nhất. Chụp túi mật có uống thuốc cản quang đã dần được thay thế bằng siêu âm, nhưng có thể được sử dụng để đánh giá độ mở của ống túi mật và chức năng làm rỗng của túi mật (gallbladder emptying function).

Chẩn đoán phân biệt sỏi mật

Bao gồm loét dạ dày (PUD), trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích, và viêm gan.

Bảng. ĐÁNH GIÁ CHUẨN ĐOÁN ĐƯỜNG MẬT

Chẩn đoán đường mật 

Biến chứng của sỏi mật

Viêm túi mật, viêm tụy, viêm đường mật.

Điều trị sỏi mật

Trong trường hợp không có triệu chứng, nguy cơ gây biến chứng buộc phải phẫu thuật là nhỏ. Phẫu thuật cắt bỏ túi mật chủ động nên được thực hiện trong các trường hợp.

(1) bệnh nhân có triệu chứng (nghĩa là đau quặn mật dù chế độ ăn giảm chất báo);

(2) bệnh nhân có biến chứng trước của sỏi mật (xem dưới); và

(3) xuất hiện các yếu tố tiềm ẩn làm tăng nguy cơ gây biên chứng (vôi hóa hoặc sứ hóa túi mật). Bệnh nhân có sỏi mật >3 cm hoặc túi mật bất thường chứa sỏi nên được cân nhắc phẫu thuật. Cắt túi mật nội soi là thủ thuật ít xâm lấn và là lựa chon cho hầu hết các trường hợp cắt túi mật. Thuốc tán sỏi đường uống (ursodeoxycholic acid) làm phá vỡ một phần hoặc hoàn toàn các sỏi nhỏ cản quang tới 50% bệnh nhân sử dụng trong 6 -24 tháng. Vì tỉ lệ tái phát của sỏi, và tính hiệu quả của phẫu thuật nội soi, vai trò của thuốc tán sỏi đường uống được chỉ định rộng rãi cho bệnh nhân không có chỉ định cắt túi mật.

0/50 ratings
Bình luận đóng