Khái niệm
Phù thũng là chỉ chứng toàn thân phù nề, ấn vào lõm sâu lâu mới nổi lên.
Sách Nội kinh đem chứng Phù thũng gọi là “Thủy” và “Thủy thũng”, lại chia ra các chứng hậu “Phong thủy”, “Thạch thủy”, “Dũng thủy”. Sách Kim quỹ yếu lược lại gọi là “Thủy khí” và đặt ra các chuyên luận chia làm các loại: “Phong thủy”, “Bì thủy”, “Chính thủy”, “Thạch thủy” … Chu Đan Khê đời Nguyên lại chia ra hai loại lớn là “Dương thủy”, “Âm thủy”, về sau thường áp dụng cách phân loại này.
Bì phu phù thũng nên chia ra “Thủy thũng” và “Khí thũng”. Loại trên là bì phu thũng trướng mà có thủy sắc (vẻ như ứ nước) ấn vào lõm sâu lâu mới nổi. Loại sau thì sắc da không thay đổi ấn vào nổi lên ngay. Mục này thảo luận là Thủy thũng.
Ngoài ra, nếu Thủy thũng thiên về chi dưới, tham khảo mục “Túc thũng”. Các loại “Thũng trướng khi có thai”, “Sản hậu phù thũng” có chuyên mục riêng không thuộc phạm vi mục này.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
- Phù thũng do phong hàn xâm phạm Phế: Có chứng mi mắt phù nề trước tiên, xu thế rất nhanh, tiếp theo là tứ chi và toàn thân đều thũng, sợ phong hàn hoặc kiêm chứng phát sốt, đau khớp xương, tiểu tiện ít, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn.
- Phù thũng do phong nhiệt phạm Phế: Có chứng mi mắt và vùng mặt phù thũng đột ngột, phát nhiệt ố phong, khái thấu, họng sưng đỏ đau, tiểu tiện vàng sẻn, rìa lưỡi và đầu lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Sác.
- Phù thũng do thủy thấp khốn Tỳ: Có chứng chân tay mình mẩy phù thũng phát bệnh từ từ, bệnh trình hơi dài, xu thế thũng phần nhiều bắt đầu từ tứ chi, vùng bụng, chi dưới phù rõ rệt, mình nặng khó chịu, bụng đầy buồn nôn, nhạt miệng, tiểu tiện trong mà sẻn, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Trầm Hoãn hoặc Trầm Trì.
- Phù thũng do Tỳ dương hư: Có chứng Thủy thũng từ bụng và lưng trở xuống khá nặng, tái phát nhiều lần không khỏi, ấn vào lõm sâu lâu mới nổi. Tinh thần mỏi mệt chân tay lạnh, kém ăn đại tiện nhão, tiểu tiện lượng ít sắc trong, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, trơn nhớt, mạch Trầm Hoãn.
- Phù thũng do Thận dương hư: Có chứng phù thũng toàn thân, xu thế thũng phần nhiều bắt đầu từ lưng và chân trước, lưng trd xuống phù rõ rệt, mắt cá chân trong hai bên phù càng nặng, lưng đùi yếu mỏi nặng nề, âm nang ẩm và lạnh, sơ lạnh, chân tay lạnh, tiểu tiện lượng ít sắc trong, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Tế Nhược.
- Phù thủng do khí huyết đều hư: Có chứng phù thũng ở vùng mặt, dần dà đến tứ chi, sắc mặt trắng nhợt hoặc vàng bủng, môi trắng nhợt, choáng váng hồi hộp đoản hơi kém ăn, thân thể mỏi mệt, tinh thần bạc nhược, chất lưỡi nhợt, ít rêu, mạch Hư Tế vô lực.
Phân tích
Chứng Phù thũng do phong hàn phạm Phế với chứng phù thũng do phong nhiệt phạm Phế: Loại trên là do ngoại cảm phong hàn, Phế khí bị uất, mất chức năng tuyên phát túc giáng. Phế mất sự túc giáng thì thủy đạo không thông dồn xuống Bàng quang. Sự phân bố và bài tiết thủy dịch phát sinh trướng ngại dẫn đến thủy thấp ứ đọng xuất hiện chứng tiểu tiện không lợi và phù thũng. Loại sau là do cảm nhiễm phong nhiệt ở trên, Phế không được thanh túc, Phế là thượng nguồn của nước, Phế khí bị uất mất sự thanh túc thì không thể thông điều được thủy đạo phát sinh thủy thũng. Vị trí bệnh của hai chứng này đều ở Phế; vị trí Phế ở Thượng tiêu, Thủy đạo ở Thượng tiêu không thông cho nên xu thế thũng ở vùng mi mắt và đầu mặt rất rõ rệt.
Khi chẩn đoán phân biệt, loại trên có triệu chứng phong hàn ở biêu như ố hàn nặng, phát nhiệt nhẹ, khớp xương đau mỏi đó là những biểu hiện tà khí ẩn náu ở phần biểu của Túc Thái dương, kinh khí của Thái dương không thông đạt. Loại sau có những đặc điểm của phong nhiệt là phong nhiệt phạm biểu phát nhiệt nặng, ố hàn nhẹ, khái thấu, họng đỏ, tiểu tiện sẻn đỏ… Loại trên mạch phần nhiều là Phù Khẩn, loại sau mạch phần nhiều Phù “Sác. Loại trên rêu lưỡi phần nhiều trắng mỏng; loại sau rêu lưỡi phần nhiều vàng mỏng. Nguyên tắc điều trị cả hai đều phải phát biểu nhưng phù thũng do phong hàn phạm Phế nên sơ giải phong hàn, tuyên Phế lợi thủy có thể dùng Ma hoàng gia truật thang. Phù thũng do phong nhiệt phạm Phế điều trị nên tân lương tuyên Phế, thanh nhiệt lợi thủy có thể dùng Ma hoàng Liên kiều xích tiểu đậu thang.
– Chứng Phù thũng do thủy thấp khốn Tỳ với chứng Phù thũng do Tỳ dương hư: Phù thũng do thủy thấp khôn Tỳ phần nhiều do Tỳ khí vốn hư không đủ sức vận hóa thủy thấp, thấp tụ lại làm khôn đôn Tỳ; hoặc là lội nước dầm mưa, ở lâu nơi đất ẩm hàn thấp xâm phạm vào trong lưu trệ ở Trung tiêu, Tỳ bị thấp làm khốn đốn mất chức năng vận hóa, thủy thấp không tiết xuống dưới được tràn lan ra cơ phu phát sinh thủy thũng. Tỳ chủ tứ chi, Tỳ bị thấp làm khôn đôn phát sinh thủy thũng, hiện chứng thũng phần nhiều bắt đầu từ tứ chi; thấp làm khôn đôn bên trong, thanh dương không thăng cho nên đầu nặng như bị bó, tính thấp nhiều vẩn đục thủy thấp đình trệ ở trong thì thân thể nặng nề khốn đôn và nhạt miệng. Thấp làm khôn đôn Trung tiêu, thăng giáng không điều, Vị mất sự hòa giáng thì ngực đầy mà buồn nôn. Thấp là âm tà, thủy thấp khốn đốn bên trong, Bàng quang khí hóa không lợi tiểu tiện trong mà ít. Tóm lại Phù thũng do Thủy thấp khốn Tỳ khi biện chứng cần phải nắm vững đặc điểm thấp tà nặng hay nhẹ. Còn phù thũng do Tỳ dương hư phần nhiều do thủy thũng thực chứng, bỏ lỡ cơ hội điều trị lâu ngày tổn hại tới Tỳ dương, hoặc do mệt nhọc thương Tỳ, Tỳ hư mất chức năng vận hóa, dương hư không chế được Thủy nên phát sinh Thủy thũng, tình trạng thũng từ lưng bụng trở xuống rât nặng, thường tái phát khó khỏi ấn vào lốm sâu lâu mới nổi, lại kiêm thêm các chứng trạng chân tay lạnh, mỏi mệt, kém ăn, đại tiện nhão do Tỳ dương bất túc. Khi lâm sàng biện chứng thủy thũng khôn đốn Tỳ cần chú trọng vào chữ “Thâp”, chủ yếu là biểu hiện thực chứng, thuộc chứng trong thực kiêm hư, Phù thũng do Tỳ dương hư chú trọng vào hiện tượng hư thuộc “dương hư” rất rõ. Thủy thấp khôn Tỳ điều tri theo phép ôn hóa thủy thấp thông dương lợi Thủy, chọn dùng các phương Vị linh thang, Ngũ bì ẩm. Tỳ dương hư nên dùng phép ôn vận Tỳ dương kết hợp với hóa thấp lợi thủy cho uống Thực Tỳ ẩm.
– Chứng Phù thũng do Tỳ dương hư với chứng Phù thũng do Thận dương hư: Cả hai đều thuộc chứng hậu dương hư, bệnh trình dằng dai, xu thế thũng từ lưng trở xuống rất rõ, rêu lưỡi và biểu hiện mạch cũng gần giống nhau, vả lại lâm sàng hai loại này thường đồng thời xuất hiện, phù thũng do Thận dương hư nặng hơn so với Tỳ dương hư. Triệu chứng biểu hiện thường là toàn thân thủy thũng. Vì lưng là phủ của Thận, Thận thuộc Hạ tiêu, Thận dương bất túc thủy đạo ở Hạ tiêu không thông cho nên xu thế thũng phần nhiều bắt đầu từ chân và lưng trước tiên, tình trạng thũng ở hai mắt cá chân càng rõ rệt lại có thêm kiêm chứng lưng gối nhức mỏi nặng nề, âm nang ẩm và lạnh… Phù thũng do Tỳ dương hư thường kiêm các chứng trạng kém ăn, đại tiện nhão, chân tay lạnh, mỏi mệt, chẩn đoán tỷ mỉ tự thấy rất rõ. Phù thũng do Thận dương hư điều trị nên làm ấm áp Thận dương, hóa khí hành Thủy dùng phương Tế sinh Thận khí hoàn làm chính.
– Chứng Phù thũng do khí huyết đều hư: Phần nhiều do Tỳ vị khí hư, sinh hóa bất túc hoặc sau khi ốm lâu khí huyết đều suy tạng phủ không được nuôi dưỡng dẫn đến sự trao đổi công năng thủy dịch thất thường mà phát sinh thủy thũng. Vạn bệnh hồi xuân – Thủy thũng có nói “Sáng nhẹ nhàng tối căng thẳng là huyết hư, tối nhẹ nhàng sáng căng thẳng là khí hư. Cả sáng và tối đều căng thẳng là khí huyết đều hư”. Lời bàn này có sự chú ý về nặng nhẹ của khí và huyết có thể tham khảo khi biện chứng. Phân biệt chứng này với chứng Phù thũng do Tỳ dương hư: Khí hư của chứng này thì là đoản hơi, còn huyết hư như sắc mặt nhợt hoặc vàng bủng, môi trắng nhợt, hồi hộp đầu choáng là những chứng hậu đột xuất. Nếu như không xuất hiện các chứng trạng dương hư như: chân tay lạnh, đại tiện nhão, xu thế thũng cũng không nặng như phù thũng thuộc dương hư; điều trị chủ yếu dùng phép ích khí bổ huyết phần nhiều chọn dùng Quy Tỳ thang.
Chứng Phù thũng phát sinh chủ yếu phải trách cứ vào công năng trao đổi thủy dịch mất điều hòa. Trong quá trình trao đổi thủy dịch của con người thì Phế khí tuyên phát túc giáng. Tỳ khí chuyển vận thăng giáng, Thận dương hun đốt biến hóa, Bàng quang khí hóa cho đến công năng trao đổi thủy dịch trên con đường lưu thông của Tam tiêu đều có tác dụng trọng yếu. Nếu Phế khí tuyên giáng thất thường, thủy đạo không thông có chứng thũng từ lưng trở lên, Tỳ khí vận hóa thất thường công năng khí hóa của Thận thất thường thủy đạo ở Hạ tiêu không thông nước ứ đọng ở dưới sẽ thũng từ lưng trở xuông. Nói chung phát bệnh khá nhanh xu thế thũng nghiêng về bộ phận trên thuộc về Nhiệt chứng và Thực chứng gọi là Dương thủy. Phát bệnh từ từ, bệnh trình kéo dài, xu thế thũng nghiêng về bộ phận dưới thuộc Hàn chứng, Hư chứng gọi là Âm thủy. Sách Chứng trị yếu quyết nói: “Thũng khắp mình, phiền khát, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện thường khó đi là thuộc Dương thủy. Khắp mình thũng không phiền khát, đại tiện điều hòa hoặc đi lỏng, tiểu tiện tuy ít nhưng không đỏ rít là thuộc Âm thủy”. Nhưng trên thực tế thường thấy Hư Thực lẫn lộn, trong lâm sàng cần căn cứ vào đặc điểm chứng trạng mà chẩn đoán phân biệt.
Trích dẫn y văn
– Bệnh có loại Phong thủy, Bì thủy, Chính thủy, Thạch thủy và có loại Hoàng hãn. Phong thủy thì mạch Phù, chứng ở bên ngoài là đau xương, ố phong. Bì thủy thì mạch cũng Phù chứng ở bên ngoài thì mu bàn chân sưng ấn vào lõm sâu không ố phong, bụng to như cái trông, không uống nước nên phát hãn. Chính thủy thì mạch Trầm Trì ngoại chứng là suyễn thở. Thạch thủy thì mạch Trầm ngoại chứng thì bụng đầy nhưng không suyễn. Hoàng hãn thì mạch Trầm Trì, phát sốt, ngực đầy tứ chi và đầu mặt phù thũng, lâu ngày không khỏi tất dẫn đến ung mủ (Kim quỹ yếu lược – Thủy khí bệnh mạch chứng tính trị).
– Chứng Thủy thũng phát từ bụng trước rồi sau mới phân tán ra tứ chi có thể chữa được. Nếu phát từ tứ chi trước rồi sau tập trung vào bụng không chữa được. Đại tiện lỏng nhão kết hợp với môi thâm vùng khuyết bồn bằng phẳng, rốn lồi, lòng bàn chân phẳng, lưng phẳng hoặc cơ thịt rắn hoặc bàn tay phẳng, đối với nam giới thì thũng từ chân trở lên; đôi với nữ giới thì thũng từ trên trở xuống đều là bất trị.
(Xét: Chữ “bất trị” ở đây nên hiểu là khó chữa).