Mục lục
PHÁC ĐỒ I: 2S (E)RHZ/6HE.
Chỉ định: Cho các trường hợp người bệnh lao mới (chưa điều trị lao bao giờ hoặc đã từng điều trị lao nhưng dưới 1 tháng).
Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc S(E)RHZ dùng hằng ngày, E có thể thay thế cho S.
Giai đoạn duy trì kéo dài 6 tháng gồm 2 loại thuốc H và E dùng hàng ngày hoặc 4 tháng gồm 2 loại thuốc R và H dùng hàng ngày.
Có thể thay thế S bằng E giai đoạn tấn công cho người bệnh lao/HIV.
PHÁC ĐỒ II: 2SRHZE/1RHZE/5R3H3E3
Chỉ định: cho các trường hợp lao tái phát, thất bại phác đồ I, điều trị lại sau bỏ trị, một số thể lao nặng và phân loại khác.
Giai đoạn tấn công kéo dài 3 tháng, 2 tháng với 5 loại thuốc chống lao thiết yếu SRHZE dùng hàng ngày, 1 tháng tiếp theo với 4 loại thuốc RHZE dùng hàng ngày.
Giai đoạn duy trì kéo dài 5 tháng với 3 loại RHE dùng 3 lần một tuần.
PHÁC ĐỒ III: 2HRZE/4HR hoặc 2HRZ/4HR
Chỉ định cho tất cả các thể lao trẻ Trong trường hợp lao trẻ em thẻ nặng có thẻ cân nhắc dùng phối hợp với S.
Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc HRZE hoặc 3 loại thuốc HRZ dùng hàng ngày, điều trị cho tất cả các thẻ lao trẻ em.
Giai đoạn duy trì kéo dài 4 tháng gồm 2 loại thuốc H và R dùng hàng ngày.
ĐIỀU TRỊ LAO CHO NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
- Các trường hợp lao nặng:
Lao màng não, lao kê, lao màng tim, màng phổi 2 bên, màng bụng, cột sống lao ruột và lao sinh dục – tiết niệu cần hội chẩn với chuyên khoa lao để quyết định điều trị ngay bằng phác đồ II. Thời gian dùng có thể kéo dài, tùy thuộc vào tiến triển và mức độ bệnh.
- Điều trị lao ở phụ nữ có thai hoặc cho con bú:
Sử dụng phác đồ điều trị 2RHZE/4RH, không dùng Streptomycin vì thuốc này có thể gây điếc cho trẻ.
- Đang dùng thuốc tránh thai:
Rifampicin tương tác với thuốc tránh thai, làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai. Vì vậy nên khuyên phụ nữ khi đang sử dụng Rifampicin hãy chọn phương pháp tránh thai khác.
- Người bệnh có rối loạn chức năng gan:
Người bệnh có tổn thương gan từ trước:
Phải được điều trị nội trú tại bệnh viện và theo dõi chức năng gan trước và trong quá trình điều trị.
Phác đồ điều trị phải do Bác sĩ chuyên khoa quyết định tùy khả năng dung nạp của người bệnh.
Sau khi người bệnh dung nạp tốt, men gan không tăng và có đáp ứng tốt về lâm sàng, có thể điều trị ngoại trú và theo dõi sát.
Trường hợp người bệnh lao nặng có tổn thương gan có thể tử vong dùng 02 loại thuốc ít độc với gan là S, E hoặc kết hợp với Khi hết các biểu hiện của tổn thương gan thì trở lại điều trị bằng các thuốc đã dùng.
Những trường hợp tổn thương gan do thuốc chống lao:
Ngừng sử dụng thuốc lao, điều trị hỗ trợ chức năng gan cho đến khi men gan về bình thường, hết vàng Cần theo dõi lâm sàng và men gan.
Nếu không đáp ứng hoặc có biểu hiện viêm gan do thuốc, chuyển đến cơ sở chuyên khoa để điều trị.
- Người bệnh có suy thận:
Phác đồ 2RHZ/4RH tốt nhất điều trị lao cho người suy thận. Thuốc H, R, Z có thể dùng liều bình thường ở người suy thận.
- Người bệnh lao nhiễm HIV/AIDS:
Các thuốc chống lao có tác dụng tốt với bệnh lao ở người bệnh lao/HIV.
Tiền hành điều trị lao sớm ở người HIV có chẩn đoán lao. Phối hợp điều trị thuốc chống lao với điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội khác bằng Cotrimoxazol và ARV.
Thận trọng khi điều trị phối hợp với ARV vì có hiện tượng tương tác thuốc giữa Rifampicin với các thuốc ức chế men sao chép ngược non-nucleocide và các thuốc ức chế men protease.
CÁC LOẠI THUỐC CHỐNG LAO VÀ LIỀU LƯỢNG
BẢNG I: liều lượng thuốc chống lao theo cân nặng
Loại thuốc | Hàng ngày | Mỗi tuần 3 lần |
Liều lượng (khoảng cách liều) tính theo mg/kg cân nặng | Liều lượng (khoảng cách liều) tính theo mg/kg cân nặng | |
Isoniazid(H) | 5 (4-6) | 10 (8-12) |
Rifampicin(R) | 10 (8-12) | 10 (8-12) |
Pyrazinamid(Z) | 25 (20-30) | 35 (30-40) |
Ethambutol(E) | Trẻ em 20 (15-25) Người lớn 15 (15-20) | 30 (25-35) |
Streptomycin(S) | 15 (12-18) | 15 (12-18) |
BẢNG II: Số lượng viên, lọ thuốc đơn lẻ dùng hàng ngày cho người lớn theo cân nặng.
Cân nặng của người bệnh (kg) | ||||
30 -39 | 40 – 54 | 55 – 70 | > 70 | |
Giai đoạn tấn công hàng ngày | Số lượng viên hoặc lọ | |||
H 100 mg (viên) | 2 | 3 | 3 | 3 |
R 150 mg (viên) | 2 | 3 | 4 | 5 |
Z 400 mg (viên) | 2 | 3 | 4 | 5 |
E 400 mg (viên) | 2 | 2 | 3 | 4 |
S 1g (lọ) | 0,5 | 0,75 | 1 | 1 |
Giai đoạn duy trì hàng ngày | ||||
H 100 mg (viên) | 2 | 3 | 3 | 3 |
R 150 mg (viên) | 2 | 3 | 4 | 5 |
E 400 mg (viên) | 2 | 2 | 3 | 4 |
Giai đoạn duy trì tuần 3 lần | ||||
H 100 mg (viên) | 1 | 2 | 2 | 3 |
R 150 mg (viên) | 2 | 3 | 4 | 5 |
E 400 mg (viên) | 2 | 4 | 6 | 6 |
BẢNG III: Số viên hỗn hợp liều cố định dùng hàng ngày cho người lớn theo cân nặng
Thuốc hỗn hợp liều cố định | Cân nặng (kg) | |||
30 -39 kg | 40 – 54 kg | 55 – 70 kg | > 70 kg | |
Giai đoạn tấn công hàng ngày | Số viên | |||
HRZE (viên) | 2 | 3 | 4 | 5 |
(75mg+150mg+400mg+275mg) | ||||
HRZ (viên) | ||||
(75mg+150mg+400mg) | 2 | 3 | 4 | 5 |
Giai đoạn duy trì hàng ngày | ||||
HR (75mg+150mg), viên | 2 | 3 | 4 | 5 |
HE (150mg+400mg), viên | 1,5 | 2 | 3 | 3 |
Giai đoạn duy trì – tuần 3 lần | ||||
HR (150mg+100mg), viên | 2 | 3 | 4 | 5 |
Xử trí một số tác dụng phụ thường gặp
Tác dụng phụ | Thuốc | Cách xử lý |
Loại nhẹ | ||
Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng | R | Sau bữa ăn tối |
Đau khớp | Z | Aspirin hoặc thuốc kháng viêm không Steroit |
Cảm giác nóng bỏng ở chân | H | Pyridoxin 50 – 70 mg/ngày |
Nước tiểu đỏ hoặc da cam | R | Tiếp tục dùng |
Ngứa, phát ban ngoài da | S,H,R,Z | Ngưng thuốc, giải mẫn cảm và thử dùng lại |
Loại nặng | ||
Sốc phản vệ | S | Ngưng S, thay bằng E, không dùng lại |
Ù tai, chóng mặt, điếc | S | Ngưng S, thay bằng E |
Xuất huyết da, thiếu máu tán huyết, suy thận cấp | R | Ngưng R, không bao giờ dùng lại |
Giảm thị lực (trừ căn nguyên khác) | E | Ngưng E |
Vàng da, viêm gan (trừ căn nguyên khác) | Z,H,R | Ngưng thuốc chờ hết viêm gan, thử dùng lại H,R |
Sốc và purpura(viêm trợt da) | R | Ngừng Rifampicin |