Mục lục
Tên khoa học:
Docynia doumeri Schneid. Họ khoa học: Họ Hoa hồng (Rosaceae).
Tên khác:
Táo mèo, Ánh sơn hồng quả, môi mai tử, sơn lê.
Mô tả:
Cây táo mèo thân gỗ cao 10-15m, cành non có gai và có lông. Lá hình trứng mọc so le, đầu nhọn, mép có răng cưa. Cụm hoa màu trắng, hình tán, thường có 3-7 hoa mọc ở nách lá. Quả khi chín có màu vàng, hạt màu nâu sẫm. Quả táo mèo được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Phân biệt tính chất, đặc điểm:
Sơn tra miếng dùng làm hàng hoá gọi là “bắc sơn tra”. Sơn tra dại gọi là “nam sơn tra”.
Bắc sơn tra là những miếng cắt ngang, hình tròn, mép thường cong lên, nhăn chun không phẳng. vỏ ngoài màu đỏ, có vân nhăn nhỏ và các chấm nhỏ màu trắng. Cùi quả màu vàng sẫm đến màu nâu nhạt, ở mặt cắt ngang có từ 3 đến 5 hạt màu vàng nhạt, có miếng hạt đã bong ra, để lại những lỗ tròn nhỏ, rỗng, có miếng còn thấy rõ ngấn cuống quả ngắn mà nhỏ, hoặc dấu vết của đài hoa lõm sâu vào. Bắc sơn tra có mùi thơm mát, vị chua hơi ngọt.
Nam sơn tra quả tương đối nhỏ, trông giống hình cầu, đường kính 0,8cm – 1,4cm, có quả đã ép bẹt ra như cái bánh, thường có hạt lòi ra. Bề mặt màu nâu đến nâu đỏ, có vân nhỏ và những chấm nhỏ màu trắng xám, chất rắn, hạt to, cùi mỏng, màu đỏ nâu. Mùi nhẹ, vị chua, hơi chát.
Bắc sơn tra nếu miếng to, vỏ đỏ, cùi dày hạt nhỏ là loại tốt.
Nam sơn tra cứ quả đều, màu be gụ, chất rắn là loại tốt.
Bảo quản :
Để nơi khô ráo, phòng mọt.
Tính vị và công hiệu:
Sơn tra tính hơi ôn, vị chua, ngọt lợi về các kinh tì, thận, can. Có công hiệu tiêu cơm, làm tan máu tụ. Chủ trị các bệnh u cơ, u ổ bụng, đờm loãng báng đá, nuốt hơi chua, tả lị, lượng mỡ trong máu quá cao, tụ máu, thống kinh v.v…
Theo tài liệu khác, quả táo mèo (sơn tra) có vị chua chát, ngọt, tính bình. Tác dụng tiêu tích trệ, hóa đờm, thông ứ trệ, giải độc cá thịt, chữa ăn không tiêu, bụng đầy chướng, đau bụng tiêu chảy, kiết lỵ, phụ nữ đau bụng do ứ huyết sau khi sinh, người bị cao huyết áp, trẻ em cam tích.
Cấm kỵ khi dùng thuốc:
Ăn nhiều quả sơn tra tươi hay sinh ra phiền muộn trong lòng và dễ đói. Khi sử dụng nên cẩn thận. Người bị tổn thương răng, răng sâu nên thận trọng khi sử dụng; sản phụ tụ máu quá nhiều cấm dùng.
Dịch chiết táo mèo có tác dụng ức chế trực khuẩn E.Coli, lỵ, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy: Táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, viêm cầu thận cấp và mãn tính, hậu sản, ứ trệ, giảm kích thích ruột, tiêu chảy, lỵ.
Theo các nghiên cứu hiện đại, sơn tra có hàm chứa các chất Ketone, chất phối đường, acid hữu cơ, chất đường, vitamin c v.v… Có tác dụng giãn mạch máu, tăng cường lưu lượng máu trong động mạch cơ tim, hạ thấp huyết áp, hạ thấp đảm cô thuần trong huyết thanh, trợ tim, co tử cung v.v… có tác dụng tăng cường men tiêu hoá trong dịch vị trợ giúp cho quá trình tiêu hoá. Đối với các loại bệnh kiết lị và trực khuẩn mủ xanh có tác dụng ức chế rất rõ rệt.
Quả táo mèo (sơn tra) có tác dụng tiêu tích trệ, hóa đờm
Những bài thuốc rất hay có tác dụng chữa bệnh từ táo mèo
Bài 1. Thuốc chữa bệnh tích trệ
+ Quả táo mèo 20g
+ Chỉ xác 12g
+ Hậu phác 5g
Các vị thuốc cho vào nồi cùng 500ml nước sạch đun sôi kỹ, chắt lấy 180ml nước đặc. Người bệnh chia đều 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống liền 3-5 ngày.
Bài 2. Thuốc chữa đi ly ra máu
+ Quả táo mèo 30g
+ Lá mơ lông 15g
Các vị thuốc rửa sạch, cho vào nồỉ cùng 500ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 180ml nước đặc. Người bệnh chia đều 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống liền 9 ngày.
Bài 3. Thuốc chữa bệnh đau bụng do thức ăn không tiêu
+ Quả táo mèo 15g
+ Thanh bì 10g
+ Mộc hương 15g
Các vị thuốc cho vào nồi cùng 450ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc. Người bệnh chia đều 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống liền 9 ngày.
Bài 4. Thuốc chữa bệnh tăng huyết áp
+ táo mèo 30g
+ Lá dâu 10g
+ Hoa cúc 15g
+ Hoa kim ngân 15g
Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ, khi còn 300ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước khi ăn. Cần uống liền 11 ngày là một liệu trình, thời gian nghỉ giữa các liệu trình là 5 ngày, cần dùng 5 liệu trình.
+ táo mèo 300g
+ Hạ khô thảo 300g
+ Hoa cúc 200g
+ Thảo quyết minh (hạt muồng) 250g
+ Câu đằng 250g
Các vị thuốc sấy khô, tán bột nhỏ mịn dùng nước cháo đặc luyện viên bằng hạt ngô, phơi khô đem dùng. Người bệnh uống 3 lần, mỗi lần 15 viên VỚI nước sôi để nguội, trước khi ăn.
+ táo mèo 30g
+ Táo nhân 15g
+ Hạnh nhân 15g
+ Ngũ vị tử 5g
Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ, khỉ còn 300ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước khi ăn. Cần uống liền 21 ngày.
Bài 5. Thuốc chữa bệnh cảm cúm
+ táo mèo 30g
+ Lá tía tô 15g
+ Hoa kim ngân 20g
+ Đường phèn 20g
Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho sôi kỹ cho thuốc nhừ, khỉ còn 300ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước khi ăn. Cần uống liền 3 ngày.
+ táo mèo 130g
+ Hoắc hương 50g
+ Phòng phong 30g
+ Cát căn 40g
+ Hạnh nhân 10g
+ Trần bì 30g
+ Tô diệp 50g
+ Tiền hồ 30g
+ Hương phụ 30g
Các vị thuốc sấy khô, tán bột nhỏ mịn dùng nước cháo đặc luyện viên bằng hạt ngô, phơi khô đem dùng. Người bệnh uống 3 lần, mỗi lần 15 viên với nước sôi ấm, trước khi ăn.
Bài 6. Thuốc chữa trẻ em bị cam tích
+ táo mèo 10g
+ Mạch nha 30g
+ Thần khúc 10g
+ Hoài sơn 30g
Các vị thuốc sao vàng tán bột mịn, dùng nước cháo đặc luyện viên bằng hạt đậu xanh phơi khô đem dùng. Người bệnh uống 3 lần, mỗi lần 10 viên trước khỉ ăn, với nước sôi để nguội.
Các bài thuốc bổ dưỡng thường dùng:
Sơn tra tiễn (thuốc sắc sơn tra)
Sơn tra rang cháy 10g – Đường đỏ vừa phải
Sắc uống, chữa rối loạn tiêu hoá.
Sơn tra băng đường tiễn (thuốc sắc sơn tra, đường phèn)
Sơn tra 6g – Đường phèn vừa phải
Sắc uống. Chữa bệnh cao huyết áp.
Sơn tra chúc (cháo sơn tra)
Sơn tra 30g – Gạo lức 60g
Đường cát 10g
Sơn tra sắc trong nồi đất lấy nước đặc, bỏ bã cho gạo lức, đường cát vào nấu cháo. Dùng cho phụ nữ bị thống kinh.
Sơn tra tán (thuốc bột sơn tra)
Sơn tra 9g – vỏ trong mề gà 9g
Nghiền chung thành bột. Uống ngày 2 lần, sớm, tối, mỗi lần 9g. Uống liên tục. Chữa phụ nữ bị tắc kinh.
Sơn tra cao (cao sơn tra)
Sơn tra 500g – Mật ong 500g.
Sơn tra rửa sạch, bỏ hạt, thái miếng mỏng, cho nước vừa phải nấu nhừ thành hồ, cho mật ong vào luyện thành cao. Uống ngày 3 lần, mỗi lần nửa thìa. Có thể kiện tỳ tiêu thực. Dùng cho trẻ con bị cam tích, tiêu gầy v.v…
Sơn tra mạch nha trà (trà Sơn tra, mầm lúa mạch)
Sơn tra 10g
Mầm lúa mạch rang 10g
Ủ nước sôi, uống nhiều lần thay trà.
Dùng cho người bị bệnh phát ban, trẻ con bị các loại bệnh mới khỏi, sức tiêu hoá của ruột và dạ dày yếu v.v…
Sơn tra ngân cúc trà (trà sơn tra, cúc hoa, ngân hoa
Sơn tra 10g – Ngân hoa 10g
Cúc hoa 10g
Sắc lấy nước uống thay trà
Dùng cho người bị phát phì, lượng mỡ trong máu cao, cao huyết áp.
Sơn tra ích mẫu cao (Cao sơn tra ích mẫu)
Sơn tra 50g – cỏ ích mẫu 50g
Đường đỏ 100g
Sơn tra, ích mẫu sắc chung, lấy nước khoảng 400ml, cho đường đỏ vào đánh đều, cô đặc lại làm cao. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.
Dùng cho phụ nữ sau khi đẻ ác lộ không dứt, luôn bị đau bụng.
Sơn tra câu kỷ trà (trà sơn tra, câu kỷ tử)
Sơn tra 15g – Câu kỷ tử 15g
Hãm nước sôi 30 phút, uống nhiều thay trà
Dùng cho người bị teo não có tính kê phát.
Khu thao trùng hiệu phương (thuốc sán đặc hiệu)
Sơn tra tươi 1000g (nếu khô cần 250g) trẻ con dùng thì bớt đi.
Rửa sạch, bỏ hạt, coi như 1 thứ hoa quả, ăn bắt đầu từ 3 giờ chiều, cho đến 10 giờ đêm phải ăn hết, cấm ăn com tôi. Sáng sớm hôm sau dùng 100g cau (ăn trầu) cho nước vào sắc lấy 1 chén (chén uống trà), uống 1 lần hết cả chén, sau đó lên giường nằm nghỉ, nếu thấy buồn đại tiện hãy cô nhịn đừng đi ngay, khi nào không nhịn được nữa mới đi, để tống hết sán ra ngoài.
Sơn tra tiêu thực phương (Bài thuốc sơn tra tiêu com)
Sơn tra 20g – Bạch truật 20g
Thần khúc 10g
Sắc 2 nước, trộn đều, uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Dùng cho người ăn không tiêu, đầy bụng, đau bụng, ấm ách.
Chí lỵ phương (Bài thuốc kiết lỵ)
Sơn tra nhục 50g. Nghiền thành bột mịn, ngày uống ba lần, mỗi lần từ 3 – 5g. Người bị hồng lỵ thì trộn mật ong vào uống; người bị bạch lị thì dùng đường đỏ hoặc đường trắng trộn vào uống. Người bị lỵ bạch xen lẫn hồng thì dùng nửa mật ong, nửa đường cát trộn vào mà uống. Tất cả đều uống bằng nước sôi, uống lúc đói.
Dùng cho người bị kiết lị, đau bụng.
Quế chi sơn tra hồng đường thang (thang thuốc quế chi sơn tra đường đỏ)
Quế chi 5g – Sơn tra 15g
Đường đỏ 30g
Quế chi sơn tra sắc 2 nước, trộn lần, cho đường vào lại tiếp tục đun sôi 1 lát, uống nóng; ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài thuốc này có thể ôn kinh thông mạch, làm tan máu tụ, giảm đau, dùng cho người thống kinh hàn tính.
Giáng môi phương (Phương thuốc hạ hormon)
Sơn tra, ngũ vị tử (lượng bằng nhau), nghiền chung thành bột. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 3g, 10 ngày là 1 liệu trình.
Phù hợp với việc chuyển hormon ammonia tăng cao, đối với bệnh viêm gan độc cấp tinh, viêm gan mạn kéo dài đều có công hiệu mạnh.
Cúc tra quyết ninh ẩm (Nước hãm cúc sơn thảo)
Cúc hoa 3g – Sơn tra 5 miếng
Thảo quyết minh 15g
Bỏ cả 3 vị thuốc vào cốc giữ nhiệt, rót nước sôi vào hãm 30 phút, làm trà, uống nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc này có thể sơ phong giải độc, thanh gan sáng mắt, hạ huyết áp, tiêu cơm. Chủ yếu dùng cho người bị cao huyết áp và bệnh cơ tim.