Tinh hồng nhiệt cũng là một trong những bệnh truyền nhiễm thường thấy ở trẻ em. Đông y gọi là “lạn hầu sa”. Đây là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do cầu khuẩn móc xích có tính hòa tan máu loại B gây nên. Trẻ con từ 2 – 10 tuổi tỉ lệ mắc bệnh cao nhất (khoảng 80%). Thường thường phát bệnh vào hai mùa Đông và Xuân. Liên cầu khuẩn chủ yếu từ bọt nước thông qua không khí bay ra lây vào đường hô hấp của con người mà gây bệnh. Có lúc vi trùng gây bệnh đi vào miệng vết thương cũng có thể gây bệnh, thông qua vết thương bên ngoài, xâm nhập vào cơ thể con người mà phát nhiệt ta gọi là tinh hồng nhiệt kiểu ngoại khoa.

Liên cầu khuẩn xâm nhập vào từ yết hầu, ở đó gây ra chứng viêm, làm cho cổ họng và amidan sưng to lên, đồng thời có chất tiết ra do chứng viêm. Độc tố bên ngoài của liên cầu khuẩn sinh ra, có một phần sau khi đi vào máu tuần hoàn, sản sinh toàn thân biểu hiện chứng trúng độc máu, như phát sốt, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Độc tố làm cho huyết quản sưng huyết phù thũng, tế bào da tăng sinh, thấm dần dần vào bạch cầu, nhìn xung quanh lỗ chân lông rõ nhất, hình thành mẩn mụn tinh hồng cầu điển hình.

Mục lục

  • ĐẶC TRƯNG BỆNH LÍ CỦA BỆNH TINH HỒNG NHIỆT
  • BIẾN CHỨNG DỄ XUẤT HIỆN
  • ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC BỆNH TINH HỒNG NHIỆT
  • DỰ PHÒNG BỆNH TINH HỒNG NHIỆT

ĐẶC TRƯNG BỆNH LÍ CỦA BỆNH TINH HỒNG NHIỆT

Thời kì tiềm phục của bệnh tinh hồng nhiệt 2 – 5 ngày, khởi bệnh rất gấp, lên cơn sốt đột ngột, nhiệt độ cơ thể đạt 39°c, đau cổ họng, đau đầu, nôn mửa, mạch nhanh, amidan sưng đỏ, mà có thể có chất thấm ra lăn tăn từng mảng điểm màu trắng vàng hoặc màu trắng tro. Khi mới khởi bệnh, lưỡi bị rêu trắng, các nhũ đầu của lưỡi sưng đỏ nhô ra ngoài rêu. ở chỗ đầu lưỡi và viêm mép lưỡi phần trước rất rõ, gọi là “thảo mai thiệt”. Ngày thứ 3 lớp rêu trắng bong rụng hết, mặt lưỡi trơn bóng ngả màu hồng, có lăn tàn vết nứt rất cạn, nhũ đầu trên lưỡi vẫn phồng lên, có cảm giác đau nhẹ, gọi là “Dương mai thiệt”. Sau khi phát bệnh 1 – 2 ngày thì xuất hiện mẩn mụn. Mẩn mụn bắt đầu từ sau tai, cô và phần, trên của ngực. Trong mấy giờ sau đó lan đến ngực, lưng, tay, 24 giờ sau xuống đến chân. Mẩn mụn điển hình là ban mẩn mụn dạng điểm to nhỏ như đầu kim phân b<3 dày đặc, tay ấn xuống là mất màu, màu da ở giữa mụn với mụn không bình thường. Bệnh nặng là các mẩn mụn xuất huyết. Da có cảm giác ngứa, ở những chỗ da gấp nhăn, như ổ nách, khuỷu tay, háng, mẩn mụn tập trung dày đặc và thường có xuất huyết dưới da, hình thành đường màu đỏ tím, gọi là “sởi dạng đường”.

Mặt xung huyết đỏ bừng, có lúc xuất hiện số lượng ít mấm mụn dạng điểm, xung quanh mũi mồm hình ảnh tương phân màu sắc nhợt nhạt, gọi là “vòng trắng nhợt quanh mồm”, mẩn mụn sau khi xuất hiện trong thời gian 48 giờ là đạt đỉnh cao, sau đó dựa theo trình tự xuất hiện mẩn mụn, lần lượt tiêu biến, từ 2 – 4 giờ là hoàn toàn tiêu biến. Người bị nặng có thể kéo dài 5 – 7 ngày hoặc dài hơn. Mẩn mụn tiêu biến khoảng 1 tuần thì bắt đầu lột da (bong da). Thứ tự lột da thông nhất với thứ tự mọc mẩn mụn. Người lột da nhẹ thì nó bong ra giống như mạt trấu, người nặng thì bong thành phiến. Thông thường ở cổ và thân mình thì bong ra dạng mạt trấu, còn tay chân, lòng bàn tay, bàn chân thường là dạng phiến, có lúc lột ra như tất tay và tất chân.

BIẾN CHỨNG DỄ XUẤT HIỆN

Tinh hồng nhiệt sốt dễ giảm, khoảng 2 tuần rất dễ phát sinh bệnh thấp khớp, khớp xương đỏ sưng lên, nhưng không làm mủ, nó chỉ xảy ra ở mấy khớp xương, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh thấp tim.

Phát bệnh khoảng 3 tuần thường phát sinh bệnh viêm cầu thận cấp tính, xuất hiện triệu chứng đái ít, không đái, đái ra máu, huyết áp tăng cao.

ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC BỆNH TINH HỒNG NHIỆT

Việc điều trị đối với người bệnh tinh hồng nhiệt. Trước hết chọn dùng Penicilline hiệu quả rất cao, có thể giảm sốt nhanh chóng, mỗi ngày mỗi kg thể trọng trẻ dùng 2 – 4 vạn đơn vị, chia làm 2 – 3 lần tiêm vào bắp. Bệnh nặng thì tăng lượng thuốc. Liên tục dùng thuốc cho đến hết sốt sau 3 ngày, thông thường phải 5 – 6 ngày, bệnh nặng kéo dài đến 10 ngày. Trước khi tiêm Penicilline phải thử dị ứng trên da, âm tính là được. Đối với trẻ có dị ứng Penicilline, có thể uống Erythromycin,  liệu trình như Penicilline.

Ngoài ra, bệnh nhân phải nằm trên giường nghỉ ngơi, nói chung là phải 2 tuần, ăn cháo thật loãng hoặc cháo loãng vừa, uống thật nhiều nước đun sôi. Sốt cao có thể uống thuốc giảm sốt hoặc hạ nhiệt bằng phương pháp vật lí, phòng ngủ đảm bảo không khí mát mẻ trong lành, thông gió. Người khỏe mạnh, nhất là trẻ con phải tránh tiếp xúc với người bệnh, đề phòng lây nhiễm, phát bệnh sau 2 – 3 tuần, phải hóa nghiệm nước tiểu để kịp thời phát hiện xem có bị viêm thận chưa?

DỰ PHÒNG BỆNH TINH HỒNG NHIỆT

Để đề phòng xảy ra bệnh tinh hồng nhiệt, đối với bệnh nhân phải cách ly, thông thường cách li 7 ngày. Trường hợp cần tiếp xúc thực sự thì phải uống Sulfadiazine hoặc tiêm Penicilline, thời gian có dịch tinh hồng nhiệt, cố gắng không mang trẻ đến các chỗ công cộng đông người, khi cần phải đi thì phải đeo khẩu trang, tăng cường tập luyện thể dục, nên hoạt động bên ngoài cho nhiều, tăng cường năng lực kháng bệnh.

0/50 ratings
Bình luận đóng