Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta mắc bệnh, và một trong những nguyên nhân đó là do chính những thói quen xấu lặp đi lặp lại, lâu ngày có thể gây ra nhiều loại bệnh tật không đáng có.

Thói quen ngồi không đúng tư thế: Lưng còng, lệch trái, lệch phải, có thói quen ngồi tréo, gác chân phải lên trái hay ngược lại trong thời gian dài gây nên những bệnh cột sống như gù, vẹo cột sống, đau dọc thần kinh toạ, thường gặp ở những người làm nghề thợ may, học sinh… Lời khuyên: Nên ngồi theo tư thế đúng, cột sống (cổ, lưng, thắt lưng…) phải thẳng, đùi thẳng góc với cột sống.

Thói quen ngồi không đúng tư thế
Thói quen ngồi không đúng tư thế

Thói quen ngủ sử dụng gối quá cao, hay có thói quen nghẹo đầu sang một bên ảnh hưởng xấu đến cột sống, làm chèn các dây thần kinh cổ cánh tay, gây tê, mỏi, đau nhức hai tay. Khi ngủ có thói quen đắp màn trùm kín đầu sẽ khiến cho chúng ta hít lại một lượng CO2 và các chất độc khác mà cơ thể đã thải ra. Lời khuyên: Nên có chỗ ngủ thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Tư thế ngủ đúng là nghiêng về bên phải, chân tay hơi co lại.

Thói quen ngủ sử dụng gối quá cao
Thói quen ngủ sử dụng gối quá cao

Đứng quá nhiều sẽ dễ mắc các bệnh giãn tĩnh mạch, giãn mao mạch bàn chân, trĩ. Lời khuyên: Nên thường xuyên xoa bóp chân. Khi nằm nên đặt chân lên cao hơn tim (khoảng 20 phút).

Đọc sách báo, học hành trong môi trường không đủ ánh sáng dẫn đến việc co mạch máu và mỏi cơ vùng mắt, tạo điều kiện cho bệnh cận thị xuất hiện và làm tăng độ đối với những người mắc bệnh cận thị có sẵn. Lời khuyên: Chỉ đọc sách khi có đủ ánh sáng. Sách phải đặt cách mắt ít nhất 25cm.

Đi học, làm việc giữa trời nắng gắt, ngay lập tức uống nước lạnh, ngồi ở chỗ có nhiệt độ thấp hơn so với nơi mình làm việc 6-10 độ… sẽ dẫn đến cảm, viêm họng, viêm phế quản. Lời khuyên: Khi đi nắng về nên ngồi ở chỗ râm mát tự nhiên, quạt nhẹ, uống một cốc nước nóng và để khô mồ hôi mới đi tắm.

Thói quen gội đầu buổi tối và để đầu ướt và sau đó đi ngủ ngay. Thói quen này nếu tiếp tục trong nhiều tháng gây đau đầu kéo dài.

Uống nhiều rượu kéo dài là thói quen ảnh hưởng đến gan
Uống nhiều rượu kéo dài là thói quen ảnh hưởng đến gan

Uống bia, rượu lâu ngày làm tăng thể tích tuần hoàn thường xuyên, tăng tần số tim, dễ gây cao huyết áp. Sử dụng các chất kích thích tim mạch như uống cà phê, rượu mạnh quá nhiều trong một thời gian có thể gây ra ngoại tâm thu và làm tăng tình trạng cao huyết áp sẵn có (do tần số tim tăng). Hút thuốc lá lâu ngày dẫn đến việc mắc những bệnh viêm phê quản mạn tính, tắc mạch đầu chi, gây hẹp các động mạch nhỏ vùng bộ phận sinh dục gây bất lực. Lời khuyên: Bỏ thuốc lá và rượu bia, các bệnh trên sẽ khỏi.

Ăn quá nhiều đường hay các thức ăn uống ngọt trong một thời gian có thể gây bệnh tiểu đường. Tương tự, một chế độ ăn gồm nhiều chất ngọt, béo… sẽ sinh mụn nhọt và làm cho việc điều trị mụn trứng cá khó khăn thêm. Ăn các thức ăn nhiều muối dễ đưa đến việc giữ muối, nước, làm nặng thêm phù và cao huyết áp.

Ăn ít chất xơ, uống rượu nhiều… sẽ dẫn đến táo bón thường xuyên làm cơ thể mỏi mệt, màu da xấu… Không những thế, những người bị táo bón dễ bị nhiễm độc vì đại tràng tái hấp thu nước, chất độc từ phân và nước tiểu.

Thói quen thức khuya dễ gây chóng mặt, tim đập nhanh
Thói quen thức khuya dễ gây chóng mặt, tim đập nhanh

Thói quen thức khuya ngày ngủ nướng. Ngày nay ảnh hưởng của lối sống hiện đại cùng với sự phát triển của các loại hình dịch vụ giải trí online khiến nhiều người có thói quen ngủ nghỉ ngược với tự nhiên. Đặc biệt là các bạn trẻ có xu hướng thích cuộc sống về đêm, thức đến 1-2h sáng để xem phim, nghe nhạc, lướt web rồi ngủ nướng đến 8-9h sáng hôm sau mới dậy. Vì thường xuyên đi ngược quy luật tự nhiên nên đồng hồ sinh học của cơ thể bị đảo ngược hoàn toàn, kết quả là sức khỏe giảm sút, hệ thống miễn dịch ngày càng yếu đi, bệnh tật ngày càng nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đó là lý do các “cú đêm” thường phàn nàn về tình trạng đau đầu, chóng mặt, hay quên, chán ăn, buồn nôn, loạn nhịp tim, tức ngực khó thở, giảm năng suất lao động và kết quả học tập.

Thói quen Bỏ bữa sáng, đợi đến trưa mới ăn sẽ khiến dạ dày ở trong trạng thái đói quá lâu. Điều này làm dịch vị trong dạ dày tiết ra quá nhiều, nên dễ bị viêm, loét dạ dày…Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.

0/50 ratings
Bình luận đóng