Mụn trứng cá là một bệnh rất thường gặp, tự giới hạn, liên quan đến hệ thống nang lông tuyến bã. Bệnh thường gặp ở tuổi thanh niên, ở trẻ gái thường thấy. Mụn khoảng một năm trước tuổi dậy thì. Nữ bị Mụn sớm hơn nhưng ở nam giới bệnh thường xảy ra nặng hơn.
Mục lục
CĂN NGUYÊN SINH BỆNH
Yếu tố chính liên quan đến bệnh sinh mụn là tăng sinh chất bã nhờn, có sự sừng hóa bất thường của lỗ nang lông. Đồng thời với sự sinh sản của vi khuẩn Propionibacterium acnes, cộng với hiện tượng viêm. Mức độ trầm trọng của bệnh thường liên quan đến lượng chất bã nhờn bài tiết ra. Người bị Mụn thường có tuyến bã to và tăng hoạt động khiến cho da bị nhờn và lỗ chân lông to.
DỊCH TỄ HỌC
Bệnh rất phổ biến, thường thấy ở thanh thiếu niên và người lớn trẻ. Tỷ lệ bệnh tăng nhanh trong giai đoạn thanh niên và sau đó giảm dần khi trưởng thành. Mặc dù trẻ gái bị Mụn sớm hơn trẻ trai nhưng ở phái nam bệnh nặng hơn gấp 10 lần. Người bệnh bị Mụn trứng cá dạng bọc nặng thường có tiền sử gia đình có người bị Mụn tương tự.
Tuổi: Nữ thường ở độ 10-17 tuổi trong khi ở nam là 14-19 tuổi. Bệnh có thể khởi phát trễ 25 tuổi hoặc hơn. Một số trường hợp nhẹ có thể xảy ra ở trẻ mới sinh, Mụn thường biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần sau sinh.
Nghề nghiệp: Người có nghề tiếp xúc nhiều với dầu khoáng dễ bị Mụn.
Thuốc dùng: Hydantoin, corticoid dạng thoa, uống hoặc chích. Trimethadione, Isoniazid, Lithium, Halothane, thuốc ngừa thai, Vitamin B12.
Các tác nhân khác: Yếu tố nội tiết, kích xúc mạnh như thi cử, lo lắng nhiều.
Phơi nắng quá nhiều cũng có thể gây Mụn.
CHẨN ĐOÁN:
Dựa vào
- Vị trí: Vùng da có tiết bã nhiều như mặt, lưng, ngực.
- Thương tổn đa dạng gồm sẩn, mụn mủ, nốt, còi, nang, sẹo.
Chẩn đoán phân biệt với các bệnh ở nang lông hoặc sẩn ở mặt:
Viêm nang lông.
Thương tổn dạng mụn trứng cá trong bệnh Giang mai thời kỳ thứ hai.
Thương tổn sẩn hay sẩn hoại tử ở mặt.
Mụn cóc phẳng ở mặt.
MỤN TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG
Thường gặp ở tuổi dậy thì (90% trước tuổi 20) do sự tăng tiết Androgen. Tuy nhiên, Mụn có thể xảy ra ở người 20 hay 30 tuổi.
Lâm sàng
Phát ban đa dạng gồm sẩn, mụn mủ, nang nốt, sẹo.
Vị trí: Vùng tiết bã nhờn nhiều như:
+ Mặt: Nhiều nhất ở 2 bên má.
+ Mũi, trán, cằm ít bị hơn.
+ Tai: Nang ở dái tai.
+ ở nam giới: Vai, vùng trước ngực, lưng có thể bị.
Thương tổn da: Có 2 loại thương tổn là viêm và không viêm.
+ Thương tổn viêm:
. Sẩn nhỏ có quầng viêm chung quanh.
. Nốt: Cục sưng, mềm, lớn. Một vài nốt tạo thành nang ở sâu. Các cục sâu này có thể hóa mềm tạo ra áp-xe, sau đó để lại sẹo rất xấu.
+ Thương tổn không viêm: cồi mụn hay Nhân trứng cá (comedon). Có 2 loại:
. Nhân trứng cá mở hay Mụn đầu đen (Black heads): Tương ứng với sự tích tụ chất sừng bên trong. Những điểm đến do sự hiện diện của các hạt sắc tố trên bề mặt.
. Nhân trứng cá đóng hay Mụn đầu trắng (White heads) hay nang nhỏ (microcyst): Là những chấm nhỏ màu trắng ngà, dưới da, đường kính vài mm.
Yếu tố bộc phát
Thức ăn nhiều mỡ đôi khi gây thành đợt viêm nhiễm nặng.
Nội tiết: Mụn trứng cá trước kỳ kinh thường gặp ở phụ nữ.
Thần kinh: Căng thẳng tinh thần, lo lắng quá mức.
Hóa chat: Dầu khoáng chất, iode, brôm, corticoids.
Diễn tiến
Có nhiều cơn bộc phát kéo dài nhiều năm. Bệnh lành tính nhưng gây sẹo mất thẩm mỹ.
MỘT VÀI DẠNG LÂM SÀNG KHÁC
Mụn trứng cá cục
Thường gặp ở phái nam.
Ngoài những thương tổn căn bản của Mụn trứng cá thông thường còn có các thương tổn khác như:
+ Nang dạng biểu bì có nguồn gốc nang lông.
+ Cục do viêm và vỡ nang. Những cục này có thể bị áp-xe hóa, tạo lỗ dò để lại sẹo cứng, co rút, lõm.
Vị trí: Mặt, cổ, vùng quanh tai, ngực.
Mụn trứng cá kết cụm (acne conglobata)
Là biểu hiện nặng của Mụn trứng cá.
Thương tổn là những nang chứa chất nhờn, những nốt viêm kết thành nhóm, cục, áp-xe, tạo thành lỗ dò, loét xuất huyết. Khi lành để lại những sẹo rất xấu.
Thương tổn có thể kết hợp với Viêm hạch nước có mủ (hidradénite suppurée).
Biến chứng có thể gặp: Ung thư tế bào gai, thoái hóa dạng tinh bột ở nội tạng.
Mụn trứng cá do thuốc hay phát ban dạng mụn trứng cá
- Lâm sàng
Thương tổn có tính đơn dạng: sẩn, mụn mủ.
Khởi phát đột ngột.
Vị trí: Không bắt buộc là vị trí của Mụn trứng cá thông thường.
Những thuốc có thể gây ra:
+ Androgens ở người nữ.
+ Thuốc ngừa thai uống.
+ Corticoids tại chỗ hay toàn thân.
+ INH
+ Vitamin B12
+ Thuốc chống động kinh (Barbiturics, Hydantoin).
+ Halogens (Brôm, Iodes).
+ Một số thuốc chống trầm cảm.
+ Thuốc ức chế miễn dịch (Azathioprine, Cyclosporine).
Mụn trứng cá đỏ
Thương tổn là hồng ban, sẩn, mụn mủ, dãn mao mạch.
Thường xảy ra ở nữ giới tuổi trung niên. Tuy nhiên những trường hợp nặng nhất thường thấy ở nam giới.
Vị trí: Vùng giữa mặt như mũi, má. cằm đôi khi cũng bị tổn thương.
ĐIỀU TRỊ
Trường hợp nhẹ: Vài cho đến nhiều comedon.
Benzoyl peroxide: Thoa ngày 2 lần.
Kháng sinh tại chỗ:
+ Clindamycine phosphate 1%.
+ Erythromycine: Hiệu quả, ít gây kích ứng.
Trường hợp trung bình: Từ vài đến nhiều comedon, vài sẩn, mụn mủ.
Benzoyl peroxide gel bôi ngày 2 lần.
Retinoids.
Kết hợp Tretinoin kiềm khuẩn + Tối bôi tretinoin.
+ Sáng bôi Benzoyl peroxide.
Adapalene (Differin 0,1% gel).
Trường hợp nặng (sẩn viêm mụn mủ, cysts, áp-xe):
Dùng các thuốc bôi như trình bày ở trên, kết hợp với kháng sinh.
- Tetracycline là kháng sinh được chọn lựa đầu tiên, có vài tác dụng phụ, dung nạp tốt, thích hợp cho việc sử dụng lâu dài. Tetracycline có hiệu quả ở liều thấp vì độ tập trung cao trong nang lông tuyến bã nhất là khi có viêm.
Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai.
Thời gian điều trị từ 2 tuần đến 10 tháng.
Liều khởi đầu lg/ngày uống khi bụng đói cho đến khi hết mụn. Nếu thương tổn viêm không giảm sau 4 đến 6 tuần thì tăng liều lên l,5g/ngày trong nhiều tuần, khi bệnh giảm thì giảm liều xuống mức thấp.
- Erythromycine lg/ngày: 40% p. acnes kháng với Erythromycine.
Trong khi điều trị thường làm men gan tăng cao nhưng đây là nhiễm độc gan hồi phục được.
- Minocyclin thường được dùng (nhưng đắt tiền) đối với những bệnh nhân không đáp ứng với các kháng sinh khác. Thuốc hấp thu tốt ngay cả khi uống trong bữa ăn.
- Doxycycline100mg/ngày. Người bệnh cần được khuyên tránh nắng vì da dễ bị nhạy cảm với ánh sáng.
- Clindamycine 300-450mg/ngày, rất hiệu quả để điều trị mụn. Tuy nhiên nguy cơ gây viêm ruột giả mạc cho nên chỉ dùng thuốc cho những bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc khác.
Các thuốc khác
Tác dụng trên sự tăng tiết bã nhờn:
- Estrogen: Dùng cho người tăng tiết bã nhờn nhiều.
+ Ethinyl estradiol 50-70mg.
+ Kháng Androgen: Acetate cyproterone. Thuốc ngừa thai Diane 35 (35mg Ethinyl oestradial + 2mg acetate cyproterone). Cyproterone ngăn chặn thụ thể Androgen.
- Retinoic Acid 13-cis:
+ Điều trị mụn trứng cá nặng, tăng tiết bã nhiều.
+ Liều tấn công 0,5mg/kg/ngày. Thời gian tùy theo sự dung nạp của thuốc.
+ Liều duy trì: 0,2-0,3mg/kg/ngày dùng trong nhiều ngày.
- Spironolactone:
+ Ngăn chặn thụ thể Androgen, làm giảm sản xuất chất bã. Do đó làm giảm mụn.
+ Tác dụng phụ: Nhức đầu, mệt mỏi, tăng kali/huyết, kinh nguyệt không đều.
+ Liều tấn công: 200mg/ngày (tùy theo sự dung nạp).
+ Liều duy trì: 50-175mg/ngày.