Mục lục
Tên khoa học:
Polygonatum odoratum (Mill.) Druce (P. officinale All.), thuộc họ Hoàng tinh – Convallariaceae.
Tên khác: Uy nhung, ngọc sâm.
Nguồn gốc:
Đây là thân rễ khô của cây ngọc trúc, thuộc loài thực vật họ bách hợp. Sản xuất chủ yếu ở Hồ Nam, Hà Nam, Giang Tô, Triết Giang v.v…
Phân biệt tính chất, đặc điểm:
Ngọc trúc được cắt ngang thành từng đoạn, hoặc thái vát thành miếng dày, hình tròn hoặc hơi dẹt, đôi khi có nhánh. Bề mặt màu vàng nhạt hoặc be nhạt, dạng nửa trong suốt. Có vân nhăn dọc và vân vòng nhỏ nổi lên như hình đất tré có vết ngấn của các rễ chùm, có cái còn vết của mầm cây. Mặt cắt màu trắng vàng, chất mềm, tron, chất nạc, có vị ngọt. Đưa lên miệng nhấm có vị tanh đậu, và có cảm giác dính. Loại nào mặt cắt có chất nạc, nhu nhuận, màu trắng vàng, vị ngọt là loại tốt.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, nhiệt độ thấp, phòng mọt, phòng độc.
Kết quả nghiên cứu Dược lý hiện đại:
Nước thuốc sắc, chiết xuất cồn liều nhỏ đối với tim cô lập ếch có tác dụng cường tim, dùng với Hoàng kỳ, có tác dụng cải thiện điện tâm đồ thiếu máu cơ tim.
Thuốc có tác dụng hạ lipid huyết, làm chậm lại sự hình thành xơ cứng động mạch, tăng cường khả năng chịu đựng trạng thái thiếu oxy của cơ tim.
Thuốc có tác dụng ức chế tăng đường huyết đối với chuột cống thí nghiệm.
Thuốc có tác dụng nhuận tràng.
Theo các nghiên cứu hiện đại, ngọc trúc có hàm chứa nhiều thành phần như chất phối đường linh lan đắng, phối đường linh lan, phối đường fenol cyanid, chất phối đường thuần hộc bì, tinh bột v.v…, có tác dụng hạ bớt lượng đường trong máu.
Tính vị và công hiệu:
Ngọc trúc tính hơi hàn, vị ngọt, lợi về kinh vị, phế. Có công hiệu Tư âm nhuận phế, sinh tân dưỡng vị. Chủ trị chứng ho lao phế táo, vị âm hư, âm hư ngoại cảm, chứng tiêu khát, bị ho táo nhiệt, họng khô miệng khát, nóng trong, tiêu khát, đi tiểu liên tục v.v…
Liều lượng và cách dùng:
Liều 10 – 15g, cho vào thuốc thang, nấu cao hoặc hoàn tán.
Dùng thuốc tươi hoặc độc vị, có thể dùng liều 40 – 80g, dùng cường tim cần liều cao.
Những cấm kỵ khi dùng thuốc:
Những người dương suy âm thịnh, đờm ướt, trong ngực phiền muộn, ứ tắc mạch máu, kiêng không được dùng.
Người ỉa chảy không nên dùng nhiều hoặc uống mãi một vị thuốc.
Dược liệu kỵ mặn, kiêng dùng đồ sắt.
Các vị thuốc bổ dưỡng thường dùng:
Ngọc trúc đồn giá cô (ngọc trúc hầm thịt chim đa đa)
Ngọc trúc 15g
Chim đa đa 1 con. Làm thịt, vặt lông, bỏ lòng ruột, rửa sạch, bỏ chung với ngọc trúc hầm cách thuỷ cho chín, ăn. Cách ngày ăn 1 lần. Ăn 2 – 3 lần liền.
Dùng cho người bị bệnh tim do phong thấp, thuộc dạng tâm hư tỳ hư, và những người sắc mặt xanh xao, tim đập hoảng hốt, khí đoản, thân thể mỏi mệt vô lực, không thiết ăn uống, ỉa lỏng, ỉa chảy v.v…
Ngọc trúc sơn dược bạch cáp thang (thang ngọc trúc, sơn dược, chim câu trắng)
Chim câu trắng 1 con – Ngọc trúc 15g
Sơn dược 15g – Mạch môn đông 15g
Chim câu thịt, chặt miếng nhỏ, bỏ chung với 3 vị thuốc
trên, cho nước vào nấu thang cho tới khi thịt chín. Uống thang, ăn thịt.
Dùng cho người bị tiêu khát, thích uống nhiều nước.
Ngọc trúc tiểu mạch chúc (Cháo ngọc trúc, gạo tiểu mạch)
Tiểu mạch 15g – Ngọc trúc-9g
Táo tầu 10 quả – Gạo lức 60g
Nấu chung thành cháo theo cách thường. uống trước khi có hành kinh, ngày 1 thang. Uống liên tục 4 – 6 tháng.
Dùng cho người hay bị lo lắng căng thẳng trước khi hành kinh, do chứng can tâm bất túc sinh ra.
Ngọc trúc trà (trà ngọc trúc)
Ngọc trúc 12g.
Sắc lên uống thay trà.
Dùng cho các bệnh về tim mạch, nhất là bệnh cơ tim. Kiên trì uống lâu dài càng có công hiệu tốt hơn.
Ngọc trúc chúc (Cháo ngọc trúc)
Ngọc trúc 15 – 20g
Đường phèn vừa phải
Gạo lức 100g
Trước hết sắc ngọc trúc bỏ bã lấy nước, sau cho gạo lức vào nấu cháo, cháo chín cho đường phèn, đun qua lên chút nữa. ăn lúc đói.
Dùng cho phế vị âm thương, miệng khát, bị ho, ho khan ít đờm hoặc không có đờm, hoặc sau khi sốt cao rất khát nước, miệng khô lưỡi rộp, hoặc âm hư nhiệt thấp không khỏi.
Ngọc trúc kỷ tử cao (Cao ngọc trúc câu kỷ tử)
Ngọc trúc và câu kỷ tử lượng bằng nhau, sắc lên, nấu cho tới khi thành cao, cho mật ong vào quấy đều. Uống ngày 2 lần sớm, tối, mỗi lần 2 %thìa canh.
Dùng để điều dưỡng người sớm già lão, chữa cho người âm hư. Người bình thường uống có thể bồi bổ cho cơ thể, sóng lâu, kéo dài tuổi thọ.
Ngọc trúc tam thất thang (thang ngọc trúc tam thất)
Ngọc trúc 12g Đan sâm 9g
Tam thất 3g
Sắc ngọc trúc và đan sâm, lấy thang uống với bột tam thất.
Dùng cho người tim đập hoảng hốt, đau tức ngực do tâm âm hư nhồi máu sinh ra.
Ngọc trúc yến mạch chúc (cháo ngọc trúc yến mạch)
Yến mạch phiến 100g Ngọc trúc 15g
Mật ong vừa phải
Ngọc trúc ngâm nước lã cho nở, đun sôi 20 phút lấy nước, đổ thêm nước lã vào đun sôi 20 phút lấy nước 2. Gộp 2 nước, cho yến mạch phiến vào đun nhỏ lửa ninh thanh cháo đặc, pha thêm mật ong vào mà ăn.
Hiện nay đa phần dùng để chữa các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp, đau tim do phong thấp, đau cơ tim và tâm lực suy kiệt v.v…
Ngọc sâm đồn trư tâm (ngọc trúc, đảng sâm hầm tim lợn)
Đảng sâm 15g Ngọc trúc 15g
Tim lợn 1 quả
Tim lợn bổ ra, rửa sạch. Đảng sâm và ngọc trúc rửa sạch bỏ vào trong tim lợn, cho nước vừa phải, hấp cách thuỷ 2 giờ. Ăn ngày 1 thang chia hai lần.
Dùng cho người tự cảm thấy tim đập quá nhanh, khí đoản vô lực v.v…
Ngọc trúc sấu trư nhục thang (thang ngọc trúc thịt nạc)
Ngọc trúc 30g
Thịt nạc 100g
Gia vị vừa phải
Tim lợn thái miếng nhỏ, cho vào nồi cùng với ngọc trúc, cho 1500ml nước, đun còn khoảng 700 ml, cho muối mì chính vào, ăn thịt, uống thang.
Dùng cho người táo bón thương phế vị, thân nhiệt kém, miệng và lưỡi khô rộp…
Ngọc trúc ô mai ẩm (thuốc sắc ngọc trúc, ô mai)
Ngọc trúc 20g
Ô mai hai quả
Cho nước vào sắc, hỗn hợp các nước sắc với nhau uống thay trà nhiều lần.
Dùng cho người bị bệnh đái đường, thấy miệng khô lưỡi rộp. Đối với các bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch cơ tim v.v… có hiệu quả nhất định.