Nhận định chung
Khe hở vòm miệng là khuyết tật bẩm sinh, làm tách rời cấu trúc vòm miệng bao gồm xương vòm miệng, khối cơ nâng vòm hầu, cơ căng màn hầu và niêm mạc.
Nguyên nhân ngoại lai: các yếu tố tác động xảy ra trong quá trình hình thành và phát triển trong giai đoạn đầu của thời kỳ bào thai:
+ Vật lý: phóng xạ, tia X, nhiệt học, cơ học…
+ Hóa học: thuốc trừ sâu, dioxin, chì, carbon…
+ Sinh học: virus, xoắn khuẩn, các loại vi khuẩn khác…
+ Thần kinh: stress tâm lý.
Nguyên nhân nội tại:
+ Di truyền.
+ Khiếm khuyết nhiễm sắc thể.
+ Ảnh hưởng của tuổi và nòi giống.
Phác đồ điều trị khe hở vòm miệng
Nguyên tắc điều trị
Đóng kín khe hở.
Phục hồi hệ thống cơ căng và nâng vòm miệng.
Đẩy lùi vòm miệng ra sau.
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
Điều trị cụ thể
Phẫu thuật đóng khe hở vòm miệng
Điều kiện phẫu thuật:
+ Cân nặng: từ 10kg trở lên.
+ Xét nghiệm máu: đủ điều kiện cho phép.
Các bước phẫu thuật:
+ Thiết kế đường rạch niêm mạc theo phương pháp đã lựa chọn.
+ Rạch niêm mạc theo đường thiết kế.
+ Bóc tách lớp niêm mạc vòm miệng, bảo tồn bó mạch khẩu cái sau.
+ Bóc tách lớp niêm mạc nền mũi.
+ Khâu phục hồi theo từng lớp niêm mạc mũi, khối cơ căng màn hầu, niêm mạc vòm miệng.
Điều trị rối loạn phát âm
Thời gian điều trị:
Tiến hành sau khi mổ đúng khe hở vòm miệng.
Kế hoạch điều trị:
Đánh giá chức năng màn hầu.
Yêu cầu điều trị:
+ Đạt được khẩu hình đúng.
+ Phát âm đúng.
+ Đề xuất các can thiệp bổ sung.