Để trả lời câu hỏi này, trước hết cần phải làm rõ thế nào là độ cứng của nước, thế nào là nước mềm, thế nào là nước cứng?
Độ cứng của nước chủ yếu là chỉ hàm lượng các chất canxi và muối magiê hòa tan trong nước. Cách biểu thị của cơ quan hữu quan của Trung Quốc quy định là số mg calcium oxide có chứa trong mỗi lít nước. Do vì nguồn chủ yếu của loại canxi và loại muối magiê là ở sự hòa tan của canxi và muối magiê trong thổ nhưỡng và trong nham thạch, do đó, độ cứng của nước trong nguồn nước ở các nơi có sự khác nhau rất lớn. Độ cứng của nước dưới đất nói chung dưới 100 mg/lít (biểu thị bằng calcium oxide), trong đó độ cứng của nước ở các hồ ao sông ngòi lại có tính mùa vụ rõ rệt, mà độ cứng của nước dưới đất nói chung rất cao, nhưng cao quá 100 mg/lít thì không nhiều. Nói chung, độ cứng của nước là 0-40 mg/lít thì gọi là nước cực mềm, độ cứng của nước là 40 – 80 mg/lít thì gọi là nước mềm, độ cứng của nước là 80 -160 mg/lít thì gọi là nước cứng độ trung bình.
Độ cứng của nước có ảnh hưởng nhất định đối với sinh hoạt hàng ngày của con người. Nếu độ cứng của nước lớn sẽ làm cho nước sinh ra vị đắng chát, hơn nữa độ cứng càng lớn thì vị đắng chát càng rõ rệt; dùng nước cứng để nấu các loại rau, cá, thịt sẽ làm cho thức ăn khó chín và hạ thấp giá trị dinh dưỡng của chúng; dùng nước cứng pha trà còn có thể làm cho nước trà biên vị; dùng nước cứng để giặt quần áo sẽ làm cho hiệu lực tẩy rửa của xà phòng và bột giặt quần áo hạ thấp, đồng thời làm cho quần áo mất đi tính mềm dẻo; dùng nước cứng để tắm thì những muối vô cơ như canxi, magiê két hợp với xà phòng thành ra chất lắng đọng không hòa tan, có thể bịt kín lỗ chân lông, làm cho người có cảm giác rất khó chịu, thậm chí phát sinh tác dụng kích thích. Dùng nước quá cứng, chất canxi và muối magiê trong nước quá nhiều, sẽ xuất hiện rối loạn công năng của dạ dày và của ruột, làm cho bụng trướng tức, thải khí nhiều và bị tiêu chảy, người cảm thấy rất khó chịu. Đó là nguyên nhân làm cho nhiều người cho rằng nước cứng không uống được, hoặc hoài nghi về khả năng có thể uống được của nước cứng. Đó cũng là nguyên nhân của việc Nhà nước có quy định rõ độ cứng của nước dùng để ăn uống và sinh hoạt hàng ngày không được vượt quá 250 mg/lít.
Nhưng chất nước quá mềm cũng không tốt, do vì các chất canxi và muối magiê là nguồn quan trọng cung cấp canxi và magiê cho cơ thể, do đó dùng nước độ cứng quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất canxi và magiê. Chính bệnh còi xương và bệnh mềm xương là biểu hiện của cơ thể thiếu chất canxi.
Những năm gần đây, một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới phát hiện giữa độ cứng của nước uống với tỉ lệ người chết vì bệnh tim do thiếu máu (bệnh tim do cao huyết áp, bệnh mạch vành của tim) có tương quan ngược lại với nhau; có nghĩa là độ cứng của nước uống càng cao, thì tỉ lệ người chết vì bệnh tim do thiếu máu càng thấp. Do đó các nhà nghiên cứu cho rằng uống dài ngày nước mềm có thể là nhân tố gây nguy hiểm đối với bệnh tim mạch, sở dĩ có tình trạng này là vì: chất canxi và magiê có thể ngăn chặn sự hấp thu của tổ chức tâm huyết quản đối với các nguyên tố có hại như chì và cadmium, khi các ion trong cơ tim mất điều hòa có thể thúc đẩy sự phát sinh nhiều triệu chứng của bệnh ở tâm huyết quản, mà canxi và magiê có tác dụng quan trọng đối với sự cân bằng các ion của cơ tim; chất canxi và magiê ở trong đường ruột có thể phát sinh phản ứng gọi là saponification với chất mỡ trong thức ăn, làm cho chất mỡ hình thành chất hóa hợp, dạ dày và ruột không dễ dàng hấp thu được sẽ thải loại ra ngoài cơ thể, do đó mà ngăn chặn được sự hấp thu quá nhiều chất mỡ. Thí nghiệm trên động vật cũng chứng tỏ trong nước uống cho thêm vào chất magiê có thể đề phòng được xơ cứng động mạnh, nếu thiếu magiê có thể gây nên tình trạng thể tuyến hạt (cytochondria – ND) của tế bào cơ tim biến tính và sinh sự hoại tử cơ tim. Còn có nhà nghiên cứu phát hiện trong những người dưới 40 tuổi sinh sống ở những vùng dùng nước mềm, hàm lượng các chất canxi và magiê trong động mạch vành rất thấp, còn những người sinh sống ở vùng núi, do vì thường xuyên uống các loại nước có hàm lượng chất khoáng cao cho nên tỉ lệ số người phát sinh bệnh ở tâm huyết quản tương đối thấp.
Tóm lại: Nước cứng có thể ăn uống được, dùng nước cứng càng có lợi cho sức khỏe hơn so với nước mềm; nhưng nếu độ cứng của nước quá cao sẽ không tốt vì nhiều bất tiện và còn có thể gây bệnh, tốt nhất là chỉ dùng các loại nước theo tiêu chuẩn nhà nước quy định.