Nhiễm Giardia là tình trạng, nhiễm ký sinh trùng đơn bào phổ biến nhất ở đường ruột, có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa nặng nề, ảnh hưởng cuộc sống. Nguyên nhân là kí sinh trùng đơn bào trùng roi Giardia lamblia và nó chiếm tới 7% các trường hợp ỉa chảy cấp và tới 45% các trường hợp ỉa chảy mạn tính.

Bệnh sinh

Người ta ăn phải nang Giardia lamblia do nguồn nước hoặc thức ăn bị nhiễm bẩn. Sự thoát nang xảy ra ở đoạn trên ruột non của vật chủ. Các thể tự dưỡng gắn với bề mặt tế bào của nhung mao lân cận nhờ một đĩa nằm trên mặt bụng. Sau đó kí sinh trùng tạo lại nang trong ruột, và thể tự dưỡng cùng với nang được thải ra trong phân. Sự phá hủy niêm mạc, tắc nghẽn cơ giới, giải liên hợp muối mật, và các yếu tố vật chủ đóng vai trò nhất định trong việc gây ra các triệu chứng tiêu hóa. Một đáp ứng kháng thể đặc hiệu sinh ra để loại trừ kí sinh trùng này ra khỏi cơ thể; vì vậy những bệnh nhân suy giảm miễn dịch (như bệnh nhân AIDS) có nguy cơ cao bị mắc và trở nên kém chống đỗ lại Giardia.

Biểu hiện lâm sàng

ủ bệnh sau khi ăn phải nang là 1 đến 2 tuần. Khởi phát triệu chứng bắt đầu bằng ỉa chảy phân rất nhiều nước, đau quặn bụng, bụng chướng, và đầy hơi (bảng 44.5). Phân thường là không có máu hoặc bạch cầu. ít gặp hơn có thể thấy chán ăn, khó chịu, sút cân, buồn nôn, nôn và sốt. Nếu không điều trị, một số trường hợp khỏi trong khoảng 1 đến 2 tuần. Khoảng 50% các bệnh nhân diễn biến thành nhiễm giardia mạn tính với đau đầu, khó chịu, sút cân, chướng bụng, và ỉa chảy kéo dài, chúng có thể xuất hiện từng đợt. Có thể thấy kém hấp thu gây ra ỉa phân mỡ và ảnh hưởng đến các nồng độ protein, vitamin A, vitamin B12, và D-xylose. Thiếu hụt disaccharid hay gặp nhất là lactase. Những bệnh nhân xơ nang tụy dường như là một quần thể có nguy cơ cao hơn đối với nhiễm giardia do việc có quá nhiều chất nhầy đã bảo vệ kí sinh trùng thoát khỏi hệ miễn dịch của vật chủ. Nhiễm giardia mạn tính cũng có thể gây chậm lớn ở trẻ em. Hiếm khi thấy được các biểu hiện ngoài đại’tràng của nhiễm giardia, bao gồm viêm khớp, mày đay, và bệnh đường mật.

Bảng 44.5. Các biểu hiện lâm sàng của nhiễm giardia cấp tính

Biểu hiệnTỷ lệ (%)
lả chảy95
Khó chịu85
Đau bụng75
Chướng bụng70
Sút cân65
Buồn nôn60
Đầy hơi35
Nôn25
Sốt13

Chẩn đoán

Bước chẩn đoán đầu tiên đối với một bệnh nhân ỉa chảy là n,ên kiểm tra phân tìm kí sinh trùng (tìm cả thể tự dưỡng và nang). Lí tưởng là mẫu phân tươi, để dưới 2 giờ cho đến lúc xét nghiệm. Thường kiểm tra ba mẫu trong vòng 1 đến 2 tuần để bắt được kí sinh trùng boíig ra từng lúc. Kết quả xét nghiệm dương tính gặp ở 50% đến 60% các trường hợp. Xét nghiệm chẩn đoán miễn dịch hứa hẹn nhất có lẽ là ELISA và xét nghiệm kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFAT) để tìm kháng nguyên giardia. Những xét nghiệm này đều nhạy và đặc hiệu và trội hơn nhiều so với các xét nghiệm phát hiện kháng thể hiện đang sẵn có hơn. Nếu bằng các phương pháp trên mà việc chẩn đoán nhiễm giardia vẫn còn nghi ngờ nhưng không khẳng định được thì có thể tiến hành làm Enterotest hoặc sinh thiết ruột non

Xử trí

Khoảng 90% đến 95% bệnh nhân nhiễm gardia chữa khỏi được bằng liệu trình 7 đến 10 ngày quinacrin hydrochloric! (100 mg, ba lần mỗi ngày) hoặc metronidazol (250 mg, ba lần mỗi ngày). Nếu triệu chứng vẫn kéo dài sau khi đã thử dùng cả hai thuốc này thì có thể dùng đồng thời cả hai thuốc này thêm 2 tuần. Furazolidin (100 mg, bốn lần mỗi ngày) và mebendazol (200 mg ba lần mỗi ngày) đã được dùng như các thuốc thay thế.

Phòng bệnh

Phòng ngừa lây truyền từ người sang người tốt nhất bằng rửa tay sạch và các tiêu chuẩn vệ sinh. Sự bùng phát nhiễm giardia gắn liền với bể bơi, dòng nước suối từ núi bị nhiễm bẩn, nguồn cấp nước đô thị, động vật bị nhiễm, cửa hàng ăn, nhà an dưỡng, và trung tâm chăm sóc ban ngày. Bơi trong nước ngọt rõ ràng có nhiều nguy cơ hơn trong nước biển hoặc bể bơi. Người ta biết rằng lọc và clorin hóa nguồn cấp nước là có hiệu quả trong việc loại trừ giardia. Nếu nước bể bơi bị nhiễm bẩn phân, hệ thống clorin hóa có thể bị át đi. Lời khuyên cho những người đi xa ra nước ngoài nên nhấn mạnh vào việc tránh dùng thức ăn có nguy cơ nhiễm bẩn và tránh bơi trong nước nhiễm bẩn. Những người thực hiện tình dục miệng-hậu môn cũng có nguy cơ cao mắc nhiễm giardia.

Các vấn đề gia đình và cộng đồng

Các nguồn cấp nước bị nhiễm bẩn là nguồn lây của phần lớn các vụ bùng phát nhiễm giardia. Các phương pháp xác định nang trong nguồn cấp nước hiện nay là không nhạy và có thể bỏ sót nang ở nồng độ dưới 4000/L hoặc ít hơn. cần có các phương pháp nhạy hơn. Các nguồn cấp nước không nhiễm bẩn và hệ thống clorin hóa và lọc thích đáng là quan trọng để phòng ngừa bệnh này. Nang giardia đã có một chút đề kháng với các kĩ thuật clorin hóa. Nên điều tra các bệnh nhân đã phát hiện bị nhiễm giardia để xác định nguồn lây có thể, bao gồm sàng lọc những thành viên trong gia đình, những người quen gần, và các nguồn nước và thức ăn có nguy cơ nhiễm bẩn. Tiền sử đi xa hoặc giải trí tại nguồn nước gần đây cũng giúp ích trong việc xác định nguồn lây.

Xem thêm

Tên khác: nhiễm lamblia.

Căn nguyên

Là bệnh do nhiễm động vật nguyên sinh có roi là Giardia lamblia sống và sinh sản trong ruột. Khả năng gây bệnh là yếu và ký sinh trùng cần sinh sản thành số lượng lớn mới gây ra triệu chứng lâm sàng. Nhiễm giardia do uống nước, đôi khi do ăn phải rau quả sống bị nhiễm bào nang ký sinh trùng có trong phân người ốm hoặc người lành mang mầm bệnh.

Bệnh lây truyền từ người sang người đã được thấy ở các cộng đồng có hoàn cảnh vệ sinh kém và đôi khi ở những nam giới đồng tính luyến ái.

Nhiều người mang mầm bệnh mà không có triệu chứng nào. Một số khác lại có rối loạn tiêu hoá bán cấp hay mạn tính. Bệnh nặng ở người bị suy giảm miễn dịch.

Dịch tễ học

Bệnh phổ biến trên toàn thế giới, nhất là ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém. Tỷ lệ mắc là từ dưới 1% tới trên 50%. Số người mắc hàng năm ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh là khoảng 200 triệu người.

Triệu chứng

Thể cấp tính: sau thời gian ủ bệnh dài 1-3 tuần, đột ngột hay từ từ xuất hiện buồn nôn, nôn, đau bụng và ỉa chảy, phân có mùi khẳm, nhiều mỡ giống như phân spru (ỉa chảy nhiệt đới). ít khi thấy hội chứng lỵ có phân nhầy lẫn máu.

Thể mạn tính: ở trẻ nhỏ có thể gặp thiếu máu, hội chứng kém hấp thu, chậm phát triển, nhất là ở các nước nghèo.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Tìm bào nang hay ký sinh trùng trong chất chứa ở tá tràng hay dùng test ruột (xem enterotest). Trong phân chủ yếu có các bào nang. Tuy nhiên, nếu tìm thấy cũng chưa khẳng định được căn nguyên có thể do một mầm bệnh khác kết hợp. Làm sinh thiết niêm mạc tá tràng qua đường miệng có thể khẳng định chẩn đoán.

Điều trị

Metronidazol 250 mg ba lần một ngày trong 5 ngày. Có thể dùng paromomycin cho phụ nữ có thai. Rất khó dập các vụ dịch lớn do tỷ lệ người mang mầm bệnh cao và do các bào nang sống dai khi ra khỏi cơ thể người.

0/50 ratings
Bình luận đóng