Khái niệm
Lưỡi sưng là chỉ thể trạng lưỡi sưng to có khi cứng rắn và đau, thậm chí lưỡi sưng to đầy miệng trở ngại việc ăn uống, nói năng và hô hấp.
Chứng này sách Chư bệnh nguyên hậu luận đời Tùy gọi là “Thiệt thũng cường”. Sách Thiên kim phương đời Đường gọi là “Thiệt trướng”. Từ đời Tống về sau đem chứng lưỡi sưng cứng như gỗ khó chịu gọi thành các chuyên mục là “Mộc thiệt”, “Mộc thiệt trướng” và “Mộc thiệt phong”.
Trong các y thư cổ lại còn gọi là “Trùng thiệt” hoặc “Tử thiệt” định nghĩa không thông nhất, phần nhiều có vài thuyết thì nói dưới lưỡi sưng trướng nổi lên đột ngột như một cái lưỡi nhỏ cho nên gọi như vậy. Dưới lưỡi sưng nổi lên vài chỗ như hoa sen thì gọi là “Liên hoa thiệt”, có một số ít tài liệu đem chứng gốc lưỡi sưng hoặc chứng lưỡi sưng cấp tính gọi là “Trùng thiệt”, ở mục này giới thiệu loại thứ nhất nói ở trên.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
- Lưỡi sưng do ngoại cảm phong hàn: Bệnh do bị nhiễm phong hàn ở Tâm Ty gây nên, biểu hiện chủ yếu là đầu lưỡi sưng đau, ố hàn phát nhiệt, cơ bắp toàn thân đau mỏi, miệng nhạt nhẽo không thích ăn uống, bụng lạnh đau và ỉa chảy, trong Tâm rung động không yên, nói năng không rõ, mạch Phù Khẩn.
- Lưỡi sưng do Tâm kinh uất hỏa: Thường là bị sưng đột ngột, thể lưỡi trướng to đầy miệng, sắc đỏ, đau thậm chí không ăn uống nói năng được, sắc mặt đỏ hồng, trong Tâm phiền táo, nằm ngồi không yên, đêm ngủ cũng không yên, tiểu tiện sẻn vàng, đắng miệng, mạch Sác, tả thôn Hồng Đại.
- Lưỡi sưng do Tâm Tỳ nhiệt thịnh: Có chứng thể trạng lưỡi sắc đỏ, sưng to đầy miệng, tâm tình nóng nảy, lòng bàn tay và da dẻ nóng rát, thích thứ mát nhưng lại không uống nhiều nước, mệt mỏi không muốn hoạt động, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện thường bí kết, mạch Hoạt Sác.
- Lưỡi sưng do Tỳ hư hàn thấp: Có chứng thể trạng lưỡi sưng to, rìa lưỡi có vết răng, sắc lưỡi tối nhạt, sắc mặt trắng vàng lẫn lộn, chân tay mình mẩy nặng nề, rã rời yếu sức, bụng trướng đầy sau khi ăn càng trướng, không muốn uống nước, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nhão, mạch Trầm Hoãn.
Phân tích
- Chứng Lưỡi sưng do ngoại cảm phong hàn với chứng Lưỡi sưng do Tâm kinh uất hỏa: Xu thế đều khá gấp gáp nhưng loại Tâm hỏa thịnh đột ngột thì tình thế gấp gáp lớn, có sách nói chỉ trong một đêm là lưỡi sưng to đầy miệng, thậm chí chỉ trong vài giờ mà đến nỗi lưỡi sưng không nói được. Ngoài cảm phong hàn thì do ngoại tà xâm phạm, hai kinh Tâm Tỳ đều cảm nhiễm tà khí. Tâm khai khiếu lên lưỡi, Tỳ mạch liền với gốc lưỡi, vì phong có tỉnh hay lưu động kèm hàn tà xâm phạm ở vùng lưỡi, hàn chủ về ngưng trệ đến nối huyết mạch bị ngưng rít không thông hình thành chứng thể trạng lưỡi sưng to. Yếu điểm biện chứng: Một là có chứng phong hàn từ bên ngoài cảm nhiễm thì thấy ố hàn phát nhiệt, đau cơ bắp, mạch Phù Khẩn. Hai là huyết mạch ngưng rít thì lưỡi sưng to mà màu sắc tía tối không đỏ, thể trạng lưỡi sưng, rắn khó chịu, đau mỏi không dứt. Lưỡi sưng do Tâm hỏa thì hoặc là xảy ra trong tình huống có tâm sự não nề, hoặc có những biến cố phi thường đến nỗi tư lự thái quá, Tâm hỏa thịnh đột ngột, công lên lưỡi mà thành bệnh cho nên chứng Lưỡi sưng tất phải kèm theo đắng miệng, vì đắng là vị của hỏa, lưỡi sưng tất phải đỏ hắt, cơn đau cũng như kim châm lửa đốt khiến người bệnh không chịu nổi. về điều trị cũng do vậy mà khác nhau: Lưỡi sưng do phong hàn tổn thương Tâm Tỳ thì nên sơ tán tà ở Tâm Tỳ dùng Kim phí thảo tán sắc lấy nước để nửa ngậm và nửa để nuốt, tà rút thì thũng cũng lui. Chứng Lưỡi sưng do Tâm kinh uất hỏa thì nên dùng thuốc đắng lạnh để thanh tiết bỏ cái hỏa thịnh đột ngột ở Tâm kinh dùng một vị Hoàng liên sắc đặc cho uống, bên ngoài thì dùng Sinh Bồ hoàng đắp lên lưỡi, nếu có hiện tượng hỏa cực giống như thủy thì nên kèm theo Sinh khương chữa theo phép tòng trị.
- Chứng Lưỡi sitng do Tâm Tỳ nhiệt thịnh với chứng Lưỡi sưng do Tỳ hư hàn thấp:. Loại trên là do tích nhiệt ở Tâm Tỳ, hỏa tà úng tắc ở trên cho nên lưỡi sưng mà sắc đỏ, lại do Tỳ chủ về cơ nhục, vì thế có chứng lòng bàn tay và cơ bắp nóng rát. Tỳ là âm thổ ưa táo ghét thâp cho nên nhiệt tuy thịnh mà thường không muốn uống nước. Loại sau thì là Tỳ hư có kiêm hàn thấp, lưỡi sưng to và sắc lưỡi phần nhiều tối nhợt có cả vết răng; sắc nhợt là vì dương khí bất túc, mầu tối là vì huyết ứ không thư sướng, lưỡi có vết răng là Tỳ khí bất túc cho nên thấy các hiện tượng Tỳ hư thấp thịnh như: thể trạng và chân tay nặng nề, mệt mỏi, yếu sức, bụng trướng kém ăn, đại tiện lỏng nhão … Phép trị đối với chứng Tâm Tỳ nhiệt úng thịnh thì bên ngoài dùng dầu Tỳ ma tử tẩm vào giấy đốt lấy khói mà xông, bên trong thì uống Đạo xích tán hợp với Tả hoàng tán. Chứng Tỳ hư hàn thấp có thể dùng Lục quân tử thang hợp với Lý trung thang.
Chứng này nếu xu thế gấp gáp thường ảnh hưởng đến họng thở nghẹt thở rất nguy hiểm, có thể dùng kim Tam lăng châm ra huyết ở đầu lưỡi và cạnh lưỡi để không chế xu thế sưng, thông lợi họng thở khiến cho đồ ăn và thuốc uống trôi được, lại dùng Băng phiến, Xạ hương và Bách thảo sương tán bột bôi vào lưỡi.
Trích dẫn y văn
- Thấp nhiệt nặng thì lưỡi sưng to. Thận dịch kiệt thì lưỡi cũng sưng to, nếu như lại vừa khô vừa dầy, tiếng nói không rõ thì rất khó chữa.
- Lưỡi có màu đen khô quắt, hoặc sưng hoặc buốt, nhiều người không phân biệt được, cũng có thể biết đấy là nhiệt chứng, không dùng đến Hoàng liên giải độc thì cũng dùng đến Đại tiểu thừa khí để hạ. Sao không biết mạch Hư Sác hoặc Vi Tế bụng ngực không trướng đầy, lưỡi tuy đen hoặc tuy khô quắt, tuy sưng, tuy nổi gai đó là chân thủy không chế được hỏa chỉ có thể dùng Lục vị địa hoàng liều cao cho uống, hư hàn thì gia Quế, Phụ, Ngũ vị tử thì chứng teo quắt, sưng buốt sẽ tiêu nhanh như băng tan (Y triệt – Thiệt luận).
- Lưỡi sưng to hoặc do nhiệt độc, hoặc do dược độc. Lưỡi tía và sưng dầy là do tửu độc úng tắc ở trên. Tai khô lưỡi thì sưng, hạ huyết không dứt, chân bị phù 6 ngày thì chết. Chân sưng 9 ngày chết đó là Thận tuyệt (Vọng chẩn tuân kinh – Chẩn thiệt hình dung điều mục).