Mỗi con người đều có nhịp tim riêng của chính mình, vấn đề là tình huống nào mới gọi là bình thường. Trước hết xin mời bạn tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới nhịp tim khác thường.

  • Có phải bạn đang dùng loại thuốc Dương địa hoàng để khống chế nhịp tim hay không ? Hay đang dùng chẹn β để trị cao huyết áp, đau thắt tim, loạn nhip tim, lo lắng, đau một bên đầu? Ngoài ra, còn có một số’ thuốc khác nhất là khi dùng chung đều khiến tần số nhịp tim giảm xuống một cách rõ rệt.
  • Nếu như nhịp tim ngày thường của bạn thường dưới 60 lần/phút. Khi bạn không phải là vận động viên, lại không uống bất cứ thứ thuốc gì làm chậm nhịp tim, tức có thể do suy tuyến giáp dẫn tới nhịp tim chậm lại ; giả sử người bệnh kèm theo các triệu chứng khác như thấy mệt mỏi suốt ngày, sợ lạnh, táo bón, tóc thô hẳn lên và dễ rụng, kinh nguyệt nhiều hơn so với bình thường, khó giảm cân, thì mắc chứng bệnh suy tuyến giáp càng rõ rệt hơn.
  • Người bình thường khi nghĩ tới trái tim thường liên tưởng tới một số động mạch, van, màng, và tổ chức cơ. Trên thực tế, còn có một hệ thống tổ chức truyền điện (the Electrical System) liên quan mật thiết tới nhịp tim. Tổ chức đặc thù này đưa xung động tới các bộ phận trên khắp cơ thể, một khi con đường bị tắc nghẽn bởi bệnh tật hay thuốc men ảnh hưởng, thì sẽ xuất hiện ngăn cách trong tim, nhịp tim lúc này giảm xuống tới mức nguy hiểm đến tính mạng.

Nhìn chung nhịp tim nhanh thường gặp hơn là nhịp chậm. Dưới đây là nguyên nhân gây nhịp tim quá nhanh :

Khi bạn có nhịp tim lúc nghỉ ngơi là trên 100 lần/ phút, dù bất động cũng cảm thấy hồi hộp. (trống ngực cứ như có cái gì đó đang đập thình thịch). Lúc này bạn nên chú ý xem mình có triệu chứng dưới đây hay không : tóc nhỏ sợi hơn, làn da bóng láng, khi đưa thẳng hai tay thấy ngón hơi run, sụt cân không lý do, nhạy cảm quá mức, nhiều mồ hôi. Nếu đúng như vậy có nghĩa là bạn đang mắc chứng bệnh cường giáp.

Tuy nhiên cường giáp không phải là nguyên nhân duy nhất khiến nhịp tim tăng nhanh, nhịp tim tăng thông thường do cơ thể muốn tìm cách cứu vãn một chứng tật gì đó. Thí dụ, một trong những chức năng quan trọng của máu là chuyển oxy của hồng cầu tới những bộ phận, cơ quan trong cơ thể. Nếu bạn bị thiếu máu, thì ngoài máu không đủ hồng cầu, còn có nghĩa là thiếu chất sắt, tổ chức trong cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Để bổ túc cho hiện tượng này, tim cần đập nhanh hơn nhằm đưa máu bổ sung cho những tổ chức cần oxy, nghĩa là dùng số lượng để bổ sung đủ cho chất lượng yếu kém. Cho nên, dù nguyên nhân gì gây thiếu máu, nhịp tim cũng bị nhanh hơn, chỉ cần chữa được chứng thiếu máu thì nhịp tim sẽ trở lại bình thường.

Ngoài thiếu máu ra còn có một số tình huống khác cũng khiến nhịp tim tăng nhanh. Nhằm bù trừ những gì thiếu sót, khi cơ tim yêu dần, không thể đưa ra lượng máu đầy đủ, tim cần tăng nhịp đập, để bơm máu bổ sung. Trên thực tế, ung thư hay chứng bệnh thận mãn, biến chứng gan, cũng khiến tim đập nhanh hơn.

Nguyên nhân thường xuyên gây tới nhịp tim nhanh là dùng thuốc quá liều hay dùng lộn thuốc, nhất là loại thuốc kích thích tố tuyến giáp, cafein, hay thuốc hạn chế thèm ăn. Bác sĩ chỉ cho người bệnh suy tuyến giáp uống thuốc kích thích tố tuyến giáp, thông thường, người bệnh chỉ cần tới dưới 0,065gx2, thì đủ cho nhu cầu. Tiếc rằng có một số bệnh nhân đã dại dột nghĩ rằng nếu uống thêm gấp đôi không phải mau khỏi bệnh hơn không ? Cuối cùng dẫn tới nhịp tim nhanh, và những triệu chứng khiến người ta bất an.

Có người uống thuốc kích thích tố tuyến giáp không phải cho việc điều trị, mà là để giảm cân vì thuốc làm tăng sự trao đổi chất trong cơ thể. Thật là một việc làm hết sức sai lầm. Thuốc sẽ khiến nhip tim không bình thường, huyết áp từ đó tăng cao, có khả năng gây chứng suy tim, nên thời gian uống thuốc kéo dài, thuốc ức chế tuyến thể, khiến nội tiết mất cân bằng, không thể tiết ra hormon đủ lượng.

Cafein cũng gây người ta bị nghiện. Đối với rất nhiều người, sáng sớm uống một ly café thật là một thú vui không thể thiếu, khiến tinh thần sảng khoái, nhất là lúc ăn cơm trưa uống một ly champagn sau đó thấy mệt uống thêm một ly café cho tỉnh táo. vấn đề sẽ xuất hiện khi bạn uống quá mức lượng café, nhịp tim bạn sẽ tăng cao. “Tội phạm” gây cho nhịp tim bạn lên cao đó chính là café đó.

Thuốc làm chán ăn dành cho người nhịn ăn giảm cân bán ở một số nơi cũng khiến nhịp tim đập mạnh.

Cũng như những thứ nêu trên, thuốc giảm cân chứa thành phần gây hưng phấn cho thần kinh giao cảm, thành phần này cũng có trong thuốc cảm hay thuốc giảm sung huyết cho khoang mũi, nên khi uống loại thuốc giảm nghẹt mũi cũng khiến nhịp tim tăng nhanh.

Ngoài ra còn có một số thuốc cũng gây nhịp tim tăng nhanh, tuy nhiên thuốc điều trị chứng hen suyễn, steroids, thì không có hiện tượng như vậy, nhưng khi ta sử dụng dạng thuốc phun miệng để trị co giật thì lại gây triệu chứng nhịp tim tăng nhanh. Đây là một thứ phản ứng do dược lý, nên người bị bệnh tim nên hết sức chú ý khi dùng loại thuốc như vậy.

Thuốc lá, có chứa thành phần nicotin trong đó, cũng khiến nhịp tim tăng nhanh, bạn có thể tự kiểm tra bằng cách hít một hơi sâu vào, nhịp tim bạn sẽ thay đổi ngay.

Thông thường, chúng ta không cần thường xuyên đo nhịp mạch của mình, khi cần mới đo cũng được, khi con người cảm thấy yêu ớt, cần đo không phải là tần suất của mạch mà là cường độ của mạch. Nếu bạn cảm thấy mình yếu ớt, khi tự kiểm tra thấy mạch hầu như không có ! Thật ra đây là việc sai lầm vì khi ấy bạn đo không chính xác hay động mạch với làn da chính giữa có một lớp mỡ dày ngăn cách. Nếu như thực sự do choáng và kèm theo nhịp mạch thực chậm, có nghĩa là bệnh tim gây hại tới cơ tim, hay trong cơ thể bị chảy máu nhiều khiến gây hiện tượng mất máu nghiêm trọng. Khi đó nhiều hiện tượng khác xuất hiện trên người bệnh, người bệnh không thể nào còn đủ sức tự đo mạch cho mình.

Có một số người muốn biết nhịp tim của mình khi vận động nhanh như thế nào. Tuy nhiên khi đang vận động thì rất khó tiến hành đồng thời việc tự đo mạch, bạn có thể mua cho mình một chiếc đồng hồ đo cột trên tay để giúp bạn tiến hành công việc này.

Nhịp tim bất thường
Nhịp tim bất thường

Dĩ nhiên loạn nhịp tim đa số là lành tính, nhưng có khi cũng khá quan trọng, như bất kỳ một chứng bệnh tim cũng gây nên loạn nhịp tim, mà không chỉ loạn một khoảng thời gian mà thôi. Nên tham khảo luôn triệu chứng xuất hiện đồng thời trong lúc đó.

Dù tim nhanh quá hay chậm quá cũng khiến oxy không tới đủ nơi cần thiết, gây nên triệu chứng như mất đi ý thức, choáng, chóng mặt, đau ngực, thậm chí trúng gió cho nên một khi có tình trạng như vậy, bác sĩ cần cho thuốc hoặc bằng các biện pháp điều trị khác nhằm làm ổn định lại nhịp tim.

Tóm lại nếu không cần thiết bạn không nên luôn đo nhịp mạch, nếu không bạn sẽ tự làm cho mình hoảng sợ một cách không cần thiết vì trên đời này không có ai có nhịp tim tuân theo qui luật cả. Muốn kịp thời phát hiện căn bệnh tiềm tàng tôi xin đề nghị bạn tự kiểm tra ngực, tinh hoàn, móng tay, tóc, tuyến thể, thậm chí cả đầu lưỡi còn hơn.

Định hướng biện pháp xử lý

Triệu chứng : LOẠN NHỊP TIM

Khả năng mắc bệnhBiện pháp xử lý
1.    Nhịp tim dưới 60 lần/ phút : tập huấn cơ thể tốt, phản ứng thuốc hay suy tuyến giáp, vấn đề tim

2.    Khi nghỉ, tim đập hơn 100 lần/phút : sốt. Phản ứng thuốc, bệnh mãn tính, cường giáp, lo lắng, thiếu máu

•  Nếu là tập thể thao mà được thì cứ cố gắng duy trì cho tốt. Nhưng nếu do trạng thái khác thì cần nhờ bác sĩ kiểm tra.

•  Bác sĩ kiểm tra.

3.   Nhịp tim khác thường : nếu ngẫu nhiên, thường là lành tính. Hay do cafein, stress, mệt, hút thuốc, rượu, bệnh tim• Bác sĩ kiểm tra, nhất là khi bạn cảm thấy ngực đau hay bị sức đè, càng phải chú ý hơn.

 

0/50 ratings
Bình luận đóng