Định nghĩa
Màng bụng (phúc mạc) bị viêm do nhiễm trực khuẩn lao.
Tỷ lệ mắc bệnh
Bệnh hiện nay đã hiếm thấy ở nước Pháp.
Căn nguyên
Màng bụng bị nhiễm trực khuẩn Koch theo đường máu, đường bạch huyết hoặc từ một ổ lao ở gần lan tối.
Triệu chứng
THỂ CỔ TRƯỚNG (báng nước): báng nước hình thành chậm chạp âm ỉ, dịch cổ chướng có hàm lượng protein cao và chứa những yếu tố hữu hình chủ yếu là tế bào lympho. Bằng xét nghiệm trực tiếp thì khó phát hiện thấy trực khuẩn Koch. Nhưng nếu cấy dịch cổ chướng thì thường cho kết quả dương tính. Trong trường hợp nghi ngờ có thể làm sinh thiết phúc mạc trong lúc mở ổ bụng thăm dò và sẽ xác định được chẩn đoán. Lao phúc mạc có thể kết hợp với viêm màng phổi lao (gọi là viêm đa thanh mạc do lao).
THỂ CẤP TÍNH (thể hạt hoặc thể kê): những triệu chứng phúc mạc nằm trong bệnh cảnh chung của thể lao kê toàn thân, chẩn đoán được xác định nhờ (nội) soi ổ bụng.
THỂ LOÉT-BÃ ĐẬU: thể này có thể là nguyên phát, hoặc xảy ra sau cổ chướng, hoặc như một biến chứng từ lao hồi-manh tràng hoặc lao tiết niệu-sinh dục. Bệnh biểu hiện bởi gày còm, đau bụng, các đợt táo bón xen kẽ với ỉa chảy. Sờ nắn thấy bụng có vẻ như nhồi bột, với những khối không đều nhau. Có thể hình thành lỗ rò ra ngoài da, hoặc rò bên trong.
THE XƠ-DÍNH: gây ra các cơn đau bụng, tai biến tắc ruột tái phát nhiều lần, đôi khi hình thành lỗ rò.
THỂ KHU TRÚ: chẩn đoán được xác định nhờ soi ổ bụng hoặc khi mở ổ bụng thăm dò. Thể khu trú có thể là:
- Viêm phúc mạc khung chậu nhỏ:thứ phát sau lao phần phụ ở phụ nữ.
- Viêm lao quanh manh tràng:thứ phát sau lao hồi manh tràng.
Điều trị
Nội khoa:cho các thuốc chống lao (xem thuốc này) với liều thường dùng. Trong thể cổ chướng, có thể phối hợp với corticoid trong những tuần đầu.
Ngoại khoa:được chỉ định trong trường hợp có biến chứng tắc ruột hoặc lỗ rò.