1. Phổ hồng ngoại
Sự hấp thu hồng ngoại (IR) trong vùng hồng ngoại giữa (mid IR, MIR, 400 – 400 cm-1) là do các dao động ( co giãn, cắt kéo hay đối xứng) của các liên kết trong phân tử.
Các loại liên kết khác nhau, trong mối liên hệ khác nhau với các phần còn lại của cấu trúc sẽ hấp thu ở các số sóng khác nhau. Ví dụ, liên kết -C=C- có hấp thu trong vùng 2260–2100 cm-1, nhóm OH có hấp thu trong vùng 3650-3200 cm-1, nhóm carbonyl có cộng hưởng trong vùng 1765-1645 cm-1… giúp cho sự nhận định các đặc điểm cấu trúc này.
Phổ hồng ngoại thường được biểu diễn bằng độ truyền qua (T%) của bức xạ hồng ngoại theo số sóng (cm-1).
So với phổ UV – Vis, phổ hồng ngoại cho nhiều thông tin cấu trúc hơn, như các thông tin về liên kết đôi, liên kết ba, liên kết với các dị tố, các nhóm thế… có ích cho việc xác định cấu trúc các chất. Phổ IR cũng có nhiều băng hấp thu đặc trưng cho từng chất hơn, đặc biệt ở vùng điểm chỉ. Vì thế, việc so sánh phổ IR của các chất với chất chuẩn có thể giúp định danh các chất.
Trước đây, phổ kế hồng ngoại được dùng ghép nối với hệ thống sắc ký khí để định danh các chất nhưng hiện nay ít còn được dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ môn dược liệu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Bộ môn dược liệu (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội.
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất
bản Y học.
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.