I. ĐẠI CƯƠNG

Có thể gặp ở một răng sống (do miếng trám cao, nghiến răng, cắn trúng sạn …) hay ở một răng tủy chết.

Dây chằng nha chu bình thường nhưng gõ rất đau, không dám cắn mạnh, răng lung lay và trồi. Cơn đau liên tục có lúc giảm nhưng không hết hẳn.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Triệu chứng lâm sàng :

Bệnh cảnh lâm sàng tùy răng nguyên nhân:

a/ Viêm quanh chóp cấp

  • Dấu hiệu ngoài miệng: sưng, đau mô mềm liên quan với răng nguyên nhân như môi trên, má…
  • Dấu hiệu trong miệng: có sâu răng gây đau nhức niêm mạc vùng răng nguyên nhân sưng, đau, mềm.
  • Có thể có hạch ngoại vi.
  • Có thể há miệng đau hay giới hạn.
  • Có thể tiến triển thành abces quanh chóp cấp: nặng nhất: là kết quả của viêm quanh chóp cấp ở giai đoạn tiến triển trên một răng đã hoại tử tủy, có tình trạng viêm có mủ và lan tràn.

b/ Viêm quanh chóp mãn (nhiễm trùng chóp, nang chóp)

  • Nhiễm trùng quanh chóp mãn thường do từ nhiễm trùng quanh chóp cấp chuyển
  • Dấu hiệu trong miệng: có sâu răng gây đau nhức tái lại nhiều lần. Răng có thể đổi màu. Có thể có lỗ dò niêm mạc răng nguyên nhân.

Đau dữ dội khi gõ, sờ. Tiến triển nhanh từ nhẹ đến sưng dữ dội. Biểu hiện toàn thân: sốt, mệt mỏi, có thể nổi hạnh dưới cằm hay dưới hàm, mặt có thể sưng (đôi khi không có dấu hiệu toàn thân).

2. Cận lâm sàng:

  • X quang: tìm, phát hiện răng nguyên nhân. Có hình ảnh thấu quang quanh chóp răng nguyên nhân hoặc giãn dây chằng nha chu răng nguyên nhân.
  • Xét nghiệm tiền phẫu (đối với viêm quanh chóp mãn (nhiễm trùng chóp, nang chóp))

3. Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt với viêm tủy cấp.

III.  ĐIỀU TRỊ

  1. Nguyên tắc: Lấy tủy răng
  2. Điều trị: tùy thực tế lâm sàng và dựa vào Xquang: Có thể mở tủy răng nguyên nhân để hở.
  • Viêm quanh chóp răng: lấy sạch tủy răng, sát khuẩn ống tủy, khi thấy ống tủy sạch thì mới tiến hành trám bít ống tủy, sau đó trám tái tạo hình thể thân răng hoặc phục hình nếu răng vỡ lớn.
  • Viêm quanh chóp răng mãn

+ Nếu khối thấu quang nhỏ hơn ¼ chiều dài chân răng, thân răng có thể chữa nội nha , giữ để trám hay làm phục hình và phẫu thuật cắt chóp.

+ Nếu khối thấu quang vùng chóp lớn nhổ răng nguyên nhân nạo ổ mủ.

  • Cấp toa:
  • Kháng sinh:

+ Cephalosporins: Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: 500mg x 3 lần uống/ ngày.

Trẻ em < 12 tuổi: 25 – 50 mg/kg/ngày chia 3 lần uống. Hoặc nhóm cefalosporin thế hệ thứ I, II, III tùy tình trạng bệnh

+ Hoặc Amoxicilline + acid clavulanate  (Klamentine 625 mg, 1g hoặc Augmentin 625 mg, 1g…)

Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: 1 viên 625mg x 3 lần uống/ ngày hoặc 1 viên 1g x 2 lần uống/ ngày.

Trẻ em < 12 tuổi: 80mg/kg/ngày chia 3 lần uống.

+ Hoặc nhóm macrolide:

Người lớn: Spiramycine 3 MIU: 1viên x 2-3 lần uống/ ngày. Trẻ em: Spiramycine 1.5 MIU: 1viên x 2-3 lần uống/ ngày.

* Kháng viêm:

+ Nhóm corticoid: Prednisolon 5 mg: 5 – 20 mg/ ngày hoặc Dexamethasone 0,5mg: 1 – 3 viên/ ngày.

+ Hoặc kháng viêm non-corticoid: Diclofenac 75 mg: 1 viên x 2 lần uống/ ngày hoặc Celecoxib 200mg: 1 viên x 2 lần uống/ ngày.

+ Hoặc alphachymotrypsin 1-2 viên x 2-3 lần/ ngày uống hoặc ngậm.

  • Giảm đau:

Paracetamol (có codein hoặc không có codein): 500mg 1viên x 3-4 lần/ngày hoặc 650mg 1 viên x 2-3 lần/ ngày.

IV.  XUẤT VIỆN, THEO DÕI

  • Tái khám theo lịch hẹn hoặc ngay khi đau, sưng.
  • Tái khám:

+ Nếu khối thấu quang nhỏ hơn ¼ chiều dài chân răng, thân răng có thể chữa nội nha , giữ để trám hay làm phục hình và phẫu thuật cắt chóp.

+ Nếu khối thấu quang vùng chóp lớn nhổ răng nguyên nhân nạo ổ mủ.

0/50 ratings
Bình luận đóng