Khương hoàng ( 姜黄 )
Tên và nguồn gốc
+ Tên thuốc: Khương hòang (Xuất xứ: Đường bản thảo).
+ Tên khác: Bảo đỉnh hương (宝鼎香), Hòang khương(黄姜).
+ Tên Trung văn: 姜黄 JIANGHUANG
+ Tên Anh văn: Turmeric
+ Tên La tinh: Curcuma longa L. + Nguốn gốc: Là thân rễ của Khương hòang hoặc Uất kim thực vật họ Gừng (Zingiberaceae).
Dược liệu
Khương hòang là rễ cây sống nhiều năm, rễ to khỏe, đầu mút phình to thành rễ củ hình trứng hoặc hình con thoi, sắc nâu tro. Thân rễ hình trứng, mặt trong sắc vàng, thân rễ nhánh hình trụ tròn, sắc vàng đỏ. Mọc rễ lá; Phiến lá hình bầu dục hặoc khá hẹp, dài 20~ 45 – Cương mục:, rộng 6 ~ 15cm, trướ ngay thẳng dần nhọn, phần gốc dần hẹp; cuống lá dài đô bằng nửa phiến lá, có khi dài bằng mấy lần phiến lá, đọt lá rộng, độ dài bằng cuống lá. Hoa hình bông dày đặc, dài 13 ~ 19 cm; tập hợp cuống hoa dài 20 ~ 30 cm; Lá bao rộng trứng tròn, trong mỗi lá bao hàm chứa vài đóa hoa nhỏ, chóp lá bao hình trứng hoặc hình trứng hẹp, trong nách không hoa, đài hoa 3 răng cùn; phần trên ống tràng hoa hình phễu, tách 3, nhị đực liên kết hình chử nhật, chỉ nhị bẹt rộng, hợp sinh nhị đực thóai hóa hình trứng tròn; bầu nhụy ngôi dưới, ống nhị cái hoa dạng tơ, phần gốc có 2 củ nhân thon (clava), đầu ống 2 hình môi. Quả sóc chất màng, hình cầu, 3 múi.
Hạt hình bầu dục dạng trứng, có áo hạt. Thời kỳ ra hoa là tháng 8 ~ 11, nuôi trồng hoặc mọc hoang ở đồng bằng, bãi cỏ khỏan núi hoặc trong bụi cây.
Phân bố
Ở các vùng Phúc kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Thiểm Tây, Giang Tây, Đài Loan v.v…
Thu hoạch
Mùa thu, đông đào, rửa sạch, nấu chín đến thấm tim là độ, phơi khô, đánh bỏ vỏ ngòai, lại phơi khô.
Bào chế
– Khương hòang: Nhặt bỏ tạp chất , dùng nước ngâm, vớt lên, sau khi thấm ứơt cắt lát, hong khô.
– Phiến khương hòang: Nhặt bỏ tạp chất và rễ râu sót lại, cọ rửa vảy bùn, hong khô.
Tính vị
– Trung dược học: Cay, đắng, ấm.
– Đường bản thảo: Vị cay đắng, đại hàn, không độc.
– Bản thảo thập di: Vị cay, ấm, không độc.
– Lý Cảo: Vị đắng ngọt cay, đại hàn, không độc.
– Đông y bảo giám: Tính nhiệt, vị cay đắng, không độc.
Qui kinh
– Trung dược học: Vào kinh Can, Tỳ.
– Cương mục: Vào Tâm, Tỳ.
– Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào 2 kinh Tâm, Phế.
– Bản thảo kinh sơ: Vào Túc thái âm, Quyết âm.
Công dụng và chủ trị
Phá huyết, hành khí, thông kinh, ngừng đau.
Trị tâm phúc bĩ mãn, cánh tay đau, trưng hà, phụ nữ huyết ứ kinh bế, sản hậu ứ đình bụng đau, tổn thương té đánh, ung nhọt sưng. Dùng vào chứng ngực bụng đau, thống kinh và chi thể đau nhức do khí trệ huyết ứ, thường phối hợp với Nguyên hồ, Hương phụ.
– Đường bản thảo: Chủ tâm phúc kết tích, nhọt sưng, chú ngỗ, hạ khí, phá huyết, trừ phong nhiệt, tiêu nhọt sưng. Công lực mạnh hơn so với Uất kim.
– Nhật Hoa tử bản thảo: Trị trưng hà huyết khối, nhọt sưng, thông nguyệt kinh, trị té đánh ứ huyết, tiêu sưng độc; ngừng đau khí lạnh bạo phong, hạ thực.
– Bản thảo đồ kinh: Trị khí trướng và sản hậu bại huyết công tâm.
– Cương mục: Trị vai đau phong tý.
– Bản thảo chính: Trị tâm phúc khí kết khí trướng, khí lạnh thực tích đau nhức.
– Bản thảo thuật: Trị khí chứng bĩ chứng, trướng đầy suyễn nghẹn, vị quản thống, bụng sườn vai lưng và cánh tay đau, tý, sán.
– Y lâm tỏan yếu: Trị phong hàn thấp tý ở tay chân.
– Hiện đại thực dụng Trung dược: Là thuốc phương thơm kiện vị, có tác dụng lợi đường mật và tiêu độc gan. Dùng vào chứng hòang đản, bĩ đầy đau nhức. Còn làm thuốc cầm máu, trị thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu, và trị trĩ. Dùng ngòai vào vết thương sưng mủ.
– Dùng thuốc phân biệt –
Uất kim, Khương hòang là bộ vị dùng thuốc không giống nhau của cùng một thực vật, đều có thể họat huyết tán ứ, hành khí giảm đau, dùng vào chứng khí trệ huyết ứ. Nhưng thân rễ dùng thuốc Khương hòang, cay ấm hành tán, trừ ứ lực mạnh, để trị chứng hàn ngưng khí trệ huyết ứ thì tốt, vả lại có thể trừ phong thông tý mà dùng vào chứng đau phong thấp tý. Rễ củ dùng thuốc Uất kim, đắng lạnh giáng tiết, hành khí lực mạnh, vả lại lương huyết, dùng trị chứng huyết nhiệt ứ trệ thì thích hợp, còn có thể lợi đởm thối hòang, thanh tâm giải uất mà dùng vào chứng hòang đản thấp nhiệt, nhiệt bệnh thần hôn v.v…
Liều dùng và cách dùng
Sắc uống 3 ~ 10g. Dùng ngòai lượng thích hợp.
Kiêng kỵ
– Trung dược học: Người huyết hư không khí trệ huyết ứ dùng thận trọng, phụ nữ có thai kỵ dùng.
– Bản thảo kinh sơ: Phàm bệnh do huyết hư cánh tay đau, huyết hư bụng đau, mà không phải ứ huyết ngưng trệ, khí tố thượng nghịch gây trướng, chớ dùng nhầm. Nhầm thì càng tổn thương phần huyết, khiến bệnh chuyển nặng.
– Hiện đại nghiên cứu –
- Thành phần hóa học:
Hàm chứa dầu bay hơi, thành phần chủ yếu là Turmerone, Ar-curcumene, Zingiberene, Phellandrene, Sabinene, Cineole, Curzerenone, Rcumenol, Caryophyllene borneol, Camphor v.v…; Chất sắc tố, chủ yếu là Curcumin, Demethoxycurcumin; cùng với Bixin và Norbixin và nguyên tố vi lượng v.v… (Trung dược học).
- Tác dụng dược lý:
Curcumin có thể ức chế tụ tập tiểu cầu, giáng thấp độ dính huyết tương và độ dính tòan bộ máu; Thuốc sắc nước, dầu sherwood bột Khương hòang, ethanol và chất chiết nước có tác dụng chống mang thai sớm; Curcumin, chất chiết nước và thành phần hữu hiệu có tác dụng chống ung thư (antineoplastic); Curcumin, rượu cồn, chất chiết ê –te và dầu bay hơi có thể giáng mỡ máu; Curcumin còn có tác dụng chống viêm; Curcumin có tác dụng ức chế đối với vi khuẩn, mà dầu bay hơi thì có tác dụng ức chế mạnh đối với chân khuẩn; Chất chiết Khương hòang, Curcumin, dầu bay hơi, Turmerone và cùng Zingiberene, Camphol và Sesquiterpene v.v…đều có thể lợi mật; Curcumin có tác dụng giáng áp mạnh và ngắn, có tác dụng ức chế tim chuột lang tách rời khỏi cơ thể; Curcumin có thể bảo hộ niêm mạc bao tử, bảo hộ tế bào gan (Trung dược học).
Bài thuốc cổ kim tham khảo
+ Phương thuốc 1:
Trị tâm đau không chịu được: Khương hòang (sao qua), Đương qui (cắt, sấy) đều 1 lượng, Mộc hương, Ô dược (sao qua) đều nửa lượng. Bốn vị trên, giã sàng làm bột, mỗi lần uống thìa 2 chỉ, sắc Thù du giấm làm thang điều uống.
(Tánh tể tổng lục – Khương hòang tán)
+ Phương thuốc 2:
Trị viêm bao tử, viêm đường mật, bụng trướng phiền, đau nhức, nôn mửa, hòang đản: Khương hòang 1,5 chỉ, Hòang liên 6 phân, Nhục quế 3 phân, Diên hồ sách 1 chỉ 2 phân, Quảng uất kim 1 chỉ 5 phân, Miên nhân trần 1 chỉ 5 phân. Sắc nước uống.
(Hiện đại thực dụng Trung dược)
+ Phương thuốc 3:
Trị đau vai cánh tay, không phải phong không phải đàm: Khương hòang, Cam thảo, Khương họat đều 1 lượng, Bạch truật 2 lượng. Mỗi lần uống 1 lượng, sắc nước uống. Đau từ eo lưng trở xuống gia Hải Đồng bì, Đương qui, Thược dược.
(Xích thủy huyền châu – Khương hòang tán)
+ Phương thuốc 4:
Trị gái chưa chồng kinh nguyệt trệ rít, điều thuận doanh khí: Khương hòang, Đinh hương, Đương qui (cắt, sấy), Thược dược đều nửa lượng. Bốn vị trên, giã nhỏ sàng làm bột, mỗi lần uống thìa 2 chỉ, rượu nóng đều uống. Kinh mạch muốn tới, trước uống thuốc này, không câu nệ thời gian.
(Tánh tể tổng lục – Khương hòang tán)
+ Phương thuốc 5:
Trị kinh thủy trước kỳ mà đến, huyết rít ít, sắc đỏ: Đương qui, Thục địa, Xích thược, Xuyên khung, Khương hòang, Hòang cầm, Đơn bì, Diên hồ sách, Hương phụ (chế) đều lượng bằng nhau. Sắc nước uống.
(Y tông kim giám – Khương Cầm Tứ vật thang)
+ Phương thuốc 6:
Trị có thai thai lậu, hạ huyết không ngừng, đau bụng: Khương hòang 1 lượng, Đương qui 1 lượng (cắt, sao qua), Thục Can địa hòang 1 lượng, Ngãi diệp 1 lượng (sao qua), Lộc giác giao 1 lượng (giã vụn, sao cho vàng khô). Thuốc trên, giã sàng làm bột, mỗi lần uống 4 chỉ, dùng nước 1 chén vừa, cho vào Gừng tươi nửa phân, Táo 3 trái, sắc đến 6 phân, bỏ bã, mỗi lần uống ấm trước bửa ăn.
(Thánh huệ phương – Khương hoàng tán)
+ Phương thuốc 7:
Trị đau bụng sản hậu: Khương hòang 2 phân, Mộc dược 1 phân. Thuốc trên nghiền nhỏ, dùng nước và nước tiểu bé trai đều 1 chén, cho thuốc vào sắc đến 1 chén rưỡi, phân làm 3 lần uống, uống qua miệng, người đi chừng 5, 7 dặm lại uống 1 lần.
(Phổ tế phương – Khương hòang tán)
+ Phương thuốc 8:
Trị tất cả chứng té đánh: Đào nhân, Trạch lan, Đan bì, Khương hòang, Tô mộc, Đương qui, Trần bì, Ngưu tất, Xuyên khung, Sanh địa, Nhục quế, Nhũ hương, Mộc dược. Nước, rượu, nước tiểu bé trai sắc uống.
(Thương khoa phương thư – Khương hòang thang)
+ Phương thuốc 9:
Trị răng đau không chịu được: Khương hòang, Tế tân, Bạch chỉ lượng bằng nhau.
Thuốc trên nghiền bột, hợp lại xoa 2, 3 lần, súc nước muối.
(Bách nhất tuyển phương – Khương hòang tán)
+ Phương thuốc 10:
Trị tất cả các chứng lóet nấm lúc mới phát đau ngứa: Khương hòang đắp vậy.
(Thiên kim phương)
+ Phương thuốc 11:
Trị tâm đau khó nhịn: Khương hòang 1 lượng, Quế 3 lượng, tất cả nghiền thành bột, mỗi lần uông 1 chỉ, giấm nóng tống uống.
+ Phương thuốc 12:
Sản hậu huyết thống (trong bụng có máu cục): Dùng Khương hòang, Quế tâm, lượng bằng nhau làm thành bột, rượu quấy uống 1 thìa, sau khi huyết ra hết ắt khòi.
+ Phương thuốc 13:
Lở nấm mới phát: Dùng Khương hòang bột thoa lên, rất hiệu nghiệm.
+ Phương thuốc 14:
Dùng Khương hòang, Uất kim, Nhân trần, Mộc hương, Đại hòang hợp thành phức phương điều trị 100 ca viêm túi mật mạn tính, trong 3 ngày hiệu quả rõ 77%, trong 2 tuần hiệu quả rõ đạt 99%.
(Nghiên cứu Trung y dược, 1994,4(3):13)
+ Phương thuốc 15:
Dùng cao mềm Khương Bạch (Khương hòang, Bạch thược, Thiên hoa phấn, Xích thược) dán đắp vào chổ đau, 2 ~3 ngày thay thuốc 1 lần, tất cả trị 200 ca bệnh bị tổn thương nhu mô. Kết quả hiệu quả rõ 124 ca, hữu hiệu 73 ca, vô hiệu 3 ca.
(Thời Trân quốc dược nghiên cứu, 1992,3(1):11)。
+ Phương thuốc 16:
Dùng Hòang kỳ, Khương hòang, Xích thược, Bản lam căn, Sơn dược, Phục linh hợp thành phức phương điều trị 172 ca viêm gan B mạn tính, kết quả hiệu quả rõ 88 ca, hữu hiệu 65 ca, vô hiệu 19 ca.
(Trung y dược Giang Tô, 1985,(10):7).
+ Phương thuốc 17:
Dùng Viên dẹt cao ngâm Khương hòang (Mỗi viên hàm chứa 3.5g thuốc sống), mỗi lần 5 viên, ngày 3 lần, điều trị 16 ca chứng mỡ máu cao, qua 12 tuần quan sát, cholesterol máu bình quân có hạ thấp so với trước khi điều trị.
(Trùng Khánh y học viện học báo, 1979, (1): 88)