Tên khoa học:

Carapax amydae (Mai Ba ba)

Tên khác: Giáp ngư xác, đoàn ngư giáp, miết xác, thủy ngư xác

Tên tiếng Trung: 鳖甲

Nguồn gốc:

Đây là mai lưng ba ba thuộc loài động vật họ ba ba.

Phân biệt tính chất, đặc điểm:

Vị thuốc Miết giáp
Vị thuốc Miết giáp – ba ba

Mai ba ba có hình bầu dục hoặc hình trứng, mặt lưng gồ lên, mặt ngoài có màu be đen hoặc màu mực lục, hơi có ánh quang, có các vân nhăn như mạng lưới nhỏ và các đốm chấm màu vàng xám hoặc màu trắng xám, chính giữa có một cái suốt dọc, hai bên phải và trái có cả thảy 8 cái vằn lõm nằm ngang đối xứng nhau, khi lớp vỏ ngoài bong ra, có thể nhìn thấy các kẽ nứt nối liền với nhau theo hình răng cưa. Mặt bên trong màu trắng, chính giữa có chỗ xương sống nổi trồi lên, xương cổ cuộn hẳn vào bên trong, hai bên có 8 đôi xương sườn, chìa ra chung quanh. Chất rắn chắc, mùi hơi tanh, vị nhạt. Loại nào mai to, dầy, không sót thịt, sạch sẽ không có mùi hôi thối là loại tốt.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Thuốc có tác dụng ức chế sự tăng sinh của tổ chức liên kết, vì thế mà tiêu khối u, làm tăng protid huyết tương, kéo dài thời gian tồn tại của kháng thể, có tác dụng an thần. Theo các nghiên cứu hiện đại thì mai ba ba có hàm chứa các chất keo động vật, albumin sừng, iod, vitamin D v.v… Có thể ức chế sự tăng trưởng các tổ chức trong cơ thể, tăng lượng albumin trong huyết tương.

Bảo quản:

Để nơi khô ráo, phòng mọt.

Liều lượng và cách dùng:

Liều 12 – 40g, dùng thuốc thang phải đập nát sắc trước, dùng ngoài lượng tùy yêu cầu, sao tồn tính, tán bột bôi hoặc đắp. Chú ý lúc dùng: Thuốc sống có tác dụng tư âm mạnh, dấm chích thì tán kết mạnh, cho nên lúc dùng tư âm thì dùng sống, lúc dùng tán kết thì chích dấm. Những trường hợp sau kiêng dùng Miết giáp: Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Dương hư, trường hợp liệt dương, thuốc có thể làm giảm tính dục. Phụ nữ có thai, vì thuốc làm động thai. So sánh với Qui bản: Qui bản có tác dụng tư bổ mạnh hơn, còn Miết giáp thì tán kết mạnh hơn, Miết giáp ít gây nê trệ hơn.

Khí vị:

Vị mặn, tính bình, không độc, vào kinh Quyết âm Can, kỵ Phàn thạch.

Chủ trị:

Trị lao gây nóng trong xương, ôn ngược sốt rét lâu ngày thành báng trưng hà, mọc thịt thừa, âm khí sinh sâu, chữa các chứng trĩ, lui nhiệt ẩn nấp trong xương, lớn mạnh âm khí của Can và Thận, chữa trẻ nhỏ dưới sườn cứng rắn, đàn bà sau khi sinh bị lao, trừ bĩ đầy, hóa huyết tích, đau lưng, mụn mọc trong ruột, tiêu sưng, hạ huyết ứ, trụy thai. Lại nói: chữa đàn bà bế kinh, cùng rong huyết 5 sắc, chữa cả chứng thạch lâm.

Cấm kỵ:

Nếu Can và Thận không có nhiệt thì nhất thiết phải kiêng.

Cách chế:

Dùng con Ba ba có 9 xương sườn, nhiều rìa, nặng khoảng 6-7 lạng, giết sống, bỏ thịt lấy mai, phết Dấm nướng vàng.

Với chứng lao nhiệt thì dùng nước Đồng tiện nấu một ngày đêm.

Nhận xét:

Miết giáp hoàn toàn được khí chí âm của trời đất. Quy giáp dùng cái tự bại thì tốt, Miết giáp ngược lại dùng thứ chưa kinh qua luộc nấu mới tốt.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Ôn bệnh điều biện”

Bài Đại định phong châu

Bạch thược 12-24g, Mạch môn 12-24g, Sinh Quy bản 12- 16g, Sinh Mẫu lệ 12-1 ốg, Sinh Miết giáp 12-16g, Ma nhân 8- 12g, Chích Thảo 8-12g, A giao 8-12g, Can địa hoàng 12-20g, Ngũ vị tử 6g, Lòng đỏ trứng Gà 2 quả.

A giao, trứng Gà để riêng, các vị khác sắc xong bỏ bã, lọc lấy nước, cho A giao vào khuấy tan, cuối cùng cho lòng đỏ trứng Gà vào khuấy đều, chia uống ấm 2 lần trong ngày (mỗi lần uống dùng 1 quả trứng Gà).

Có tác dụng tư âm, tăng dịch, tức phong.

Trị chân âm muốn tuyệt, nhiệt thịnh thương âm, hư phong nội động, biểu hiện tinh thần mệt mỏi, muốn thoát, lưỡi đỏ chói, rêu lưỡi ít, mạch nhươc, tế, vi.

Gia giảm: Khí hư thêm Nhân sâm,

Tự ra mồ hôi thêm Long cốt, Nhân sâm, Tiểu mạch,

Tim hồi hộp khó ngủ thêm Phục thần, Nhân sâm,

Nếu đờm nhiều thêm Thiên trúc hoàng, Bối mẫu để thanh nhiệt, hóa đờm. Nếu sốt nhẹ kéo dài dùng Sinh địa thay Can địa hoàng, thêm Bạch vi, Sa sâm, Ngũ vị tử.

Trên lâm sàng có thế dùng bài này chữa viêm não dịch tể, trị liệt do chấn thương.

“Ôn bệnh điều biện”

Bài Thanh hao miết giáp thang

Thanh hao 8-12g, Miết giáp 16-20g, Tri mẫu 8-12g, Sinh địa 12-16g, Đan bì 12-16g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Chữa sốt kéo dài, sáng nhẹ, chiều nặng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác hoăc huyền tế sác.

Hư nhiệt kéo dài thêm Thạch hộc, Địa cốt bì, Bạch vi.

Trẻ nhỏ sốt mùa hè, sốt nặng về đêm thuộc chứng âm hư, nội nhiệt có thể dùng bài này thêm Bạch vi, Thiên hoa phấn, cọng sen.

Kiêng kỵ: Trường hợp bệnh nhiễm thời kỳ đầu, hoặc bệnh ôn ở phần khí, âm hư, co giật, không nên dùng bài này.

“Ôn bệnh điều biện” Bài Nhị giáp phục mạch thang

Bài Nhị giáp phục mạch thang

Cam thảo 24g, Mạch môn đông 20g, Can địa hoàng 24g, A giao 12g, Bạch thược 24g, Hỏa ma nhân 12g, Mẫu lệ 20g, Miết giáp 32g.

Chữa ôn bệnh nhiệt tà vào sâu Hạ tiêu, chân tay rung động, muốn thành kinh quyết, lưỡi khô, răng đen, mạch trầm sác.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Gia vị sinh mạch tán

Miết giáp 12g (sắc trước), Đảng sâm 9g, Mạch môn 9g, Ngũ vị tử 6g, Huyền sâm 12g, Viễn chí 9g, Quất hồng 9g, Hải tảo 9g, Sài hồ 3g.

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Chữa tăng cơ năng tuyến giáp, biểu hiện: cổ sưng, mắt lồi, đầu váng, có lúc Tim đập hồi hộp, run tay, ra mồ hôi… lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Dưỡng âm thanh nhiệt thang

Miết giáp 15g, Địa cốt bì 10g, Thanh hao 10g, Sinh địa 10g, Bạch thược 10g, Đương quy 10g, Xuyên khung 5g, Tri mẫu 10g, Trúc diệp 10g, Hà thủ ô 10g, Đảng sâm 10g.

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Chữa sốt nhẹ kéo dài, biểu hiện: nhiệt độ 38-38,8 độ c, người bệnh chất lưỡi hồng, ít rêu, mạch tế sác.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Tiêu phì tán

Miết giáp 10g, Xích thược 10g, Quy vỹ 10g, Tam thất 4g, Ngô công 4g, Chỉ xác 10g, Thanh trúc căn 4g, Đỗ trọng 10g, Diệu trúc tiêu 10g, Tục đoạn 10g, Thổ miết trùng, Tần giao 6g, Kim mao cẩu tích 10g.

Cùng tán nhỏ, liều uống 12-16g, ngày 3 lần.

Chữa xương sống thắt lưng phì đại do phong thấp.

Những cấm kỵ khi dùng thuốc:

Phụ nữ có mang kiêng không dùng.

Người tỳ vị hư hàn, ăn ít, đi lỏng, dương hư không có nhiệt không nên dùng.

Các bài thuốc bổ dưỡng thường dùng:

Miết giáp phấn (bột mai ba ba)

Mai ba ba với lượng vừa phải, sấy khô nghiền thành bột mịn. Lấy 0,5g bột này đặt lên các sợi thuốc trong ống tẩu thuốc lá, châm lửa hút thuốc.

Dùng để chữa răng sâu khi bị đau.

Tam giáp nhuyễn kiên phân (Bột mềm rắn 3 loại vẩy)

Mai ba ba (sao giấm) 300g

Mai rùa (sao bơ) 200g

Vảy tê tê (sao cát) 100g

Đường trắng hoặc mật ong vừa phải.

3 loại mai vẩy trên sấy khô, nghiền chung thành bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g, cơm xong uống bằng cháo ngọt loãng. Một liệu trình là 2 tháng. Người nào gan, dạ dày táo nhiệt, có thể uống nó bằng mật ong pha nước sôi ấm.

Dùng cho người đang bị xơ cứng gan. Nói chung uống từ 1 đến 2 liệu trình thì hiệu quả thấy rõ hơn.

Miết giáp chúc (Cháo mai ba ba)

Mai ba ba 15g – Phật thủ 9g

Hạt ý dĩ 30g – Cành đào 30g

Mật ong vừa phải

Cho mai ba ba, phật thủ, cành đào vào sắc lấy nước bỏ bã, cho hạt ý dĩ vào nấu cháo, đánh mật ong vào cho vừa miệng mà ăn.

Uống ngày 1 hoặc cách ngày 1 thang. Uống liền 20 – 30 thang.

Dùng cho người ung thư mũi và họng.

Gia vị miết giáp ẩm (Thuốc uống mai ba ba gia vị)

Mai ba ba 30g – Đào nhân 9g

Thảo hà xa 30g – Hồng hoa 6g

Bạch hoa xà thiệt thảo 30g

Đường mía vừa phải.

Năm vị trên sắc thang bỏ bã, đánh đường mía vào uống thay trà, ngày 1 thang, uống thường xuyên.

Dùng cho người ung thư gan thuộc dạng ứ huyết uẩn kết, trong gan có u, đau đớn không chịu được, bị bệnh hoàng đảm (vàng da do đau gan) v.v…

Phục linh miết táo thang (thang phục linh, mai ba ba, táo tầu)

Phục linh cả vỏ 30g – Táo tầu 10 quả

Mai ba ba 10g – Mật ong 1 thìa

Phục linh rửa sạch, cho 2 bát nước ngâm trong 1 giờ, cho cả phục linh, nước ngâm và mai ba ba vào nồi, đun sôi nhỏ lửa 30 phút. Táo tầu ngâm nở, rửa sạch, cho cả vào đó nấu tiếp cho tới khi táo nhừ, cho mật ong vào đun sôi. Chia 2 lần, ăn táo, uống thang.

Dùng cho người già, tâm suy, gan xơ Cling, bụng trướng nước, khó chịu, phía trên bên phải ổ bụng trướng cảm giác đau rõ rệt, không thiết ặn uống v.v…

Miết giáp hồng táo thang (thang mai ba ba táo tầu)

Mai ba ba 15g – Giấm gạo 2 thìa

Táo tầu 10 quả – Đường trắng nửa thìa.

Đường đem hoà tan trong giấm; táo tầu rửa sạch. Chảo đun nóng, để nhỏ lửa sao mai ba ba, 5 phút sau đổ giấm, đường vào, đảo nhanh, khi nước sắp cạn, nhắc ra, nghiêng chảo đổ hết sang nồi đất, cho táo tầu và 1 bát to nước lã vào, om nhỏ lửa 1 giờ chờ táo nhừ, uống thang, ăn táo, bỏ mai ba ba đi. Ngày 1 thang, 2 tháng là 1 liệu trình.

Dùng cho người bị xơ cứng gan thời kỳ đầu.

Trị lão ngược cửu bất đoạn tửu (chữa người mãi không cai được rượu)

Thường sơn 120g – Phụ tử 40g

Mai ba ba 40g – Mai mực 40g

Thăng ma sao 40g

Ngâm trong 3600ml rượu, để gần lửa một đêm là được. Mỗi lần uống 30ml. Nếu tái phát cần uống nhiều lần.

Dùng cho người muốn cai rượu lâu không được

Miết giáp tửu (rượu mai ba ba)

Mai ba ba (quết giấm, sao cho vàng) 40g

Mai mực 40g

Xuyên thăng ma 40g

Thường sơn 1,2g

Phụ tử (rang nứt, bỏ yếm) 40g

Các vị thuốc trên nghiền nhỏ, đựng túi vải mỏng, ngâm 3-5 ngày trong 6000 ml rượu. Mỗi lần uống 10 ml, uống nóng lúc đói, nôn ra được là khỏi, chưa nôn thì uống tiếp.

Dùng cho người bị chứng tắc đờm, lúc phát bệnh, lúc khỏi, không ổn định,

Miết giáp tẩm tửu (rượu ngâm mai ba ba)

Mai ba ba (sao) ngâm trong rượu hâm nóng. Tuỳ lượng mà uống, chửa tràng nhạc, mụn nhọt và ghẻ lở.

Miết giáp thường sơn tán (thuốc bột thường sơn, mai ba ba) .

Mai “ba ba (sao giấm) 0,4g

Thường sơn 1,2g

Lá đạm trúc 40g

Cam thảo (sao, nghiền) 1,2g  Giã thành bột thô, mỗi lần uống 5g.

Dùng cho người lên cơn rét trước khi sốt rét, hết rét quay sang sốt nóng. Trước khi phát sốt, uống thuốc bột này bằng nước sôi.

0/50 ratings
Bình luận đóng