2. Phân loại cao thuốc
Theo thể chất, cao thuốc được chia làm 3 loại:
– Caolỏng: Có thể chất lỏng hơi sánh, thường qui ước 1 ml cao lỏng tương ứng với 1 g dược liệu dùng điều chế cao thuốc.
– Cao đặc: Có thể chất đặc quánh hoặc dẻo, sờ không dính tay ở nhiệt độ thường, nhưng chảy lỏng thành khối dịch đặc hoặc nhớt khi đun nóng. Cao đặc được điều chế bằng cách cô đặc kéo dài và cẩn thận các dịch chiết dược liệu. Tỉ lệ dung môi còn lại trong cao thường không quá 20%. Do có độ ổn định kém và dễ nhiễm vi sinh vật nên phần lớn cao đặc nay được thay bằng cao khô.
– Cao khô: Là khối khô hay bột khô, rất dễ hút ẩm. Hàm ẩm (hoặc mất khối lượng do làm khô) không quá 5%. Ngoại lệ một số cao khô (hàm ẩm dưới 5%) nhưng có thể chất dẻo, ví dụ khi cao chứa nhiều hợp chất thân dầu, hoặc cao có tỉ lệ lớn các thành phần thân nước tạo ra hỗn hợp eutectic. Khi để lạnh, khối dẻo rắn lại và có thể nghiền được.
Dượcđiển Châu Âu còn phân biệt một số loại cao như sau:
– Cao qui định hàm lượng (quantified extracts): Là cao được điều chỉnh hàm lượng các thành phần đến một giới hạn nhất định.
– Cao chuẩn hoá
(standardised extracts): Là cao được điều chỉnh hàm lượng các thành phần có hoạt tính điều trị đã biết đến một giới hạn nhất định.
– Ngoài ra, có thể phân loại cao thuốc theo dung môi chiết xuất (cao nước, cao cồn, cao ete), theo phương pháp chiết xuất (thuốc sắc, thuốc hãm) hay theo trạng thái dược liệu đem chiết xuất (cao dược liệu tươi, cao dược liệu khô).