Nội dung
Không nên cho trẻ mới sinh bú sữa quá muộn
Trong một số vùng ở nông thôn, cho đến ngày nay vẫn lưu hành một cách làm cực kỳ nguy hại cho trẻ sơ sinh là không chịu tranh thủ cho trẻ mới sinh bú sữa sớm nhất, ngắn thì 1, 2 ngày, dài thì 3 ngày trở lên. Kỳ thực cách làm như vậy là không phù hợp với qui luật sinh lý của việc tiết sữa, có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
Bởi vì việc tiết sữa mẹ là do sự điều tiết của thần kinh và sự phân tiết bên trong. Trẻ sơ sinh mút đầu vú sẽ kích thích, dẫn đến phản xạ thần kinh, thúc đẩy sự phân tiết của chất kích thích ở đằng sau thuỳ thể làm cho sữa từ trong tuyến sữa đang đầy ắp chảy vào ống dẫn sữa. Nếu không được sự kích thích như vậy, thì việc phân tiết sữa sẽ bị giảm hoặc bị tắc nghẽn.
Cho nên, để cho việc nuôi con bằng sữa mẹ thành công, thì sau khi đứa con ra đời, nói chung từ 6 đến 12 tiếng đồng hồ là bắt đầu cho bú sữa. Các nhà y học nước ngoài còn chủ trương sau khi đẻ 20 phút là bắt đầu cho bú ngay. Sản phụ cho con bú sữa sớm còn có thể kích thích phản xạ tử cung co lại, rất có lợi cho việc phục hồi tử cung.
Không nên lấy sữa đặc có đường làm thức ăn chính cho trẻ sơ sinh
Có một số sản phụ, khi không có sữa hoặc ít sữa, thường dùng sữa đặc có đường làm thức ăn chính của con. Kỳ thực cách làm như vậy là không có lợi cho sự phát triển, lớn lên của trẻ thơ.
Bởi vì sữa đặc có đường là một loại chế phẩm sữa sản xuất từ sữa bò tươi, sau khi cô đặc 2/5 dung lượng gốc, cho thêm 40% đường trắng vào để chế thành. Khi dùng sữa này, người ta pha lượng nước gấp đôi lượng sữa đặc để cho loãng ra, giống như nồng độ của sữa bò tươi, nhưng vì hàm lượng đường cao quá, ngọt quá nên trẻ khó tiếp thụ, dễ gây nên trướng bụng và đi ngoài, thậm chí còn dẫn đến các bệnh như xơ cứng tâm huyết quản và thị lực kém ở đứa trẻ. Trước khi ăn sữa, nếu pha sữa bằng 5 lần nước để làm cho nồng độ đường đạt tiêu chuẩn bình thường thì hàm lượng prôtêin và mỡ ở trong sữa lại bị giảm đi 5 lần, giảm đi rất nhiều giá trị dinh dưỡng của sữa bò tươi, không thể thoả mãn nhu cầu phát triển lớn lên của trẻ thơ được. Nếu cứ trường kỳ nuôi trẻ như thế này, tất sẽ làm cho trẻ không thể tăng cân được, thậm chí còn gầy đi. Cho nên không nên lấy sữa đặc có đường làm thức ăn chính của trẻ .
Không nên chỉ dùng sữa bò khi nuôi bộ trẻ sơ sinh
Sữa bò tuy là một loại thực phẩm có chất dinh dưỡng cao, nhưng chỉ dùng sữa bò để nuôi trẻ sơ sinh thì vẫn không thoả mãn được nhu cầu sinh trưởng của trẻ thơ.. Nếu kéo dài sẽ xảy ra hiện tượng đứa trẻ bị bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt.
Bởi vì hàm lượng sắt ở trong sữa bò rất ít, trong mỗi kilôgam sữa bò chỉ có 1 mg chất sắt, mà cơ thể người ta lại chỉ có thể hấp thu được 10% chất sắt đó mà thôi (hàm lượng sắt ở trong sữa người cao gấp đôi ở trong sữa bò, mà cơ thể người ta lại có thể hấp thu được 50%), cho nên chỉ dùng sữa bò để nuôi trẻ sơ sinh sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu, thiếu chất sắt. Ngoài ra trong sữa bò còn bao hàm chất lòng trắng trứng ít chịu nhiệt, sau khi bị hấp thu dễ xảy ra quá mẫn cảm, dễ dẫn đến chảy máu dạ dày và ruột. Cho nên nuôi bộ trẻ sơ sinh không nên chỉ dùng sữa bò, mà nên cho ăn thêm những thực phẩm phụ có nhiều chất sắt, ví dụ như thịt, gan động vật v.v… để bổ sung chất sắt bị thiếu hụt.
Không nên cho trẻ nằm ngửa bú sữa
Khi trẻ thơ nằm trên giường mà cho bú hoặc cho ngậm bình sữa, tuy có cái lợi là trẻ dễ nuốt, nhưng lại dễ dẫn đến bị viêm tai giữa.
Bởi vì giữa yết hầu và tai giữa có một ống thông nhau, gọi là ống nhánh yết hầu. So với người lớn, ống nhánh này ở trẻ em rất ngắn, nhưng rất đều đặn và hầu như nó nằm ngang. Trẻ thơ nằm ngang bú sữa, thường hay bị chảy sữa ra ngoài, bị ợ hoặc bị trớ. Khi bị trớ, sữa dễ thông qua ống nhánh yết hầu đã nở rộng và co lại để vào tai giữa, do đó mà sinh ra viêm tai giữa, dẫn đến phát sốt, đau tai và viêm tai giữa mãn tính và chảy mủ quanh năm, chữa nhiều năm cũng không khỏi, có khi còn dẫn đến nghễnh ngãng. Vì thế không nên cho trẻ thơ nằm bú sữa . Khi cho bú sữa nên cho trẻ nằm dốc, khi bú xong nên khe khẽ vỗ vào lưng trẻ để bé ợ lượng không khí nuốt phải trong lúc bú, đề phòng trẻ bị trớ gây ra viêm tai giữa.
Trẻ đẻ non không nên ăn sữa chua
Sữa chua tuy là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và giúp cho tiêu hoá rất nhiều , song cho trẻ đẻ non ăn sữa chua thì không thích hợp.
Trẻ em đẻ non và trẻ em bị viêm đường ruột, nếu cho ăn sữa chua thì sẽ bị nôn trớ, thậm chí còn có thể gây nên hiện tượng máu tan cấp tính và viêm dạ dày có tính chất hoại đàm. Có bài báo đã viết vì cho trẻ đẻ non ăn sữa chua mà tử vong. Cho nên các bậc cha mẹ không nên tuỳ tiện cho trẻ thơ ăn sữa chua.
Không nên chỉ dùng sữa cừu để nuôi con
Sữa cừu tuy cũng là một loại thực phẩm tốt để nuôi trẻ. Song nếu chỉ dùng sữa cừu để nuôi trẻ dài ngày thì sẽ gây nên thiếu máu.
Bởi vì hàm lượng vitamin B12 ở trong sữa cừu ít hơn ở trong sữa bò, chỉ có khoảng 0,015 microgram, hàm lượng axit pholic lại càng ít hơn, chỉ có 0,06 microgram . Nếu cho trẻ ăn sữa cừu dài ngày, đứa trẻ vì thiếu vitamin B12 và thiếu axit pholic, việc phát triển hồng cầu bị chậm nên sinh ra thiếu máu. Ngoài ra thiếu vitamin B12 còn có thể làm cho đứa trẻ sinh bệnh về thần kinh và tinh thần, biểu hiện là trí lực lạc hậu. Cho nên nếu nuôi trẻ bằng sữa cừu dài ngày thì phải chú ý bổ sung những thức ăn phụ có nhiều chất vitamin B12 và axit pholic, như cho trẻ ăn thêm canh rau xanh tươi, nước quả, gan và bồ dục động vật v.v…
Không nên dùng sữa bò để nấu cháo cho trẻ
Có những bậc phụ huynh, vì muốn tăng thêm chất dinh dưỡng cho trẻ, cho nên rất thích cho sữa bò vào cháo, vào bột cho con ăn, kỳ thực cách làm như vậy là không khoa học.
Có bác sĩ người nước ngoài đã làm thí nghiệm, sau khi đổ lẫn sữa bò vào cháo, theo dõi ở các nhiệt độ khác nhau, kết quả thấy phần lớn vitamin A đã bị mất. Ngành thực phẩm học đã từng nêu nguyên lý, vitamin A không thể hỗn hợp với tinh bột. Nếu đứa trẻ cứ trường kỳ ăn uống thiếu vitamin A thì chúng sẽ chậm lớn, thân thể suy nhược, nay ốm mai đau. Cho nên khi nuôi trẻ, tốt nhất là cho ăn riêng sữa và cháo.
Không nên cho trẻ uống sữa bò lúc đói
Có những bậc cha mẹ ngày nào cũng cho con uống một cốc sữa bò lúc còn đang đói. Họ cho rằng như vậy là tăng thêm chất dinh dưỡng cho trẻ, kỳ thực thì không phải như vậy.
Bởi vì khi trẻ đang đói mà uống sữa bò thì nhu động ruột và dạ dày sẽ hoạt động, co bóp nhanh, thời gian thức ăn ngừng lại ở trong ruột và dạ dày sẽ ngắn, không thể phát huy hết tác dụng men của dịch vị, những thành phần dinh dưỡng ở trong sữa bò chưa kịp tiêu hoá thì đã bị tống vào đại tràng, không được hấp thu đầy đủ, cho nên đã mất đi giá trị dinh dưỡng của sữa bò. Chất axit amin ở trong sữa bò bị nhuyễn thành một chất có hại ở trong ruột già, có thể gây nguy hại cho sức khoẻ. Cho nên trước khi cho trẻ uống sữa bò, tốt nhất là nên cho chúng ăn một chút thức ăn loại tinh bột gì đó, ví dụ như bánh mì, bánh bích qui, màn thầu chẳng hạn, như vậy sữa bò có thể ngưng lại ở trong dạ dày một thời gian dài hơn, rất có lợi cho việc phát huy tác dụng dinh dưỡng của chúng.
Không nên cho con bú sữa vô giờ giấc
Có bà mẹ cho con bú chẳng có giờ giấc nào cả, hoặc cứ thấy con khóc là cho bú. Kỳ thực làm như vậy không có lợi cho sức khoẻ của trẻ thơ.
Bởi vì cho con bú không có giờ giấc, tuy mỗi ngày con được bú rất nhiều lần, song chẳng lần nào được bú no, thời gian kéo dài sẽ gây nên rối loạn công năng tiêu hoá của đứa trẻ, có hại cho sức khoẻ. Cho nên, để có lợi cho việc tiêu hoá và hấp thu của trẻ, chiểu theo cơ chế điều tiết sinh lý, đường tiêu hoá của trẻ cứ 3 giờ lại tiết dịch tiêu hoá một lần. Cho nên thời gian cho con bú cũng nên 3 giờ một lần là thích hợp. Mỗi ngày cho bú 5 đến 7 lần, mối lần từ 15 đến 20 phút là trẻ bú no. Ban đêm thì cách nhau 6 – 7 tiếng đồng hồ cho bú một lần. Trẻ đã được 4 – 5 tháng tuổi thì không nên cho bú vào ban đêm nữa. Như vậy có lợi cho cả mẹ lẫn con đều được nghỉ ngơi và ngủ nhiều. Cho nên các bà mẹ cần chú ý tập cho mình một thói quen tốt là ngay từ đầu cho con bú phải có giờ giấc, không nên hễ cứ thấy con khóc là cho bú, để tránh cho con khỏi bị hư đường tiêu hoá.
Không nên cho trẻ thơ uống sữa thay uống nước
Có người tưởng rằng sữa mẹ hoặc sữa bò đều là chất lỏng, trẻ thơ uống sữa thì không cần phải uống nước nữa. Kỳ thực cách làm như vậy là sai lầm.
Bởi vì trong sữa tuy có nước, nhưng vì thận của đứa trẻ chưa phát triển thành thục , công năng còn yếu, không thể như người lớn được. Nếu chỉ dựa vào số nước ít ỏi ở trong sữa thì không thể giúp cho trẻ hoàn toàn thải hết những phế vật của prôtêin và muối vô cơ ở trong sữa ra ngoài cơ thể được. Ngoài ra việc điều tiết nhiệt độ trong cơ thể trẻ thơ và việc thay đổi những chất mới đòi hỏi một lượng nước rất lớn. Cho nên ngoài việc cho trẻ thơ ăn sữa ra, hàng ngày cần phải cho trẻ uống một lượng nước đun sôi để nguội hoặc nước canh nhất định. Nói chung, trẻ nặng 5 kg, mỗi ngày cần uống từ 150 – 250 mg nước. Thời gian tốt nhất là vào giữa hai lần cho bú.
Không nên hễ thấy trẻ khóc là cho bú
Thức ăn uống chủ yếu của trẻ thơ là sữa mẹ hoặc các chế phẩm từ sữa. Những thức ăn này nói chung có thể đọng lại ở trong dạ dày của trẻ từ 2 giờ 30 đến 3 giờ đồng hồ. Sau khi bú sữa khoảng 3-4 tiếng đồng hồ thì trẻ đói. Lúc này mà trẻ khóc thì nên cho trẻ bú ngay. Song không phải đứa trẻ chỉ khóc khi đói, mà khi tã lót bị ướt, khi nóng quá hoặc lạnh quá, khi tã lót quấn chặt quá, khi bị muỗi đốt, khi trong người khó chịu , ngay cả khi ngủ dậy muốn được bế ẵm, đều dùng tiếng khóc để biểu thị. Nếu cứ nghe thấy trẻ khóc là cho bú, không những sẽ ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của người mẹ mà còn khiến cho người mẹ không đủ sữa cho con bú, và khi chúng bú không đủ no thì chúng lại khóc. Vả lại cho trẻ bú nhiều lần quá, đầu vú dễ bị nứt nẻ, hoặc bị viêm tuyến sữa cấp tính, dẫn đến bắt buộc phải ngừng cho con bú sữa mẹ. Nếu như người mẹ có nhiều sữa, hễ thấy con khóc là cho bú, và cho bú một cách bất qui luật như vậy cũng sẽ ảnh hưởng đến công năng tiêu hoá của đứa trẻ, rất không có lợi cho việc phát triển lớn lên của đứa trẻ.
Vì lượng sữa trẻ bú không đều, cho nên cũng không nên quá câu nệ vào thời gian, nhưng nói chung khoảng cách giữa hai lần cho bú không nên dưới 2 tiếng đồng hồ. Không nên hễ cứ nghe thấy trẻ khóc là cho bú.
Không nên cho trẻ thơ ăn sữa bò thời gian dài
Sữa bò tuy hàm lượng prôtêin và mỡ rất cao, cung cấp nhiệt lượng rất nhiều, song đối với trẻ em thì khuyết điểm cũng không ít. Ví dụ như bột anbumin nhiều, dễ vón cục ở trong dạ dày, khó tiêu hoá; trong sữa bò tương đối có nhiều chất axit aliphatic, kích thích dạ dày và ruột ; sữa bò dễ ô nhiễm vi khuẩn v.v…
Cho trẻ em trường kỳ ăn sữa bò, rất dễ bị viêm da, cứ đến mùa đông là da bị thô ráp, ngứa ngáy, ngủ không yên giấc, dẫn đến biếng ăn. Trong sữa bò còn chứa một số lượng lớn chất vô cơ và chất anbumin giúp cho xương cốt của bò trưởng thành, những chất này làm rối loạn chất thay thế trong cơ thể trẻ em. Đồng thời, thường xuyên ăn sữa bò khiến cho trẻ em thiếu các chất thực vật khác, gây nên thiếu chất sắt, thiếu máu, béo bệu. Nếu cứ trường kỳ ăn nhiều chất anbumin làm cho trong cơ thể của trẻ em thiếu nhóm vitamin B, dẫn đến thiếu các chất can-xi, crôm dễ làm trẻ em bị cận thị. Ăn nhiều sữa bò quá, còn làm cho tỉ lệ canxi phôtpho trong cơ thể trẻ bị mất cân bằng, làm giảm khả năng chống axit của răng, dễ bị sâu răng.
Cho nên, trong khi cho trẻ thơ ăn sữa bò thì phải chú ý kịp thời cho ăn các thức ăn khác một cách hợp lý và phải cho dùng nhiều loại vitamin để giúp cho việc tiêu hoá được đầy đủ và dễ dàng.
Mẹ đang uống thuốc bệnh không nên cho con bú
Trong thời kỳ cho con bú, người mẹ bị ốm phải uống thuốc chữa bệnh mà cho con bú sẽ ảnh hưởng không tốt đối với đứa trẻ.
Bởi vì có một số loại thuốc sau khi vào tuần hoàn máu của người mẹ sẽ thải ra bằng đường sữa. Vì trẻ thơ rất mẫn cảm với thuốc, lại có thể tồn đọng lại ở trong cơ thể trẻ, nên rất có thể gây ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ. Ví dụ như sữa của người mẹ uống thuốc endoxan sẽ kìm hãm công năng xương tuỷ của trẻ thơ, dẫn đến bạch cầu bị giảm sút, người mẹ mà uống aspirin thì qua sữa sẽ làm cho công năng tiểu bản máu của đứa trẻ bị ức chế, dẫn đến chảy máu; mẹ uống tetraxiclin sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển răng của đứa trẻ, mẹ uống chloramphenicol sẽ ảnh hưởng đến công năng tạo máu của xương tuỷ của trẻ, mẹ uống amidol, luminan v.v… sẽ gây nên các chứng bệnh thèm ngủ, hư thoát (hạ đường huyết do mất máu), xuất hiện những phản ứng không tốt như toàn thân ứ máu; sữa của người mẹ uống iôt, methimazol v.v… có thể ức chế công năng tuyến giáp trạng của trẻ, mẹ uống thuốc tẩy dễ dẫn đến rối loạn công năng tiêu hoá của trẻ, mẹ uống reserpine có thể làm cho đứa trẻ thèm ngủ, ngạt mũi và tiêu chảy.
Cho nên khi người mẹ đang cho con bú mà bị ốm thì không nên tuỳ tiện dùng thuốc, nhất thiết phải có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu như phải uống thuốc dài ngày hoặc uống nhiều thuốc, đặc biệt là những loại thuốc có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của trẻ thơ đang bú thì phải ngừng cho trẻ bú.