Thầy thuốc Trung y giàu kinh nghiệm chia sẻ: bí quyết sử dụng Kỷ tử như thế này công dụng vô cùng tốt, sẽ giúp bạn sau 2 đến 3 tuần là hết tóc bạc, người trẻ khoẻ ra.
1, Công dụng của Kỷ tử
+ Ngừa rụng tóc, giúp mọc tóc
Do sự sinh trưởng của tóc liên quan mật thiết đến tạng thận và sự lưu thông tuần hoàn máu, Kỷ tử vừa hay lại có tác dụng bổ thận và thúc đẩy tuần hoàn rất tốt, vì thế Kỷ tử chính là một trong các thuốc giúp ngừa rụng tóc và mọc tóc. Sử dụng trà Kỷ tử uống, rất phù hợp với bệnh nhân bị rụng tóc, giúp cải thiện tuần hoàn trong cơ thể một cách hiệu quả, giúp tạo môi trường tự nhiên khoẻ mạnh để tóc sinh trưởng tốt.
2, Nghiệm phương đơn giản dùng Kỷ tử trị liệu tóc bạc, rụng tóc.
+ Kỷ tử và Cúc hoa ( trà Kỷ Cúc).
Cách làm: mỗi lần dùng Hàng bạch cúc, Kỷ tử mỗi vị 10g cho vào bình, rồi đổ nước sôi, đun thêm 10 phút là có thể uống được. Kỷ tử có tác dụng bổ tinh ích khí, tư bổ ôn ấm rất mạnh. Khi pha trà Cúc hoa để uống, tốt nhất là dùng cốc thuỷ tinh trong suốt, mỗi lần cho thêm vài hạt kỷ tử vào cùng, rồi hãm với nước sôi là được.
+ Kỷ tử và nước nóng.
Sử dụng nước trà Kỷ tử nhiều hay ít, thực sự không có hạn chế nhất định, nhưng tổng thể mỗi ngày sử dụng lượng khống chế trong khoảng 20g. Không được sử dụng quá liều lượng. Nên sử dụng trà Kỷ tử vào buổi chiều từ 4 đến 5 giờ, như vậy sẽ hấp thụ tốt hơn. Về việc làm sạch, vì Kỷ tử thường phơi khô là chính, nếu lo lắng có bụi bẩn gì khác, có thể tiến hành làm sạch bằng cách dùng nước tráng qua một lượt là được.
+ Kỷ tử và gạo tẻ.
Câu kỷ tử 15g, Gạo tẻ 15g. Đem Kỷ tử, gạo tẻ rửa sạch, cho vào nồi đất nấu thành cháo để ăn. Chủ trị rụng tóc.
+ Kỷ tử và Sinh khương.
Đem Kỷ tử và Sinh khương đun nước, rồi xoa nước đó lên tóc, rồi để tóc khô tự nhiên, 1 giờ sau gội sạch, tiếp tục bôi xoa vào mỗi buổi tối, khoảng 1 tháng sau sẽ có tác dụng ngăn ngừa rụng tóc rõ rệt.
Lá non có thể làm rau ăn, ở các vùng Quảng Đông, Quảng Tây,.. Rau mầm Kỷ tử rất được ưa chuộng, trong các chợ đều có thể mua được, nhưng các vùng phía Nam chủ yếu là Kỷ tử Trung Hoa, chứ không có Kỷ tử Ninh Hạ. Ở các vùng phía Tây như Ninh Hạ,… sử dụng lá non Kỷ tử làm rau ăn rất ít.
Kỷ tử được Bộ y tế xếp vào chủng loại “dược thực lưỡng dụng”, Câu kỷ tử có thể gia công thành các loại sản phẩm như: thực phẩm, nước uống, rượu dưỡng sinh,…Khi nấu canh hoặc nấu cháo cũng thường cho thêm Kỷ tử vào.