1. Sốc nhiễm trùng: Vị trí nhiễm trùng đầu tiên có thể không có bằng chứng rõ ràng.
2. Nhiễm trùng nổi bật trên bệnh nhân không có lách
a. Hầu hết nhiễm trùng xảy ra trong vòng 2 năm sau cắt lách, với tỷ lệ tử vong khoảng 50%.
b. Phần lớn sự nhiễm trùng là do các vi khuẩn có vỏ bọc; Streptococcus pneumoniae thường gặp nhất.
3. Bệnh Babesia: Tiền sử gần đây có đến các vùng dịch tễ góp phần cho chẩn đoán.
a. Các triệu chứng không đặc hiệu xảy ra trong vòng 1-4 tuần sau khi bị ve cắn và có thể tiến triển đến suy thận, suy hô hấp cấp và DIC.
b. Không có lách, tuổi >60, tình trạng suy giảm miễn dịch kèm theo, nhiễm Babesia divergens biến thể Châu Âu, và đồng nhiễm với Borrelia burgdorferi (bệnh Lyme) hoặc Anaplasma phagocytophilum là các yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng hơn.
4. Bệnh Tularemia và bệnh dịch hạch có thể gây ra hôi chứng thương hàn hoặc nhiễm trùng huyết với tỷ lệ tử vong khoảng 30 % và nên được nghĩ đến khi có yếu tố dịch tễ thích hợp.
5. Sốt xuất huyết do vi rút: bệnh vi rút có vector truyền bệnh là động vật chân đốt hoặc nguồn gốc từ động vật (vd: sốt Lassa ở Châu Phi, sốt xuất huyết do vi rút hanta với hội chứng suy thận ở Châu Á, nhiễm vi rút Ebola và Marburg ở Châu Phi, và sốt vàng ở Châu Phi và Nam Mỹ). Sốt Dengue là bệnh lý nhiễm virut Arbo phổ biến nhất trên thế giới; sốt xuất huyết Dengue là thể nặng hơn, với tam chứng: dấu hiệu xuất huyết, thoát huyết tương và giảm tiểu cầu <100,000/μL. Tỷ lệ tử vong là 10–20% nhưng lên đến 40% nếu tiến triển hội chứng sốc dengue. Chăm sóc hỗ trợ và liệu pháp bồi hoàn dịch giúp cứu sống bệnh nhân.