Mục lục
Tên khoa học:
Armeniaca vulgaris Lamk. Họ khoa học: Họ Hoa Hồng (Rosaceae).
Tên khác:
Mai thực, xuân mai, cát mai nhục, toan mai.
Phân biệt tính chất, đặc điểm:
Vị thuốc có hình cầu hoặc hình cầu bẹt, bề mặt có mầu ô đen hoặc nâu đen, nhăn chun không bằng phẳng, phần gốc có ngấn cuống quả hình tròn. Hạt của quả rắn chắc, hình bầu dục, mầu vàng nâu, trên mặt có điểm lõm. Quả hình trứng bẹt, màu vàng nhạt. Mùi nhẹ, vị cực chua. Loại nào quả to, cùi dày, hạt nhỏ, vỏ ngoài, màu ô đen, không nứt nẻ lộ hạt ra, trơn mềm, vị cực chua là loại tốt.
Bảo quản:
Để nơi dâm mát, khô ráo, chống ẩm.
Thành phần hóa học:
Thành phần ô mai chứa các chất điện giải cần thiết (Natri, Kali…). Acid citric trong thịt quả mơ giúp hấp thụ dễ dàng các chất điện giải này, do vậy mơ muối giúp bổ sung điện giải nhanh chóng khi cơ thể bị mất nước, mất muối do mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, bị sốt, môi khô, miệng khát…Trái mơ chứa hàm lượng acid citric, acid phosphoric tự nhiên cao hơn nhiều loại trái cây khác. Các acid này làm tăng hấp thu các khoáng chất như Ca, Mn, Fe, P… có sẵn trong thịt quả mơ. Sử dụng mơ muối trong bữa ăn giúp tăng cường hấp thu khoáng chất trong các thức ăn khác. Acid citric là một thành phần quan trọng trong chu trình chuyển hóa ATP thành năng lượng. Do vậy, ăn cơm với mơ muối sẽ cung cấp năng lượng lớn hơn.
Từ quả ô mai, người ta cũng chiết xuất được một loại kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn gây kiết lị. Vì vậy mơ muối, đặc biệt loại lâu năm có màu đen sẫm là một vị thuốc hiệu nghiệm chữa đau bụng do kiết lị.
Thành phần mơ muối còn chứa acid pitric hỗ trợ và hoạt hóa chức năng gan, qua đó tăng cường chức năng giải độc của gan, dùng khi cơ thể bị ngộ độc hóa chất, rượu, ngộ độc thức ăn. Acid Catechic giúp tăng nhu động ruột, tiêu hóa thức ăn, giảm chướng bụng, khó tiêu…
Ô mai được sử dụng từ ngàn xưa, trước khi tác dụng của nó được minh chứng dưới ánh sáng khoa học.Thực tế, có nhiều tác dụng của ô mai mà khoa học cũng chưa thể giải thích được nhưng bằng kinh nghiệm, không ai có thể phủ nhận những tác dụng tuyệt vời của ô mai. Người phương Đông thường dựa trên nguyên lí âm dương để giải thích tác dụng và ứng dụng ô mai trong chữa bệnh. Như khi mệt mỏi, ngậm 1 quả ô mai sẽ thấy ngay tác dụng kì diệu. Vì khi mệt mỏi, cơ thể thường dư nhiều yếu tố âm như acid lactic, acid piruvic, rượu, đường, độc tố…ô mai sẽ trung hòa các yếu tố âm này và tăng cường thêm yếu tố dương. Sự cân bằng âm dương giúp cơ thể điều hòa được sức khỏe nên sự mệt mỏi giảm đi thấy rõ.
Khí vị:
Vị rất chua, vào kinh Thủ thái âm, tính thăng lên được, giáng xuống được, là âm dược, kỵ hành sống.
Chủ dụng:
Thu liễm Phế khí, sinh tân dịch, chữa ho, giải khát, trừ phiền, chặt ruột, cầm ỉa, chữa chứng thương hàn ôn ngược, kiết lỵ, hưu tức lỵ mãn tính (lỵ khi có khi không), đại tiện ra huyết, yên được chứng hồi quyết (sinh quyết nghịch do giun đũa), khỏi đau bụng giun, trừ nốt ruồi đen mà ăn mòn thịt thối, lại nói ngăn chứng thổ vì Rượu, tiêu chất ăn cũ.
Cách chế:
Tháng 5 âm lịch hái quả Mơ chín vàng, lấy nước tro rơm Nếp hòa nước vo gạo, cho Mơ vào ngâm, rồi vớt ra xông lửa, khô là thành Ô mai.
Nhận xét:
Cây Mơ hoa nở mùa đông, đến mùa Hè thì thành quả, hoàn toàn được khí của hành Mộc cho nên mùi vị rất chua, Nội kinh nói “Mộc khúc trực tác toan” là như vậy. Đởm là Giáp mộc, Can là Ất mộc, dưới lưỡi có 4 khiếu, 2 khiếu thông với nước dịch của Đởm, cho nên ăn chua thì sinh ra tân dịch.
Phụ
BẠCH MAI
Mơ ngâm nước Muối phơi khô, đựng vào trong chum kín là Bạch mai, giã đắp vào ác độc (Sưng đau), trị chứng đàn bà sinh nhọt ở vú rất hay, chứng đờm quyết ngã lăn, miệng ngậm đô nước Bạch mai vào thì há ra ngay.
Lá nó nấu nước uống cũng có thể trừ chứng kiết lỵ đã lâu ngày.
GIỚI THIỆU THAM KHẢO
“Ôn bệnh điều biện”
Bài Liên mai thang
Hoàng liên 12g, Ô mai 12g, A giao 12g, Mạch môn 12g, Sinh địa 12g. sắc, chia uống nóng 3 lần trong ngày.
Chữa thử nhiệt thương âm, gân không được nhu dưỡng gây nên chân tay tê dại.
“Trương thị y thông”
Bài Hương sa lục quân tử thang
Mộc hương 3g, Sa nhân 3g, Trần bì 4g, Bạch linh 8g, Sinh Khương 8g, Ô mai 2 quả, Bán hạ 8g, Nhân sâm 8g, Bạch truật 8g, Cam thảo 4g, Đại táo 3 quả.
Sắc, chia uống vài lần trong ngày.
Chữa Tỳ Vị khí hư, hàn thấp ủng trệ ở trung tiêu, bụng trướng đau, kém ăn, ợ hơi, nôn mửa, ỉa chảy. Y học hiện đại dùng chữa viêm Dạ dày mạn tính, loét Dạ dày tá tràng có những triệu chứng như trên.
“Thiên gia diệu phương”
Bài Gia vị tứ thần thang
Hoàng kỳ 12g, Đảng sâm 12g, Trần bì 6g, Ô mai 3 quả, Ngũ vị tử 6g, Bạch linh 10g, Bổ cốt chỉ 12g, Bạch truật 10g, Nhục đậu khấu 6g, Phụ tử 6g, Thạch lựu bì 6g, Quế chi 6g, Ngô thù du 6g.
Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.
Có tác dụng ôn bổ Mệnh môn, ôn Tỳ Vị, sáp tràng.
Chữa viêm Ruột mạn tính.
Bàn luận:
Chứng của bài này là Mệnh môn hỏa suy, Tỳ Vị hư hàn. Các vị Ngũ vị từ, Ô mai, Thạch lựu bì có tác dụng liềm trường chỉ tả.
Những cấm kỵ khi dùng thuốc:
Người nào bên ngoài có biểu tà, bên trong có thực nhiệt tích tụ, và chất vị toan quá nhiều không nên uống ô mai.
Các bài thuốc bổ dưỡng thường dùng:
Ô mai cá (ô mai quả)
Ô mai: 5 quả. Ăn cả 1 lần. Một ngày 2 – 3 lần.
Dùng cho người bị bệnh giun, đau bụng giun.
Ô mai cao (cao ô mai)
Ô mai 2500g, sắc bỏ hạt, cô thành cao 500g. Mỗi lần uống 9g pha thêm đường, hoà tan trong nước sôi, hoặc cứ thế nuốt uống, ngày 3 lần. Dùng cho người bị bệnh ngứa bong vẩy khuỷu tay và đầu gội.
Ô mai khương trà ẩm (trà ô mai gừng tươi)
Cùi ô mai 30g – Gừng tươi 10g
Chè xanh 5g
Cùi ô mai cắt nát, gừng tươi rửa sạch thái sợi, bỏ lẫn cả với che vào cốc giữ nhiệt, hãm nước sôi, đậy năp nửa giờ, thêm đưcmg đỏ ngọt vừa, uống nóng, ngày 3 lần.
Dùng cho người bị lỵ trực khuẩn và lị a-míp.
Diêm mai ẩm (trà ô mai muối)
Ô mai 5 hạt
Muối ăn, đường vừa phải.
Cả ba vị hãm nước sôi, uống nhiều lần thay trà.
Dùng cho người sau khi bay sởi, ra nhiều mồ hôi.
Băng đường hoá mai (ô mai ướp đường phèn)
Ô mai 250g – Đường phèn 250g
Ô mai cho nước vừa phải ngâm nở hết cỡ, nấu cho chín dừ (5/10) vớt ra bỏ hạt, cùi thái quân chì, bỏ lại vào nồi nước cũ, cho đường phèn đập vụn vào, nấu tiếp cho 10 phần chia 7, thu lấy thuốc là được. Để nguội rắc 1 lớp áo đường trắng bên ngoài, đựng vào bình dùng dần.
Dùng cho người không thiết ăn uống, tiêu khát, đau bụng giun, ỉa chảy, kiết ly v.v…
Ô mai chúc (Cháo ô mai)
Ô mai 20g – Gạo lức 100g
Đường phèn vừa phải
Ô mai sắc ỉấy nước đặc, cho gạo lức vào nấu cháo, cháo chín cho đường phèn vào quấy đều, đun thêm 1 lát là được.
Dùng cho người bị ho mạn tính, ỉa chảy lâu kiết lị lâu, ỉa ra máu, đái ra máu, hư nhiệt phiền khát, khô miệng háo nước.
Ô mai bách hợp chúc (cháo ô mai bách hợp)
Ô mai 20g – Gạo lức 100g
Bách hợp 20g – Đường phèn vừa phải
Ô mai sắc 2 nước, trộn lẫn. bỏ bã, cô lại còn 1 bát to nước. Gạo lức vo đãi sạch, cùng nước thuốc và bách hợp, cho thêm vừa nước, đun to lửa cho sôi, chuyển sang ninh nhỏ lửa cho gạo nở bung ra, cho đường phèn vào đun thêm 1 lát nữa là được.
Dùng cho người âm hư bị ho lâu, đờm lẫn máu.
Ô mai trà (Trà ô mai)
Ô mai 50g, hãm nước sôi, uống từ từ thay trà
Dùng cho người mắc bệnh đái đường.
Ô mai hồ tiêu trà diệp tán (Thuốc bột ô mai, hồ tiêu, chè khô)
Hồ tiêu 10 hạt – Ô mai 5 quả
Chè 5g
Nghiền chung thành bột, uống với nước sôi, ngày 1-2 lần, uống liền 5 – 6 ngày.
Dùng cho người bị ly trực khuẩn thuộc dạng hư hàn, đi ngoài phân ít, lẫn mũi lẫn mủ, máu, khi phát khi khỏi, lâu ngày không dứt, đau bụng triền miên, thích nóng, thích xoa bóp v.v…
Ô mai anh túc tán (Thuốc bột ô mai anh túc)
Ô mai, vỏ anh túc (lượng bằng nhau), mật ong vừa phải.
Ô mai và vỏ quả anh túc sao qua, nghiền bột. Môi lần uống 3 – 6g, uống với nước sôi pha mật ong, hoặc quấy vào mà uống.
Dùng cho người ho mãi không khỏi v.v…
Ô mai bạch đường thang (Thang ô mai, đường trắng)
Ô mai 5 quả – Đường trắng 50g.
Sắc làm thang, uống thay trà.
Dùng cho người bị bệnh ôn miệng khát nước, mùa hè phiền nhiệt, mồ hôi như tắm V V…
Ô mai hổ trượng mật (Ô mai, hổ trượng, mật ong)
Ô mai 250g – Hổ trượng 500g
Mật ong 1000ml
Ô mai và hổ trượng rửa sạch, ngâm 1 giờ, cho vào ang sành, cho vừa nước, đun nhỏ lửa sắc chậm 1 giờ, lọc lấy nước đầu 500ml, cho nước vào sắc lần 2 lấy 300ml, cho lẫn nước thuốc với mật ong vào nồi, sắc nhỏ lửa 5 phút, chờ nguội đổ vào bình. Uống ngày 2 lần, sau bữa ăn, mỗi lần 1 thìa canh, uống bằng nước sôi. 3 thang là 1 liệu trình.
Dùng cho người viêm túi mật mạn tính, thường đau hoặc khó chịu ở phía trên bên phải bụng.
Mạch đông ô mai ẩm (thuốc sắc ô mai, mạch môn đông)
Mạch môn đông 20g – Ô mai sao 6g
Sắc lấy nước, pha đường phèn vào uống, chia làm 3 lần.
Dùng cho người bị tiêu khát, miệng khát muốn uống, uống vào càng khát…
Ô mai chỉ bạch tưởng (ô mai luộc cá chiên khô)
Cá chiên khô 30g – Muối vừa phải
Ô mai 6g
Cá chiên khô thái vụn, cho thêm muối vào luộc chung với ô mai. Ăn cá, uống thang, uống hết ngay.
Dùng cho người ung thư đại tràng, cộng thêm bệnh ỉa chảy.