Chứng mất nước rất hay gặp ở người tuổi, và khi thấy có hiện tượng này phải đi khám bác sĩ ngay để tránh cho bệnh nhân nguy cơ làm suy yếu cơ thể, té ngã hoặc suy thận chức năng, loét hoại tử. lú lẫn về thần kinh, nếu để bệnh kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân
Do bị nhiễm trùng d một bệnh nào đó, rối loạn tâm thần lú lẫn, bị tiêu chảy, cảm nóng, chứng da niệu, do bệnh nhân dùng quá nhiều thuốc lợi tiểu.
Triệu chứng
Dấu hiệu ban đầu cho thấy người mắc bệnh này bị giảm cân, có khi giảm mấy kilô trong vài ngày, huyết áp hạ dần. Tim đập rất nhanh, nếu mất nước ngoài tế bào sẽ bị nhăn da, nếu mất nước trong tế bào sẽ có dấu hiệu khô mồm và khát nước.
Nếu tình trạng mất nước kéo dài, thì người bệnh sẽ bị sốt, khó thở và bị hạn chế trong suy nghĩ.
Điều trị
Phải xét nghiệm cận lâm sàng: ion đồ huyết, protit huyết, Hématecrit, đường huyết, uric huyết. Làm xét nghiệm này giúp chẩn đoán chính xác và phân loại tình trạng mất nước để điều trị bệnh tốt hơn.
Người bị mất nước phải chú ý lượng natri huyết và mức độ mất nước – muối.
Nếu mất nước trung bình có thể uống dung dịch nước (dung dịch muối đẳng trương), phải theo dõi tiến triển bằng xét nghiệm máu, nước tiêu.
Nếu Natri huyết trên 148 – 150 mmol/1 cần phải bù nước bằng cách tiêm truyền các dung dịch đường và muối. (Không nên uống các loại thuốc lợi tiểu).
Khi bệnh nhân bị mất nước nhưng lượng natri huyết vẫn tăng thi phải chú ý: đây là tình trạng mất nước nhiều hơn muối.
Chính vì thế phải chú ý uống nước hàng; ngày từ 1,5 ‘ 2 1/ngày, truyền thêm dung dịch đường nhưng không bổ sung muối.
Mất nước kèm theo hạ natri huyết: triệu chứng này thường gặp ở bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu.
Mất nước và Natri huyết bình thường: phải uống nhiều nước với dung dịch đường và dung dịch NaCl.
Người bệnh phải tự theo dõi cân hàng ngày, lấy mạch, huyết áp, lưu lượng nước tiểu.
Không nên thay đổi quá nhanh mức độ Natri huyết trong cơ thể vì nó sẽ làm tăng Natri đột ngột.
Nếu bệnh nhân bị sốt cần phải bổ sung thêm lượng nước trong cơ thể để tránh tình trạng mất nước.