Ho gà là một loại bệnh truyền nhiễm tiếp sau viêm phổi. Tỉ lệ phát bệnh tương đối cao, vi trùng gây bệnh là trực khuẩn trong máu (ho gà còn gọi là ho bách nhật).

NGUYÊN NHÂN PHÁT BỆNH

Trực khuẩn Hemophilus peritussis lây nhiễm chủ yếu là nước bọt qua không khí truyền đi. Tính lây nhiễm bệnh rất mạnh, khi đứa trẻ bị bệnh ho ra, thì tất cả những đứa trẻ xung quanh cách nó 2m đều có khả năng hít thở không khí có nước bọt ấy mà bị lây, cho nên trẻ sơ sinh cũng phải chú ý đứng cách xa trẻ bị ho gà. Bệnh này xảy ra quanh năm, thường nhiều nhất là mùa đông và mùa xuân. Trẻ nhỏ khả năng bị cảm nhiều nhất, bao gồm cả trẻ mới sinh, nhưng thường thấy nhiều nhất là trẻ từ 1 – 4 tuổi. Trẻ đã bị qua một lần ho gà, thì sau đó

coi như miễn dịch, rất hiếm thấy người nào một đời bị ho gà hai lần. Quá trình bệnh ho gà tương đối dài, đại thể có thể chia làm 3 giai đoạn: thời kì triệu chứng viêm 1 – 2 tuần, thời kì ho giật khoảng 2 – 8 tuần, thời kì khôi phục khoảng 2 – 3 tuần, cộng thêm thời kì ủ bệnh 10 ngày; toàn bộ quá trình từ đầu đến cuối của bệnh khoảng 3 tháng. Nói tóm lại, ho gà bắt đầu khi phát bệnh là đã có tính truyền nhiễm, nhưng tùy từng thời kì của bệnh khác nhau mà tính truyền nhiễm khác nhau nhưng giai đoạn nào có tính truyền nhiễm mạnh nhất? Qua sự nghiên cứu của y học, người ta phát hiện, người bệnh ho gà ở thời kì triệu chứng viêm có tính truyền nhiễm mạnh nhất, bởi vì lúc này vi khuẩn gây bệnh ở trên niêm mạc của đường hô hấp phía trên đang sinh sôi, phát triên nhiều nhất, đồng thời luôn luôn bay theo nước bọt ra ngoài. Vi khuẩn gây bệnh lúc này có thể sản sinh độc tố tương đối nhiều, tính độc cũng mạnh, dẫn đến gây bệnh cũng mạnh hơn. Ngoài ra, người bệnh đang ở triệu chứng viêm, nhìn bệnh trạng tương đối nhẹ, những người xung quanh coi thường mà phạm vi hoạt động của bệnh nhân lại cũng tương đối rộng, do đó truyền bệnh nhiều hơn. Vì vậy, cần phải đặc biệt chú ý những bệnh nhân ho gà đang ở thời kì viêm, những đứa trẻ bị cảm khả nghi thì phải quan sát tỉ mỉ, cố gắng đi bệnh viện sớm, chẩn đoán điều trị sớm, và cách li kịp thời, để tránh gây nên dịch ho gà. Trực khuẩn ho gà sau khi xâm nhập đường hô hấp, sẽ sinh sôi, nảy nở ngay trên niêm mạc cổ họng, phế quản và nhánh phế quản, đồng thời sản sinh một lượng lớn nội độc tố, dẫn đến sưng tấy tương đối lớn, khiến cho đầu phía dưới cuối dây thần kinh trên niêm mạc bị kích thích. Sự kích thích này truyền vào vỏ đại não gây nên ho phản xạ, ho kịch liệt, ho liên tục và ho co giật.

TRIỆU CHỨNG PHÁT BỆNH

Trẻ bị bệnh ho nghiêm trọng, quá trình bệnh kéo dài, triệu chứng toàn thân tương đối nhẹ. Triệu chứng chủ yếu của trẻ bị bệnh là ho thành từng cơn, ho co giật, sau mỗi cơn ho kèm theo tiếng thở dài mà sâu, kéo dài thông thường 2 – 3 tháng trở lên, nên ho gà còn có tên gọi là “ho bách nhật” (100 ngày), trẻ thơ rất dễ bị, kèm theo bệnh viêm phổi phế quản nghiêm trọng.

Bị nhiễm ho gà sau khoảng 10 ngày mới xuất hiện triệu chứng bệnh. Triệu chứng bệnh ban đầu giống như cảm mạo thông thường: nhiệt độ thấp, ho nhẹ, chảy mũi, hắt hơi. Qua 3 – 4 ngày sau, nhiệt độ của trẻ trở lại bình thường, mà ho thì lại có xu thế tăng nặng thêm, đặc biệt về đêm ho càng ác liệt, qua 7 – 10 ngày sau, ho biến thành từng cơn, ho co giật, ho liên tục, trẻ khi ho đỏ mặt, tía tai, thậm chí tím cả mặt cả tai, tĩnh mạch ở cổ căng lên, chảy nước mũi, ra mồ hôi, thè lưỡi ra ngoài môi, ưỡn bụng, nắm chặt tay tỏ vẻ vô cùng đau đớn, ho cho đến khi buộc phải lấy lại hơi mới tạm ngừng ho. Tiếp sau là có một lần thở sâu và dài vì không khí cấp tốc thông qua cửa thanh đới chật hẹp cho nên phát ra tiếng rống như gà gáy. Cứ như vậy lặp đi lặp lại mấy lần, thậm chí mười mấy lần, mà lần sau lại nặng hơn lần trước, cho đến khi đờm đặc hoặc là chất tiết trong dạ dày nôn ra được mới ngừng ho. Cũng có thể do ăn uống, nhiệt độ môi trường xung quanh biến đổi đột ngột, hít thở bị bụi, khói, mệt mỏi hoặc tâm lí bị kích động mà dẫn đến ho. Thời gian trẻ bị ho thường thường xuất hiện các triệu chứng phù thũng. Kết mạc mắt xuất huyêt, chảy máu cam, lưỡi bị tưa, dinh dưỡng không tốt. Trẻ thơ có thể không xuất hiện ho điển hình, mà biểu hiện là ngạt thở hoặc thiếu oxi, co giật. Bệnh ho thông thường kéo dài 2 – 6 tuần sau đó ho cứ từ từ giảm nhẹ, lại qua 2 – 3 tuần nữa, ho dần dần tiêu tan và khỏi hắn.

Ngoài ra, cần phải nhấn mạnh rằng, triệu chứng đặc biệt của trẻ trên lâm sàng, thường không ho giật và hít thở sâu dài phát ra tiếng gà gáy, mà thường biểu hiện ngừng thở ngắt quãng từng cơn, da tím xanh, thậm chí xuất hiện cơn giật. Còn có một số người lớn hoặc trẻ lớn tuổi và cả những trẻ nhỏ đã tiêm chủng dự phòng thì triệu chứng ho gà có thể nhẹ mà không điển hình, chỉ có thời gian 2 – 3 tuần hoặc dài hơn nhưng chỉ ho khan, không ho từng cơn và ho co giật. Cũng có một số ít trẻ bị ho gà vì quá trình bệnh kéo dài, sức miễn dịch kém. vì bị cảm nhiễm vi khuẩn hoặc virut gây bệnh khác nên sinh ra các bệnh khác kèm theo. Nếu bố mẹ quan sát con cái một cách chu đáo tỉ mỉ phát hiện sớm thì sẽ không gặp khó khăn trong điều trị và không để lại biến chứng.

CHẨN ĐOÁN BAN ĐẦU

Ho gà là một loại bệnh truyền nhiễm đường hô hấp thường thấy ở khoa nhi, bệnh nhân là nguồn truyền nhiễm duy nhất. Từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn đều có thể bị bệnh ho gà. Vì bệnh này có thể làm cho toàn bộ hệ thống hô hấp bị viêm nhiễm, nghiêm trọng thì có thể xảy ra triệu chứng tổng hợp ho gà, nguy hại rất lớn đối với trẻ nhỏ. Vì vậy chẩn đoán sớm đối với ho gà là vô cùng quan trọng, vậy thì làm thế nào để có thể chẩn đoán được sớm đối với bệnh ho gà? Từ phần trên chúng ta đã hiểu được, quá trình ho gà thông thường trải qua các giai đoạn: tiềm ẩn, viêm, ho giật, và khôi phục. Khi xuất hiện ho co giật điển hình thì chẩn đoán chẳng có gì là khó khăn. Do đó, tiến hành chẩn đoán thời kì trước của ho co giật là vấn đề mấu chốt. Triệu chứng của bệnh ho gà thời kì đầu tương tự như cảm mạo trúng gió thông thường, chỉ biểu hiện các triệu chứng sốt, hắt hơi, ho. Nói chung rất dễ bị người ta coi là cảm mạo, nhưng trên thực tế chỉ cần quan sát một cách tỉ mỉ đối với trẻ bị bệnh là có thể phát hiện, ho gà thời kì đầu trên lâm sàng vẫn có những đặc trưng sau:

  1. Cùng với sự mất dần của triệu chứng cảm mạo thì ho càng ngày càng nặng thêm.
  2. Đặc điếm của ho là có xu thế ngày ho nhẹ, tôi ho nặng hơn và ho thành từng cơn.
  3. Ho thường kèm theo nôn.
  4. Ho nặng mà ít có đặc trưng.
  5. Kiểm tra sơ đồ cấu tạo máu: tổng số bạch cầu tăng cao và tê bào lâm ba tăng cao rõ rệt.
  6. Có lịch sử tiếp xúc với bệnh ho gà.
  7. Trẻ mới sinh hoặc trẻ nhỏ có triệu chứng hô hấp bị ngừng thành từng cơn và xuất hiện vết đen tím dưới da không rõ nguyên nhân. Khi nghi trẻ bị ho gà, cần kiểm tra những vấn đề liên quan, ở bệnh viện, đối với bệnh nhân có nghi ngờ là ho gà, thường tiến hành kiểm tra vi khuẩn, tức là lấy chất tiết ra ở mũi ở cổ họng, thông qua tác dụng kháng thể đặc biệt của hấp phụ huỳnh quang, dưới kính hiển vi huỳnh quang tìm được vi khuẩn gây bệnh; còn có thể nuôi cấy vi khuẩn, việc này có ý nghĩa rất lớn đối với việc chẩn đoán ho gà ở thời kì đầu. Ngoài ra, đối với người lớn hoặc trẻ lớn tuổi và cả trẻ đã qua tiêm chủng dự bị bệnh ho gà, triệu chứng ho gà có thể nhẹ mà không điển hình, chỉ có ho khan 2 – 4 tuần, cũng có thể căn cứ vào việc kiểm tra hữu quan của phòng thực nghiệm có thể đưa ra sự chẩn đoán thời kì đầu của bệnh này, để đề ra biện pháp điều trị.

NHỮNG BIẾN CHỨNG BỆNH CỦA HO GÀ THƯỜNG THẤY

Nguy hiểm của ho gà không đáng sợ, cái đáng sợ là từ đó mà xảy ra các biến chứng khác. Trong toàn bộ quá trình mắc bệnh ho gà, nếu như trẻ có cơ thể tốt, chữa trị kịp thời, chăm sóc chu đáo thì khỏi bệnh tương đối nhanh. Nhưng có một số ít trẻ bị bệnh mà sức đề kháng của cơ thể kém, chẩn đoán chữa trị không đúng, chăm sóc không thỏa đáng thì bệnh biến chứng có thể kéo dài, lâu khỏi, cá biệt nghiêm trọng gây nên tử vong.

  1. Bệnh về hệ thống hô hấp

Thường thấy nhiều nhất là viêm phế quản, viêm phế quản. Phần lớn xảy ra sau khi cảm nhiễm ho gà, vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn thường thấy của đường hô hấp. Bệnh này có thể xảy ra ở các thời kì của quá trình mắc bệnh, nhưng ở thời kì ho co giật là nhiều nhất. Viêm phổi nghiêm trọng còn có thể biến chứng thành tâm lực suy kiệt. Ngoài ra, còn gây nên bệnh xẹp phổi, giãn phế quản, phế quản phình ra, màng cách phủ tạng bị dãn. Những trẻ vốn bị kết hạch phổi thì khi bị ho gà, nó kích thích trở lại, làm cho kết hạch khuyếch tán dẫn đến nhiều hậu quả khác.

  1. Bệnh về hệ thống thần kinh

Nội độc tố của trực khuẩn ho gà có thể dẫn đến bệnh não trúng độc và một loạt hậu di chứng cho hệ thống thần kinh trung khu, như động kinh, suy giảm trí lực. Bệnh não ho gà chủ yếu phát sinh ở thời kì ho co giật, biểu hiện lâm sàng là: co giật dồn dập, ngớ ngẩn, sốt cao, thậm chí xuất hiện phù não, nguy hiểm tới sinh mệnh. Có trường hợp do ho giật kịch liệt dẫn đến mạch máu não co giật, não thiếu oxi, não xuất huyết, tay chân co giật.

  1. Bệnh về hệ thống mạch máu tim

Hệ thống mạch máu tim bị trở ngại nghiêm trọng, có thể dẫn đến tim phình to, thậm chí suy tim (phần lớn là những trẻ sơ sinh thân thể hư nhược hoặc có bệnh tim bẩm sinh). Trẻ mới sinh thân thể yếu ớt (hư nhược) có thể xuất huyết dưới da, xuất huyết từng chấm nhỏ trong não, thậm chí xuất huyết trong tai. Trường hợp nghiêm trọng còn khạc ra máu, nôn ra máu, tiểu tiện ra máu, do đó dẫn đến suy kiệt tuần hoàn cấp tính.

  1. Bệnh về hệ thống tiêu hóa

Do bệnh ho gà thường kèm theo triệu chứng ngán, ăn và nôn mửa, có thể dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Khi ho mạnh, áp lực trong bụng tăng cao có thể dẫn đến sa nang và thoát giang.

Hiểu được hậu quả nghiêm trọng của những biến chứng bệnh ho gà, các bậc cha mẹ không thể coi thường, bỏ mặc trẻ bị bệnh, càng không thể có tâm lí cầu may, mà phải phối hợp với thầy thuốc cứu chữa cho trẻ nhanh chóng bình phục.

PHÂN LOẠI HO GÀ THEO ĐÔNG Y

Ho gà, y học cổ truyền còn gọi là ho bạch lộ, ho dịch, ho khò khè, ho đôn. Thường ho từng trận, kèm theo tiếng rít, đó là đặc trưng ho gà. Quá trình mắc bệnh kéo dài, khó mà khỏi nhanh được. Đông y cho rằng bệnh này là do khi nhiễm bệnh bị tà dịch vào từ miệng, mũi xâm nhập vào phổị, phổi bị vẩn đục hoặc đờm nước giải gây tắc bên trong, đường khí không thông suốt. Bệnh ho gà chia làm 3 thời kì:

  1. Thời kì đầu

Thời kì này có hai loại chứng là chứng phong hàn và chứng phong nhiệt.

  • Chứng phong hàn: Do gió rét bên ngoài thốc vào, phổi bị mờ đục, nổi đờm tắc bên trong, đường phế quản mất thông suốt gây ra. Triệu chứng: ngoài những triệu chứng giống như cảm cúm ra, tiếng ho nặng đục, dịch đờm loãng, mặt tái kiểu lạnh, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch phù.
  • Chứng phong nhiệt: hoặc bị gió nóng xâm nhập, hoặc hàn hóa nhiệt tà khí uất trong phổi, đờm phục sẵn bên trong, tân dịch bị đốt nóng, dạ dày bốc nhiệt lên gây ra. Triệu chứng: ngoài những triệu chứng như cảm cúm ra, tiếng ho âm vang, đờm đặc quánh, vừa ho vừa nôn, mặt tím môi đỏ, nước tiểu vàng, đại tiện khô, chót lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù.
  1. Thời kì ho co giật

Gồm có chứng đờm nhiệt và chứng đờm thấp.

  • Chứng đờm nhiệt: do đờm nhiệt dính kết lại làm tắc đường khí, gây khó khăn cho khí vào phổi, phế vị khí nghịch, đờm hỏa tổn thương huyết lạc mà dẫn đến. Triệu chứng: ho co giật kịch liệt, tiếng ho âm vang to, đờm đặc quánh khó ra, ho và phải nôn, mặt phù, mắt, lợi, khoang mũi xuất huyết, hoặc trong đờm có máu, nôn nao, mất ngủ, miệng khô khát nước, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mà lầy nhầy, phía dưới lưỡi sưng tấy, loét, mạch đập mạch.
  • Chứng đờm thấp: do đờm làm tắc nghẽn trong hệ phổi, khí thở ra, không thông dẫn đến. Chứng này với nguyên nhân chứng đờm nhiệt nói ở trên có tương quan, nhưng trẻ bị chứng này thường là tỳ hư, cho nên cơ lí của bệnh là đờm thấp là chủ yếu. Triệu chứng ho co giật không kịch liệt như ho đờm nhiệt, tiếng ho chậm nhẹ, đờm loãng, sắc mặt màu vàng, mắt trũng, đại tiện loẹt xoẹt, biếng ăn, rêu lưỡi trắng mà trơn hoặc trắng lầy nhầy, mạch đập nhanh.
  1. Thời kì khôi phục

Gồm có chứng âm hư, chứng khí hư.

– Chứng âm hư: do ho kéo dài tổn thương phổi, phế âm không đủ, nhiệt thừa đốt nóng dẫn đến. Triệu chứng: ho co giật giảm dần, nhưng tiếng ho khàn khàn, ho khan không đờm hoặc đờm ít mà đặc, sắc mặt hơi hồng, ra mồ hôi trộm, nằm ngủ không yên, môi miệng khô đỏ, rêu lưỡi ít mà khô, mạch trầm nhỏ.

– Chứng khí hư: do ho kéo dài tổn thương phổi, phế khí không đủ, tỳ yếu mà dẫn đến, thần sắc mệt mỏi, tự ra mồ hôi, tay chân thiếu nhiệt, ăn ít bụng đầy hơi, phân nhão, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng mà trơn, mạch nhỏ yếu.

ĐIỀU TRỊ ĐÔNG Y

Đối với bệnh ho gà, Đông y căn cứ kết quả biện chứng như thế nào, để tiến hành điều trị? Đã lựa chọn nguyên tắc điều trị, bài thuốc tiêu biểu và các vị thuốc như thế nào? Xin giới thiệu tóm tắt như sau:

  1. Ho ở thời kì đầu của chứng phong hàn dùng nguyên tắc điều trị

Tuyên phế tán hàn, giáng khí hóa đàm.

Bài thuốc tiêu biểu: Hạnh tô tán, gồm các vị thuốc

Hạnh nhân, Tô diệp, Tiền hồ, Cát cánh, Chỉ xác, Bối mẫu, Hoàng cầm, Mạch đông, Tang bạch bì, Cam thảo.

Đối với chứng phong nhiệt dùng nguyên tắc điều trị: Thanh tuyên phế vệ, giáng khí hóa đờm. Bài thuốc tiêu biểu là: Tang cúc ẩm gia vị, gồm có Tang diệp, Cúc hoa, Liên kiều, Bạc hà, Hạnh nhân, Cát cánh, Lô căn, Qua lâu, Đông qua nhân.

  1. Chứng đờm nhiệt của thời kì ho co giật (tức thời kì giữa) dùng nguyên tắc chữa trị

Thanh nhiệt tả phế, địch đàm giáng nghịch. Phương thuốc tiêu biểu: Tang bạch bì thang hợp thiên kim vi kinh thang gia giảm, gồm có: Tang bạch bì. Hạnh nhân, Hoàng cầm, Bối mẫu, Tô tử, Đông qua nhân, Lô căn, Đình lịch tử, Đào nhân. Chứng đàm thấp, dùng nguyên tắc chữa trị: Ôn phế hóa đàm, Tá dĩ giáng nghịch. Phương thuốc tiêu biểu: Tiểu thanh long thang gia vị. gồm có: Ma hoàng, Quê chi, Tế tân, Can khương, Bán hạ, Ngũ vị tử, Bạch thược, Nam tinh, Đại giả thạch.

  1. Chứng phòng hư của thời kì khôi phục (tức thời kì sau cùng) dùng nguyên tắc chữa trị

Dưỡng âm nhuận phế, thanh hóa đàm nhiệt. Phương thuốc tiêu biểu: Sa sâm mạch đông thang gia giảm, gồm các vị: Sa sâm. Mạch đông, Thiên đông, Tang diệp, Tỳ bà diệp, Tri mẫu, Bách bộ. Chứng khí hư dùng nguyên tắc chữa trị: Bổ phế kiện tỳ, Ôn hóa đàm học, gồm các vị thuốc: Đảng sâm, Phục linh, Bạch truật,

Cam thảo, Mạch đông, Ngũ vị tử, Trần bì, Bán hạ, Hạnh nhân, Mã đâu linh.

Từ giới thiệu trên đây, chúng ta có thể thấy, phương pháp chữa trị của Đông y coi trọng hóa đờm giáng nghịch, làm thông suốt đường khí lợi phổi. Hóa đàm giáng nghịch là phải quán triệt từ đầu đến cuối điều trị bệnh này. Do vì bệnh ho gà có sự biến đổi bệnh lí của thời kì đầu, thời kì ho co giật, thời kì phục hồi, cho nên trong điều trị còn phải chú ý đến: thời kì đầu tuyên phế, thời kì giữa và thời kì sau cùng phải nhuận phế, căn cứ sự khác nhau của hàn nhiệt hư thực mà điều trị một cách thích hợp.

Đông y học coi trọng các mặt “trị gốc lẫn ngọn”, “phò chính khử tà”, “điều chỉnh âm dương” và cả các nhân tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa mà khống chế cho thích hợp, phương pháp đã khoa học lại độc đáo, mong các bậc làm cha làm mẹ, đồng thời với việc chữa trị bằng Tây y, ứng dụng Đông y chữa bệnh (phải có sự chỉ dẫn của thầy thuốc), như vậy sẽ nhanh chóng hiệu quả.

ĐIỀU TRỊ BẰNG TÂY Y

Đặc điểm của Tây y là hiệu quả chữa trị nhanh, đặc biệt đối với trường hợp cấp cứu.

Với trường hợp thông thường, trẻ 1 tuổi trở lên bị bệnh ho gà, nếu không có biến chứng thì không nhất thiết phải đi nằm viện. Trẻ sơ sinh 1 tuổi trở lại, nếu ho co giật mạnh, hoặc hô hấp bị ngắt quãng, da xanh đen hồng thì phải vào điều trị bệnh viện, để tiện theo dõi cấp cứu, tránh xảy ra sự cố bất ngờ. Trẻ xuất hiện biến chứng thì phải vào viện ngay. Trẻ bị bệnh ho ở thời kì co giật thì phải cho nằm nghỉ ngơi trên giường, tăng cường chăm sóc, đối với những trẻ lên cơn ho, tác thở từng trận, thì người lớn phải thường xuyên bên giường, cấp cứu kịp thời, nếu không dễ xảy ra tử vong. Trường hợp ho kịch liệt, dồn dập thì dùng thuốc trấn tĩnh, chỉ ho và khử đờm; khi lên cơn ho nghẹt thở tạm thời, thì nên cho trẻ nằm ở vị trí đầu thấp, chân cao, vỗ nhẹ sau lưng để cho đờm dễ chảy ra ngoài, có thể cho trẻ thở oxi, dùng máy hút đờm ra, đồng thời hô hấp nhân tạo. Thuốc kháng sinh nên cho uống vào thời kì đầu, có tác dụng rút ngắn quá trình mắc bệnh, sau khi xuất hiện ho co giật thì dùng thuốc kháng sinh chẳng mấy hiệu quả.

Hiện nay vẫn dùng Erythromycin, cũng có thể dùng Aminobenzil penicilline và Gentamicin, liệu trình 7 – 10 ngày. Liều lượng dùng: Erythromycin mỗi ngày 20 – 40mg/kg, uống chia làm 4 lần. Aminobenzil penicilline mỗi ngày 50 – 100mg/kg chia làm 2 lần tiêm bắp, Gentamicin mỗi ngày 3 – 5mg/kg chia làm 2 lần tiêm bắp. Trường hợp ho gà co giật nghiêm trọng có thể dùng hoócmôn, tiêm Cortisol vào tĩnh mạch có thể giảm nhẹ co giật một cách rõ rệt. Đối với trẻ ho gà kèm biến chứng, có thể dùng thêm loại thuốc tương ứng với biến chứng đó như thuốc Stroplanthin K. 0,007 – 0,01mg/ kg/lần dùng cho biến chứng suy tim pha loãng với đường glucose 5% hoặc 10% rồi truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch, hoặc là Tây địa lan 0,03mg/kg/lần tiêm bắp hoặc truyền vào tĩnh mạch. Ngoài ra có thể trị liệu bằng

Đông y, phương pháp của Đông y tiến hành chữa trị bệnh ho gà bằng biện chứng luận, hiệu quả điều trị cũng rất tốt. Áp dụng phương pháp kết hợp Đông Tây y để điều trị bệnh ho gà, thường thường hiệu quả nhanh hơn. Các bậc cha mẹ có thể suy nghĩ vấn đề này.

PHƯƠNG PHÁP ĂN ĐỂ CHỮA BỆNH HO GÀ

Ăn để chữa bệnh xưa nay được các thầy thuốc liệt vào một trong những thuật chữa bệnh. Dưới đây xin cung cấp mấy phương pháp ăn để chữa bệnh ho gà của trẻ con:

  1. Củ cải, đường mạch nha (“bản thảo hội ngôn”): củ cải rửa sạch, thái vụn, dùng vải màn sạch vắt lấy nước, mỗi lần lấy 30ml nước củ cải, pha trộn đường mạch nha 20ml, cho ít nước sôi, khuấy đều, uống luôn, ngày 3 lần.
  2. Canh trứng vịt đường phèn (thuốc kinh nghiệm dân gian): đường phèn 50g cho nước sôi lượng vừa phải, khuấy cho đường tan hết, đập vào 2 quả trứng vịt, trộn đều, cho vào nồi hấp chín. Ăn trong 1 ngày hết, có thể ăn một lần hoặc chia 2 lần.
  3. Kẹo lạc (“Hạnh lâm y học”): đường phèn 500g, cho vào nồi thêm một ít nước, đun nhỏ lửa cho đến khi dùng đũa chọc lên thấy kéo thành dạng sợi thì tắt lửa. Lúc đang nóng cho 250g lạc nhân vào (lạc nhân đã làm thật sạch vỏ lụa), trộn đều, đổ ra trong đĩa gốm sứ (đáy đĩa có láng một lớp dầu ăn để khỏi dính) ép phẳng xuống, chờ cho hơi nguội, dùng dao cắt thành từng khâu nhỏ, loại kẹo này có công hiệu thanh phế, nhuận phế.
  4. Kê khổ đảm trấp gia bạch đường (mật gà cho thêm đường trắng) (Bài thuốc kinh nghiệm dân gian): Dùng dịch mật đắng của gà cho một ít đường trắng vừa phải, uống với nước sôi để nguội. Trẻ 1 tuổi trở xuống cứ 3 ngày uống 1 mật gà, trẻ 1 – 2 tuổi cứ 1 ngày uống 1 mật; 2 tuổi trở lên mỗi ngày uống 1 mật.
  5. Chữa bằng củ tỏi (kinh nghiệm dân gian): dùng tỏi vỏ tím nghiền thành siro 50%, 5 tuổi trở lại mỗi lần uống 5 – 10ml, 5 tuổi trở lên mỗi lần uống 15 – 20ml, mỗi ngày 3 lần, uống liền 7 ngày.

PHƯƠNG THUỐC BÔI DÁN CHỮA BỆNH HO GÀ

Ho gà, ngoài việc áp dụng kết hợp Đông Tây y để điều trị, dân gian còn rất nhiều phương thuốc kinh nghiệm, phương thuốc dân gian, ẩm thực liệu pháp, phương thuốc bôi dán, có thể làm liệu pháp phụ trợ cho bệnh này, việc khôi phục sức khỏe có tác dụng rất tốt. Xin giới thiệu mấy loại sau đây:

  1. Bài thuốc: Tỏi vỏ tím tươi 5 củ

Cách dùng: đem vị thuốc trên nghiền nát như bùn, bôi dán lên huyệt Dũng tuyền, dùng vải cố định thuốc khỏi rơi, nam trái nữ phải, mỗi lần bôi để 24 giờ.

2. Bài thuốc: Ngũ bội tử 15g.

Bào chế: sấy khô, nghiền thành bột mịn.

Cách dùng: bôi lên chỗ gan, rốn, dùng cho trẻ sau khi ho gà, thể hư, mồ hôi ra dầm dề không dứt.

  1. Bài thuốc: Gừng tươi hoặc tỏi thái thành miếng.

Cách làm: đem gừng tươi hoặc tỏi cắt thành miếng

Cách dùng: chấm vào dịch nhờn của ốc sên hoặc lòng trắng trứng gà, rồi xoa lên lồng ngực từ trên xuống dưới, 1 ngày 2 lần, mỗi lần 5 – 7 phút.

CHĂM SÓC TRẺ BỊ HO GÀ

Do chứng bệnh ho gà chính là bệnh ho, ho làm cho trẻ không thể nghỉ ngơi một cách yên tĩnh, thậm chí còn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là ngạt thở, hoặc để lại di chứng về sau khó khắc phục do đó, các bậc cha mẹ trong thời gian này phải đặc biệt chăm sóc trẻ.

Dân gian có câu: “Chữa bệnh một phút, chăm sóc cả ngày”. Đối với trẻ bị bệnh ho gà cũng vậy, nếu chăm sóc chu đáo, trẻ sẽ sớm khỏi bệnh, nhanh chóng khôi phục sức khỏe. Ngược lại, sẽ có thể dẫn đến biến chứng, nguy cấp đến sinh mệnh, có trường hợp tuy đã vượt qua thời kì nguy hiểm, nhưng đã để lại di chứng khó chữa. Cho nên, chăm sóc trẻ bị bệnh ho gà một cách khoa học và kiên nhẫn rất quan trọng, về phương diện chăm sóc trẻ ho gà, chúng ta nên áp dụng những biện pháp sau đây:

  1. Phát hiện trẻ bị ho gà thì phải kịp thời cách li 4 – 6 tuần. Ở tập thể mà phát hiện trẻ bị bệnh, phải tiến hành khử trùng, thông gió đối với phòng ở. Nếu trong nhà thì tốt nhất là cho trẻ ở riêng một phòng hoặc một chỗ riêng, phòng ngừa những kích thích không tốt như gió, khói, mệt nhọc, căng thẳng tinh thần.
  2. Phòng ở của trẻ bị ho gà phải đảm bảo không khí trong lành, nhưng lại phải che chắn gió rét đề phòng cảm lạnh, áo, chăn, chăm giặt, phơi khô, sạch sẽ. Phải đảm bảo cho trẻ được nghỉ ngơi yên tĩnh, đảm bảo giấc ngủ; đối với những trẻ ho về đêm gây nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ, có thể tùy tình hình mà cho trẻ dùng thuốc trấn tĩnh.
  3. Chú ý điều tiết ăn uống, phải đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng ngày lượng nhiệt, lượng chất lỏng, lượng vitamin, chất dinh dưỡng. Đặc biệt là những trẻ ho nôn mửa ảnh hưởng đến ăn uống, thì thức ăn cần phải khô, mềm dễ tiêu hóa. Áp dụng lượng ăn ít nhưng ăn làm nhiều lần, bổ sung liên tục kịp thời. Kiêng ăn các thực phẩm sống, lạnh, cay đắng, béo ngọt.
  4. Thải đờm kịp thời đề phòng nghẹt thở. Có thể cho uống một số thuốc có thể hóa lỏng đờm để khi ho có thể khạc được đờm ra nhưng đối với trẻ bị bệnh ho nặng và trẻ sơ sinh lại không thể dùng được thuốc ấy, đờm và nước bọt làm tắc thở, thì phải dùng máy hút đờm để hút những chất tiết ra.
  5. Khi xảy ra tắc thở, bầm tím, thiếu oxi, sợ hãi ngất, thì phải làm hô hấp nhân tạo (có điều kiện dùng máy hô hấp), cho thở oxi, hút đờm, nếu sợ hãi thì phải dùng thuốc phòng ngất.

TIÊM CHỦNG DỰ PHÒNG BỆNH HO GÀ

Ho gà là bệnh ho có thể phòng ngừa, tiêm phòng là biện pháp chủ yếu. Trên thân thể con người, nếu đã bị qua một bệnh truyền nhiễm nào đó rất ít bị lại lần thứ 2, ho gà cũng như vậy? Đây chính là vì sau khi đã bị ho gà rồi, trong thân thể con người sản sinh ra sức đề kháng đối với ho gà. Tiêm chủng dự phòng ho gà chính là dự phòng bệnh truyền nhiễm đó. Thời kì còn bé, đang ở vào giai đoạn sinh trưởng, các cơ quan phủ tạng đều đang tương đối non yếu, sức đề kháng đối với bệnh truyền nhiễm còn rất yếu, nếu ‘sau khi tiếp xúc với người bệnh ho gà hoặc các bệnh truyền nhiễm .khác, rất dễ bị lây nhiễm. Tuy nhiên, ho gà sau khi đã bị một lần, sẽ không dễ bị lần thứ 2, nhưng phải chú ý đến những biến chứng và khả năng truyền nhiễm sang người khác. Vì vậy, muốn dự phòng bệnh ho gà, thì cần phải nâng cao sức đề kháng thân thể của trẻ giống như dự phòng một số bệnh truyền nhiễm khác, ngoài việc tiến hành nuôi dưỡng theo khoa học, chú ý vệ sinh, đảm bảo ngủ đầy đủ, tăng cường rèn luyện thân thể, ngoài việc ít đến những nơi công cộng đông người, tiêm chủng dự phòng bệnh ho gà là một biện pháp tốt thường dùng và có hiệu quả để nâng cao sức đề kháng đặc thù của cơ thể. Sau khi tiêm chủng dự phòng, sức đề kháng đối với loại bệnh truyền nhiễm nào đó được sản sinh trong cơ thể con người, ta gọi nó là sức đề kháng đặc thù.

  1. Tự động miễn dich

Từ 2 – 3 tháng sau khi sinh ra, bắt đầu tiêm chủng vacxin ho gà. Hiện nay đang dùng loại thuốc kết hợp 3 loại gọi là “Bạch bách phá”. Tức là tiêm vắc xin ho bách nhật (ho gà), độc tô loại bạch cầu, và độc tố loại bệnh uốn ván. Tiêm liên tục 3 lần vào bắp, sau 1 năm tiêm 1 lần tăng cường, 4 – 6 tuổi thì tiêm tăng cường lần thứ hai để giữ vững sức miễn dịch ổn định lâu dài.

  1. Miễn dich bỉ động

Những trẻ sơ sinh cơ thể yếu không tiếp nhận được tự động miễn dịch có thể tiêm albumin miễn dịch hòa trị cao của bệnh ho gà, phương pháp giống như trước.

  1. Thuốc dự phòng

Những trẻ dễ cảm mà tiếp xúc với trẻ bị bệnh ho gà, thì có thể uống Erythromycin hoặc phương thuốc Sulíamith 7 – 10 ngày.

  1. Cách li trẻ bi bệnh

40 ngày tính từ ngày phát bệnh, 30 ngày tính từ ngày ho co giật là thời kì cách ly, những trẻ dễ bị cảm, sau khi có tiếp xúc mật thiết với nguồn truyền nhiễm, phải kiểm dịch 21 ngày, hết thời hạn kiểm dịch, phải lập tức tiêm chủng vắc xin bệnh ho gà toàn trình (tiêm từ bắt đầu đến kết thúc).

Tiêm chủng dự phòng là phương pháp tốt dùng cho phòng bệnh ho gà, để giữ cho con cái khỏe mạnh trưởng thành, nhất thiết phải chú ý theo tuần tự định kì cho trẻ đi tiêm chủng dự phòng các loại bệnh truyền nhiễm hiện có.

Căn cứ loại bệnh truyền nhiễm nào đó đã mắc phải một lần, trong cơ thể sẽ sản sinh sức đề kháng để chống loại bệnh đó. Vì vậy, nhân viên y tế lấy vi khuẩn hoặc virut của loại bệnh đó, bằng phương pháp khoa học làm cho độc tính của nó suy yếu, thông qua phương pháp tiêm hoặc uống để đem mầm vi khuẩn (vắc xin) đó đưa vào trong cơ thể con người, làm cho con người sản sinh ra sức đề kháng đối với loại bệnh tật đó, từ đó mà không mắc phải loại bệnh đó nữa. Như vậy, ta thấy tiêm chủng dự phòng bệnh ho gà là một sự việc có ý nghĩa rất quan trọng.

Tiêm chủng dự phòng là một biện pháp hữu hiệu đề phòng bệnh ho gà, nhưng ở đây chúng ta cần nhắc nhở các bậc cha mẹ những vấn đề cần chú ý khi tiêm “Bạch bách phá” cho trẻ:

Trẻ sau khi sinh được 2-3 tháng là được tiêm chủng vắc xin ho gà nhưng sau khi tiêm phòng đã xuất hiện một số phản ứng. Vị trí tiêm cục bộ có lúc đỏ, sưng tấy, đau có khi phát sốt, đau đầu, toàn thân khó chịu, hoặc xuất hiện hiện tượng khó chịu khóc, quấy. Những phản ứng đó đều là bình thường bởi vì vacxin đối với thân thể con người là một loại kích thích từ ngoài vào, với loại kích thích đó, cơ thể con người sẽ sản sinh ra một số phản ứng tức thời rất nhỏ, nói chung không cần chữa trị, chỉ cần nghỉ ngơi, thoải mái, uống nước sôi để nguội nhiều một chút là tự nhiên khỏi; khôi phục bình thường nếu như có sốt, nhiệt độ cơ thể 38°c trở lên, có thể uống một ít thuốc hạ nhiệt.

Thực ra, sự phản ứng của thuốc tiêm “Bách bạch phá” là có thể phòng ngừa hoặc giảm nhẹ. Trước khi tiêm phải nắm được tình hình sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ đang bị cảm cúm hoặc thân thể đang mệt mỏi thì tạm thời chùa tiêm, chờ bệnh khỏi rồi hãy tiêm dự phòng, trong 3 ngày sau khi tiêm phòng không nên hoạt động, vận động mạnh, không tắm. Trước khi tiêm nên an ủi vỗ về trẻ, làm cho trẻ không có tâm lí căng thẳng sợ hãi. Làm như thế có tác dụng giảm nhẹ sự phản ứng sau khi tiêm.

0/50 ratings
Bình luận đóng