Khái niệm
Không có mồ hôi là chỉ chứng đáng ra mồ hôi mà mồ hôi không ra như Mạch yếu tinh vi luận – Tố vấn có nói “Dương khí hữu dư thì mình nóng không mồ hôi… Âm dương hữu dư thì không mồ hôi mà hàn”.
Đại khái là người bình thường trong mùa Xuân, Hạ dương khí sơ tiết, khí huyết có xu hương đạt ra biểu cho nên ra mồ hôi. Mùa Thu, Đông dương khí ẩn náu, khí huyết có xu hướng vào trong cho nên ít ra mồ hôi hoặc không ra mồ hôi, đó là tình thế rất tự nhiên. Nếu như ngoại tà xâm nhập cơ biểu, sự mở đóng của tấu lý mất chức năng thì nên ra mồ hôi mà mồ hôi không ra đó là trạng thái mắc bệnh. Mục này thảo luận loại hình nói sau.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
- Không mồ hôi do phong hàn biểu thực: Có chứngtrạng toàn thân không mô hôi, ố hàn phát nhiệt, đau đâu đau mình, mũi tắc nặng tiếng, hắt hơi chầy nước mũi, khái thấu họng ngứa, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn.
- Không mồ hôi do biểu hàn lý nhiệt: Có chứng trạng toàn thân không mồ hôi, phát nhiệt ố hàn, tứ chi đau mỏi, tắc mũi nặng tiếng, phiền nhiệt khát nước, đau họng, khái thấu đờm vàng, tiểu tiện vàng, táo bón, rêu lưỡi trắng hoặc vàng mỏng, mạch Phù Sác.
- Không mồ hôi do hàn thấp bó ở biểu: Có chứng trạng toàn thân không mồ hôi, đầu trướng như bị bọc, tứ chi nặng nề, khớp xương nhức mỏi, sợ lạnh hơi nóng, nhất là về chiều nóng nặng hơn, rêu lưỡi ưắng nhớt, mạch Phù Khẩn hoặc Trì.
Phân tích
– Chứng không mồ hôi do phong hàn biểu thực với chứng Không mồ hôi do biểu hàn lý nhiệt: Cả hai đều là chứng không mồ hôi do phong hàn biểu thực nhưng không mồ hôi do phong hàn biểu thực là do phong hàn gây nến, còn không mồ hôi do biểu hàn lý nhiệt là kiêm cổ chứng hậu lý nhiệt. Không mồ hôi do phong hàn biểu thực là bị phong hàn xâm nhập bó ở cơ biểu. Hàn là âm tà tính ngưng tụ bít lại rất dễ thương dương, vì dương bị uất cho nên toàn thân không mồ hôi. Thương hàn minh lý luận có viết: “Hàn tà trúng kinh, tấu lý đóng kín tân dịch thấm vào trong thì không có mồ hôi…”. Yếu điểm biện chứng là: ngoài chứng không có mồ hôi còn có cả chứng khác là phong hàn bó ở biểu mà biểu hiện lâm sàng là các chứng trạng ố hàn phát nhiệt, đau đâu đau mình, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn. Điều trị theo phép tân ôn giải biểu dùng phương Ma hoàng thang.
Không mồ hôi do biểu hàn lý nhiệt là vì thể trạng vốn nhiệt thịnh hoặc Phế nhiệt nung nấu ở trong lại cảm nhiễm phong hàn. Nội nhiệt bị ngoại hàn lấn át hình thành chứng ngoại hàn lý nhiệt tục gọi là “Hàn bao hoả” như sách Tăng đính thông tục Thương hàn luận có viết “Trường hợp Ôn bệnh phục Thử sắp phát lại gặp phong hàn bó buộc đó là ngoại hàn bó nội nhiệt có tên là “Khách hàn bao hỏa”. Cũng có trường hợp Thương hàn biểu tà chưa giải ngoại tà đã có xu thế vào lý hóa nhiệt như mục Biện Thái dương bệnh mạch chứng tính trị – Thương hàn luận có viêt “Thái dương trúng phong, mạch Phù Khẩn phát nhiệt 6 hàn đau thân mình không ra mồ hôi mà phiền táo…”. Yếu điểm biện chứng là ngoài những chứng trạng phong hàn bó ở biểu như không mồ hôi, ố hàn phát nhiệt đau thân thể còn kiêm cả các chứng trạng của lý nhiệt như: thân thể phiền muộn, miệng khát họng đau, rêu lưỡi vàng mỏng… Điều trị thẹo phép sơ tán phong hàn kiêm thanh lý nhiệt chọn dùng phương Thông sị cát cánh thang. Nếu thiên nặng về phong hàn có thể dùng Đại Thanh long thang.
– Chứng không mồ hôi do hàn thấp bó ở biểu: Mắc bệnh bởi khi đang có mồ hôi lại hóng gió hoặc ở lâu nơi ẩm ướt quá lạnh hoặc nhiễm phải khí sượng móc, hàn thấp uất lại ở cơ biểu. Hàn chủ về co rút, thấp tính dính trệ, dương khí bị uất, tấu lý vít tắc cho nên không ra được mồ hôi. Chất thấp yết bệnh mạch chứng đệ nhị – Kim quỹ yếu lược có viết: “Người bệnh đau toàn thân phát nhiệt về chiều nặng hơn gọi là phong thấp, tổn thương bệnh này là do ra mồ hôi lại hóng gió hoặc tổn thương do nhiễm lạnh gây nên”. Yếu điểm biện chứng là: không mồ hôi lại kiêm các chứng trạng hàn thấp uất ở biểu như: đầu trướng như bị bọc, chân tay thân mình nặng nề, sợ lạnh phát sốt, về chiều nặng hơn. Điều trị theo phép tán hàn khư thấp làm cơ bản, chọn dùng các phương “Ma hoàng hạnh nhân ý dĩ cam thảo thang, Khương hoạt thắng thấp thang”.
Chứng không mồ hôi mà cả biểu chứng, lý chứng đều xuất hiện cần phải phân tích rõ hàn nhiệt hư thực không được lăm le chỉ phát hãn đến nỗi chính khí tiết ra bừa bãi phạm vào điều răn “đã hư càng thêm hư” rất sai lầm.
Trích dẫn y văn
– Lý do không ra mồ hôi có vài loại như thương hàn ở biểu, tà khí lại ở lý hoặc thủy ẩm chứa ở trong với chứng vong dương bị hư kéo dài đều làm cho không ra mồ hôi. Thương hàn không ra mồ hôi là do tấu lý quá rít kín. Trúng phong ở Vệ thì tấu lý mở mà tự ra mồ hôi. Hàn tà trúng Vinh thì không mồ hôi là vì tấu lý bị vít. Sách kinh điển nói “Thái dương bệnh Ô phong không mồ hôi mà suyễn, mạch Phù Khẩn, không mồ hôi mà phát nhiệt và không ra mồ hôi mà phiền táo. Dương minh bệnh lại không mồ hôi mà tiểu tiện lợi, 2,3 ngày nôn mà khái, chân tay quyết, đầu đau, mũi khô cũng không ra mồ hôi, mạch Phù không mồ hôi mà suyễn với chứng Cương kính không mồ hôi… những loại ấy đều là hàn tà ở biểu mà không mồ hôi… Dương minh bệnh lại không mồ hôi, thân thể như bị sâu bò đó là hư lâu ngày nên như thế đều thuộc loại dương hư và không ra mồ hôi. Gặp những tình huống đó theo lý là bình thường sao lại cho là lạ? (Thương hàn minh lý luận – Quyển 1).
– Người xưa có thuyết: Huyết bị đoạt thì không mồ hôi, bây giờ Dịch bị đoạt không ra mồ hôi. Huyết với Dịch tuy khác nhau nhưng sự khô ráo chỉ là một (Ôn dịch luận)