Cuốn “Ngoại khoá chính tông” nói rằng, kẽ chân phụ nữ phát ngứa, là do phong thấp lưu động hướng về dưới, ngưng kết không tán, cho nên phát ngứa trước tiên và sau sản sinh chứng trạng thấp ẩm và ngứa. Có khi ở giữa lòng bàn chân cũng thấp ngứa và tình trạng như nhau.

Loét kẽ chân còn gọi là “Hương cảng cước”, còn tên gọi khác là “Thói điền loa”. Trung y cho rằng đây là thấp hỏa của vị kinh công trú mà sản sinh ra. Bệnh này phần nhiều phát bệnh ở các kẽ ngón chân; lúc đầu nổi một mảng lang ben, rồi dần lở loét, ngứa trước đau sau; sau khi vỡ ra chảy nước hôi thối, hình dạng lúm xuống như vỏ ốc. Nếu bệnh tình nghiêm trọng thì bàn chân sẽ đau lưng, sợ lạnh phát sốt. Thật ra, bệnh này cũng thuộc một loại lang ben.

Nấm lang ben tạo thành lang ben, ổ vào khí hậu mà khô thì hầu như không thể hoạt động được, thường thường thì sẽ hình thành một bào tử có vỏ ở dưới da, đợi đến mùa hạ sau khi khí hậu chuyển sang ấm áp và ẩm ướt thì sẽ sôi động trở lại.

Do nấm lang ben tạm ngưng hoạt động vào mùa đông, nên bệnh trạng cũng giảm nhẹ đi, do đó rất nhiều người bệnh bị nhầm lẫn cho rằng bệnh đã khỏi, không tiếp tục chữa trị nữa. Nhưng một khi vào mùa hạ, tình trạng sẽ trở nên xấu đi. Bởi thế, cho dù ở mùa đông, nhưng công việc chữa trị cũng không thể bỏ qua.

Muốn chữa trị nấm lang ben, mùa đông là thời cơ tốt nhất. Nếu dùng dược vật chữa trị vào mùa đông, để bồi dưỡng thể chất mà nấm lang ben không thể ký sinh nước, đồng thời đi vớ loại có sức hút mồ hôi mạnh và tính năng tốt về thông hơi, để hình thành một môi trường nấm lang ben không thể hoạt động sôi nổi; lại dùng nước thang Cam thảo rửa sạch chỗ đau, dán lên Thiềm tô hoặc Chân quân diệu thiếp tán, như vậy nội ngoại giáp công, bệnh lở loét chân sẽ được trị tận gốc.

Thông thường người ta nói về vẻ đẹp, luôn luôn coi trọng về vùng đầu mặt mà bỏ qua phần chân, thật ra thì vẻ đẹp của chân cũng là bộ phận quan trọng, không thể xem nhẹ.

Phương thuốc chữa bệnh lở loét kẽ chân

  1. PHƯƠNG CHỮA KẼ CHÂN BỊ THẤP LOÉT

(“Nhiếp sinh phương”)

Hiệu quả:

Chữa chứng bệnh thấp, loét ở kẽ chân.

Thành phần dược liệu:

Trà.

Cách thực hiện:

Cho trà vào miệng nhai cho nhừ.

Cách dùng:

Lấy trà đã nhai nhừ đắp lên chỗ bị đau.

Giải thích:

Trà có rất nhiều công dụng, như có thể dùng làm giảm cân, còn có thể dùng chữa kinh nguyệt không thông (“Bản thảo cương mục”), mà dùng chữa bệnh thấp loét kẽ chân thì lại là một công dụng khác của trà. Trà có vị đắng, tính cam, hơi hàn. Trung y cho rằng, dược vật có tính hàn thì có tác dụng thanh nhiệt. Cho nên trà có công hiệu thanh nhiệt táo thấp. Lý Thời Trân đời Minh nói rằng “Trà đắng mà hàn, giáng hỏa hay nhất”. Trà còn có thể chữa nhiều loại bệnh ngoài da. Trung y cho rằng nước bọt trong miệng (tức nước miếng) có thể giảm sưng, giải độc và chữa ghẻ lở (“Bản thảo cương mục”), bởi thế, phương này cần dùng miệng nhai nhừ trà để chữa bệnh. Phương thuốc này có công hiệu thanh nhiệt táo thấp, giảm sưng giải độc. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thấp loét kẽ chân là thấp nhiệt; then chốt chữa bệnh này là phải thanh trừ thấp nhiệt, đó chính là đạo lý sở tại chữa khỏi bệnh thấp loét kẽ chân của phương thuốc này. Ngoài ra, trong dân gian có người dùng quả chuối chà xát chỗ bị đau để chữa chứng bệnh này; nghe nói khoảng một tuần sẽ khỏi bệnh, nếu có thể kiên trì đến khoảng mười ngày thì có thể chữa tận gốc.

  1. TÌ GIẢI THẨM THẤP THANG

(“Dương khoa tâm đắc tập”)

Hiệu quả:

Chữa bệnh kẽ chân đỏ sưng, thấp, loét.

Thành phần dược liệu:

Tì giải 12 gam, Ý dĩ 15 gam, Hoàng bá 12 gam, Phục linh 12 gam, Đơn bì 10 gam, Trạch tả 15 gam, Hoạt thạch 15 gam, Thông thảo 6 gam.

Cách thực hiện:

Dùng nước sạch sắc cô tất cả dược vật trên, sau đó bỏ bã thuốc, lấy nước thuốc.

Cách dùng:

Uống nước thuốc trước bữa ăn, ba lần một ngày.

Giải thích:

Phương này có thể chữa thấp khí chân Thích hợp với những người kẽ chân ẩm ướt, lở loét, ngứa ngáy, hôi bẩn, đỏ loét tróc da, đỏ sưng nhiều, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày nhầy. Phương thuốc này chủ yếu do những dược vật thanh nhiệt trừ thấp hợp thành. Trong phương, Ti giải, Phục linh, Ý dĩ, Trạch tả, Hoạt thạch, Thông thảo đều thuộc loại dược vật lợi thủy thấm thấp, cổ tác dụng thanh nhiệt lợi thấp. Trong đó Phục linh giỏi về kiện tỳ lợi thủy, gồm có tác dụng thanh lợi tiểu chậm nhưng lâu dài. Trạch tả có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt hạ tiêu. Y dĩ thi giỏi về khử can thấp cước khí. Hoạt thạch có thể chữa các chứng nhọt sưng độc. Hoàng bá có tác dụng thanh nhiệt táo thấp tả hỏa. Đơn bì có thể thanh nhiệt lương huyết hoạt huyết, giỏi về thanh huyết phận’nhiệt, còn có thể chữa ung nhọt. Tất cả 8 vị dược vật hợp dùng có công hiệu thanh nhiệt trừ thấp, tả hỏa giải độc, lương huyết hoạt huyết, nên có hiệu quả chữa trị rõ rệt đối với chứng kẽ chân đỏ sưng, ẩm ướt, lở loét do thấp nhiệt thịnh, hạ trú ở vùng chân gây ra.

ý dĩ nhân
ý dĩ nhân
  1. PHƯƠNG CHỮA THẤP KHÍ CHÂN

(“Tập giản phương”)

Hiệu quả:

Chữa chứng bệnh loét kẽ chân.

Thành phần dược liệu:

Hoạt thạch 40 gam, Thạch cao (nung) 18 gam, Khô bạch phàm (phèn chua khô) một ít.

Cách thực hiện:

Đem ba dược vật trên nghiền thành bột mịn hỗn hợp.

Cách dùng:

Dùng bột thuốc rãi trên chỗ bị đau.

Giải thích:

Phương này là một nghiệm phương dùng ngoài da của thời xưa để chữa bệnh thấp cước.khí. Trong phương, Hoạt thạch dùng ngoài da có tác dụng thanh nhiệt thu thấp, chữa bệnh loét kẽ chân (“Bản. thảo cương mục”). Bột Hoạt thạch rãi trên mặt nhọt loét thì hình thành màng phủ có tác dụng bảo vệ mặt ngoài vết loét, hấp thụ những vật phân tiết từ vết loét và xúc tiến đóng vảy. Thạch cao sau khi nung qua có công hiệu thanh nhiệt thu liễm, dùng ngoài da có thể chữa nhọt loét không liễm. Khô bạch phàn có tác dụng thu liễm khá mạnh, thu thấp giảm ngứa và có thể giải độc sát trùng. Ba vị dược vật trên hợp dùng, có công hiệu thanh nhiệt thu thấp giảm ngứa, giải độc sát trùng. Trung y cho rằng, dẫn đến bệnh thấp cước khí là do phong thấp nhiệt sinh trùng, “Trùng” ở đây mà người thời xưa gọi tức là nấm mốc. “Sinh trùng” tức là bị nhiễm nấm móc. Tác dụng sát trùng của phương này là chỉ tác dụng ức chế sự sinh trưởng của nấm mốc, nên phương thuốc này có thể nhanh chóng chữa khỏi bệnh thấp cước khí.

  1. TAM DIỆU HOÀN

(“Y học chính truyện”)

Hiệu quả:

Chữa chứng bệnh “Hương cảng cước” (loét kẽ chân).

Thành phần dược liệu:

Hoàng bá (sao muối) 12 gam, Thương truật (sao) 12 gam, Ngưu tất 15 gam.

Cách thực hiện:

Dùng nước sạch sắc nấu tất cả dược vật trên.

Cách dùng:

Uống nước thuốc, ba lần một ngày.

Giải thích:

Phương thuốc này thích hợp những người từ giữa kẽ chân đến vùng mu bàn chân nổi bọc nước, tróc da lở loét và ẩm ướt, ngứa nhiều; vào mùa hạ dễ tái phát, mùa đông thì lui giảm, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhầy. Phương thuốc này có thể thanh lợi thấp nhiệt hạ tiêu (tức bộ vị từ rốn trở xuống).

Trong phương, Hoàng bá vị đắng tính hàn, thanh nhiệt trừ thấp, sau khi sao muối có tác dụng tăng cường sức chạy xuống của Hoàng bá. Thương truật vị đắng tính ôn, táo thấp, Hai vị thuốc vừa kể trên, tương phối nhau có thể khiến sức thanh nhiệt táo thấp tăng gấp đôi, Ngưu tất “chạy mà bổ, tính giỏi chạy xuống” (“Bản Thảo Kinh Sơ”), giỏi về chữa bệnh đau khớp xương nửa mình dưới, Ba vị dược vật hợp dùng, giỏi về thanh lợi thấp nhiệt nửa mình dướ.i, làm cho nhiệt thanh thấp trừ. Trung y cho rằng: thấp tà ngoại xâm, thấp nhiệt sinh trùng (trùng đây là chỉ nấm mốc), thì sẽ dẫn đến chứng bệnh “Hương cảng cước”.

Vì phương thuốc này thanh nhiệt táo thấp, giỏi về chạy xuống nên sau khi dùng thuốc này có thể khử trừ thấp nhiệt nửa mình dưới, và chữa được chứng “Hương cảng cước”.

0/50 ratings
Bình luận đóng