Hòe hoa
Hòe hoa

Hòe hoa ( 槐花 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Hòe hoa (Xuất xứ: Nhật Hoa tử bản thảo).

+ Tên khác: Hòe nhị (槐蕊).

+ Tên Trung văn: 槐花 HUAIHUA+ Tên Anh văn: Flower of Japanese Pagodatree, Pagodatree Flower Bud

+ Tên La tinh: Sophora japonica L.

+ Nguồn gốc: Là bông hoa hoặc búp hoa của Hòe thực vật họ Đậu (Pea family)

Hình thái thực vật

Hòe (槐), còn tên Đậu hòe (豆槐), Bạch hòe (白槐), Tế diệp hòe (细叶槐), Kim diệp thụ (金药树), Hộ phòng thụ (护房树).

Cây cao to rụng lá, cao đến 25m, vỏ cây sắc tro hoặc sắc tro đậm, nứt dọc xù xì. Vỏ trong sắc vàng tươi, có mùi hôi; cành sắc nâu, lúc nhỏ sắc xanh, có lông, lỗ vỏ rõ rệt. Lá phức mọc cách hình lông số lẻ, dài 25 cm, đáy cuống lá phình to; lá nhỏ 7 ~ 15, hình mũi giáo dạng trứng đều hình bầu dục dạng trứng, dài 2,5 ~ 5 cm, rộng 1,5 ~ 2,6 cm, trước dạng kim, phần đáy hình tròn hoặc hình nêm rộng, mép đủ, mặt trên sắc xanh, hơi sáng, mặt dưới mọc nép xuống lông ngắn sắc trắng, cuống lá nhỏ dài 2, 5 cm; lá kèm hình lưỡi liềm, mau rụng.

Hoa tự hình bầu dục mọc ở đỉnh, hoa sắc trắng sữa, dài 1,5 cm; đài hoa hình chuông, tách cạn, 5 thùy; tràng hoa hình bướm, hình đồng tâm cánh cờ, có ngọn ngắn, mạch hơi tím; nhị đực 10, phân ly mọc không đều; bầu nhụy hình ống, có lông dài nhỏ, ống nhị cái hoa cong. Quả dài 2,5 ~ 5 cm, có đốt, hình chuỗi châu, không lông, sắc xanh, chất thịt, không nứt, giửa hạt co rất nhỏ, hạt 1 ~ 6 hạt, sắc nâu đậm, hình trái cật.Thời kỳ ra hoa tháng 7 ~ 8. Thời kỳ kết quả tháng 10 ~ 11. Mọc ở sườn núi, đồng bằng hoặc trồng ở sân vườn.

Rễ của bổn thực vật (Hòe căn 槐根), cành non (Hòe chi 槐枝), phần vỏ mềm dai của vỏ cây và vỏ rễ (Hòe bạch bì 槐白皮), lá (Hòe diệp 槐叶), quả (Hòe giác 槐角), nhựa cây (Hòe giao 槐胶) cũng cung ứng dùng làm thuốc.

Thu hoạch

Mùa hè, lúc hoa mới nở thu hái bông hoa, thương phẩm gọi là Hòe hoa; Lúc hoa chưa nở thu hái búp hoa, thương phẩm gọi là Hòe mễ. Nhặt bỏ tạp chất, phơi khô lúc đó.

Phân bố

Trung Quốc phần lớn các vùng đều có phân bố.

Dược liệu

Dược liệu Hòe hoa FLOS SOPHORAE

– Hòe hoa: Bông khô ráo, cánh hoa phần nhiều rơi rụng, hoa hòan chỉnh có hình chim bay, đường kính 1,5 cm, cánh hoa 5 cái, sắc vàng hoặc nâu nhạt, nhăn teo, cuốn cong. Ống đài hoa phần đáy sắc xanh vàng, trước đầu mút tách cạn làm 5. Nhị đực sắc vàng nhạt, hình râu, có khi cong. Bầu nhụy phình to. Chất nhẹ, mùi yếu, vị hơi đắng. Dùng thứ trắng vàng, đều đủ, không tạp chất cuống cành là tốt.

Dược liệu Hòe mễ FLOS SOPHORAE

– Hòe mễ còn tên: Hòe hoa mễ (槐花米) (Y phương dị giản)

Búp hoa khô ráo, có hình trứng hoặc hình bầu dục, dài 2,5 ~ 5 mm, rộng 1,5 ~ 2 mm. Bên ngòai sắc nâu vàng hoặc sắc xanh vàng, hơi teo nhăn, phần dưới là đài hoa hình chuông, trước đầu mút có 5 răng nứt không rõ lắm, có khi có cuống ngắn, phần trên là tràng hoa chưa nở, kích cỡ không đều, mặt ngòai đài hoa và tràng hoa đều mọc thưa lông mềm ngắn sắc trắng. Chất xốp giòn. Mùi yếu vị hơi đắng. Dùng thứ búp hoa chắc nẩy, đài hoa sắc xanh mà dày, không cuống cành là tốt.

Bào chế

Hòe hoa thán: Lấy Hòe hoa sạch bỏ vào trong nồi, sao đến cháy sém đen, tồn tính, phun qua nước sạch, lấy ra phơi khô.

 Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Đắng, mát.- Trung dược học: Đắng, hơi lạnh.

– Nhật Hoa tử bản thảo: Vị đắng, bình, không độc.

– Điền Nam bản thảo: Vị đắng chát, tính hàn.

– Cương mục: Vị đắng, khí mát.

– Bản thảo cầu nguyên: Đắng mặn, lạnh.

Qui kinh

– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Can, Đại trường.- Trung dược học: Vào kinh Can, Đại trường.

– Bản thảo hối ngôn: Vào kinh Thủ dương minh, Túc quyết âm.

– Dược phẩm hóa nghĩa: Vào 2 kinh Phế, Đại trường.

– Bản thảo kinh giải: Vào kinh Thủ thái âm Phế, Thủ thiếu âm Tâm.

Công dụng và chủ trị

Thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu.

Trị trường phong đại tiện ra máu, trĩ huyết, tiểu ra máu, huyết lâm, băng lậu, chảy máu cam, xích bạch lỵ hạ, phong nhiệt mắt đỏ, ung nhọt lở độc, và dùng phòng ngừa trúng phong.

– Nhật Hoa tử bản thảo: Trị 5 thứ trĩ, tâm đau, mắt đỏ, sát trùng trong bụng và nhiệt, trị phong ở da dẻ, và trường phong tiêu ra máu, xích bạch lỵ.

– Y học khải nguyên: Mát đại trường nhiệt.

– Cương mục: Sao thơm nhai nhấm nhiều lần, trị mất tiếng và hầu tý. Còn trị thổ huyết, chảy máu cam, băng trung lậu hạ.

– Bản thảo chính: Mát đại trường, giết cam trùng. Trị ung nhọt lở độc, âm sang thấp ngứa, trĩ lậu, giải dương mai ác sang, hạ cam phục độc.

– Y lâm tỏan yếu: Tiết Phế nghịch, tả Tâm hỏa, thanh Can hỏa, kiên Thận thủy.

– Bản thảo cầu chân: Trị đại tiểu tiện ra máu, chảy máu lưỡi.

– Bản thảo cầu nguyên: Là yếu dược mát máu, trị vị quản chợt đau, giết giun đũa.

– Đông bắc dược thực chí: Điều trị viêm võng mạc bệnh tiểu đường.

– Dùng thuốc phân biệt –

Địa du, Hòe hoa đều có thể lương huyết cầm máu, dùng trị các chứnng xuất huyết do huyết nhiệt vọng hành, do tính của nó chạy xuống, cho nên dùng trị hạ bộ xuất huyết là thích hợp. Tuy nhiên Địa du trong lương huyết kiêm năng thu sáp, phàm huyết nhiệt xuất huyết ở hạ bộ, như tiêu ra máu, trĩ huyết, băng lậu, huyết lỵ v.v… đều thích hợp; Hòe hoa không có tính thu sáp, công cầm máu của nó ở đại trường, cho nên dùng trị tiêu ra máu, trĩ máu là tốt.

 Cách dùng và liều dùng

Sắc uống 10 ~ 15g. Dùng ngòai lượng thích hợp. Cầm máu phần nhiều dùng sao than, thanh nhiệt tả hỏa nên dùng sống.

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Người tỳ vị hư hàn và âm hư phát sốt mà không thực hỏa dùng thận trọng.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học:

Bổn phẩm hàm chứa Rytub, Quercetin, Tannin v.v…(Trung dược học).

  1. Tác dụng dược lý: Thuốc ngâm nứơc Hòe hoa có thể rút ngắn rõ rệt thời gian xuất huyết và đông huyết, sau khi chế thành than tác dụng xúc tiến đông máu mạnh hơn; Dịch sắc của nó có tác dụng giảm bớt lượng ô – xy hao hụt ở cơ tim, bảo hộ công năng tim (Trung dược học).
  2. Nghiên cứu lâm sàng:

Riêng có báo cáo, dùng bổn phẩm làm chủ, còn có thể dùng trị lao lim pha cổ, chứng mỡ máu cao và bệnh xuất huyết mao mạch v.v…

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị đại trường hạ huyết: Hòe hoa, Kinh giới tuệ lượng bằng nhau. Nghiền nhỏ, rượu uống thìa 1 chỉ.

(Kinh nghiệm phương)

+ Phương thuốc 2:

Trị tạng độc, bệnh rượu, đại tiện ra máu: Hòe hoa (nửa lượng sao, nửa lượng sống), Sơn chi tử 1 lượng (bỏ vỏ, sao). Thuốc trên nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 2 chỉ, nước mới múc điều uống. Uống trước bửa ăn.

(Kinh nghiệm lương phương – Hòe hoa tán)

+ Phương thuốc 3:

Trị các chứng trĩ xuất huyết: Hòe hoa 2 lượng; Địa du, Thương truật đều 1,5 lượng, Cam thảo 1 lượng. Đều sao qua, nghiền thành bột, mỗi sớm tối đều uống trước bửa ăn 2 chỉ. Khí trĩ (do lao tổn trung khí mà xuất huyết) Nhân sâm thang điều uống; Tửu trĩ (do rượu tích độc quá nhiều mà xuất huyết) Trần bì, Cát căn thang điều uống; Trùng trĩ (do ngứa mà bên trong có trùng động xuất huyết) Ô mai làm thang điều uống; Mạch trĩ (do lao động mà tổn thương, lỗ trĩ máu ra bắn xa như tia) A giao thang điều uống.

(Đỗ thị gia sao phương)

+ Phương thuốc 4:

Trị tiểu tiện ra máu: Hòe hoa (sao), Uất kim (nướng) đều 1 lượng. Nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 2 chỉ, Đạm thị thang uống.

(Khiếp trung bí bảo phương)

+ Phương thuốc 5:

Trị huyết lâm: Hòe hoa cháy qua, khứ hỏa độc, chầy giã thành bột. Mỗi lần uống 2 chỉ, rượu nước tống uống.

( Điền Nam bản thảo)

+ Phương thuốc 6:

Trị huyết băng: Hòe hoa cũ 1 lượng, Bách thảo sương nửa lượng. Nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 3, 4 chỉ, rượu nóng điều uống; Nếu mê mẩn bất tỉnh nhân sự, thì rượu tôi cái cân đốt đỏ uống.

(Lương bằng hối tập – Hòe hoa tán)

+ Phương thuốc 7:

Trị bach đới không ngừng: Hòe hoa (sao), Mẫu lệ (nung) lượng bằng nhau.

Nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 3 chỉ với rượu, hiệu nghiệm.

(Trich nguyên phương)

+ Phương thuốc 8:

Tri chảy máu cam không ngừng: Hòe hoa, Ô tặc ngư cốt lượng bằng nhau.

Nửa sống nửa sao, nghiền nhỏ, thổi mũi.

(Thế y đắc hiệu phương)

+ Phương thuốc 9:

Trị thổ huyết không ngừng: Hòe hoa không kễ nhiều ít, lửa đốt tồn tính, nghiền nhỏ, cho vào Xạ hương chút ít. Mỗi lần uống thìa 3 chỉ, nước gạo nếp ấm điều uống.

(Tánh tể tổng lục – Hòe hoa tán)

+ Phương thuốc 10:

Trị lưỡi ra máu không ngừng, tên là Thiệt nục: Hòe hoa, phơi khô nghiền nhỏ, đắp trên lưỡi, hoặc lửa sao, ra hỏa độc, nghiền nhỏ đắp.

(Kỳ hiệu lương phương – Hòe hoa tán)

+ Phương thuốc 11:

Trị lỵ trắng đỏ: Hòe hoa (sao qua) 3 chỉ, Bạch thược dược (sao) 2 chỉ, Chỉ xác (sao cám) 1 chỉ. Cam thảo 5 phân. Sắc nước uống.

(Bản thảo hối ngôn)

+ Phương thuốc 12:

Trị nhọt lở: Hòe hoa 2 hợp, Kim ngân hoa 5 chỉ. Rượu 2 chén sắc uống, lấy mồ hôi.

(Y học khải mông – Hòe hoa Kim ngân hoa tửu)

+ Phương thuốc 13:

Trị dương mai sang, miên hoa sang độc và hạ cam, mới mắc hoặc độc thịnh lâu ngày khó khỏi: Hòe hoa nhị (nhặt sạch, không cần sao, mỗi lần trước bửa ăn rượu trong nuốt độ 3 chỉ, sáng trưa tối mỗi ngày 3 lần. Nếu không uống rượu được, nước muối sôi có thể tống uống.

(Cảnh Nhạc tòan thư)

+ Phương thuốc 14:

Trị trúng phong mất tiếng: Hòe hoa sao, sau canh 3 nằm ngửa nhai nuốt.

(Thế y đắc hiệu phương)

+ Phương thuốc 15: Hòe mễ 30g, Tảo hưu, Sanh cam thảo đều 15g, sấy khô nghiền bột, phân 2 lần sáng tố, dùng nước, rượu tống uống; phối hợp đắp nóng cục bộ. Điều trị 32 ca viêm tuyến vú cấp tính, đều trị khỏi. Thời gian điều trị ngắn nhất 2 ngày, dài nhất 7 ngày; thường uống thuốc 2 ngày sưng đau tiêu mất, 4 ngày mà khỏi.

+ Phương thuốc 16:

Dùng Hòe hoa sao vàng nghiền thành bột, mỗi lần 3g, mỗi ngày 2 lần, , dùng nước ấm uống sau bửa ăn. Điều trị 53 ca bệnh vẩy nến , khỏi hòan tòan 6 ca, tiến bộ rõ 22 ca, tiến bộ 19 ca, vô hiệu 6 ca.

+ Phương thuốc 17: Hoè hoa trà phòng Trúng phong

– Thành phần: Hoè hoa 6g.

– Cách dùng: Ngâm nước sôi, uống thay trà.

– Công hiệu: Phòng ngừa trúng phong.

+ Phương thuốc 18: – Chủ trị: Khạc ra máu, chảy máu cam.

– Thành phần: Hòe hoa 15g, Tiên hạc thảo 18g, Bạch mao căn 30g, Trắc bá diệp 20g.

– Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.

+ Phương thuốc 19: – Chủ trị: Trĩ huyết, đại tiện ra máu.

– Thành phần: Hòe giác 15g, Địa du thán 20g

– Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.

Tham khảo thêm

HOÈ HOA

Tên Việt Nam: Hòe hoa, cây Hòe.

Tên Hán Việt khác:

Hòe Thực (Bản Kinh), Hòe Nhụy (Bản Thảo Đồ Kinh), Hòe nhụy (Bản Thảo Chính), Thái dụng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Hòe mễ, Hòe hoa mễ, Hoà trần mễ (Hòa Hán Dược Khảo), Hòe hoa thán, Hòe mễ thán, Hòe nga, Hòe giao, Hòe nhĩ, Hòe giáp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học: Sophora japonica Linn. Họ khoa học: Fabaceae.

Địa lý:

Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta, có nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Trồng bằng hạt hoặc dâm cành.

Mô tả:

Cây cao 7-10m, có khi tới 25m, nhánh nhỏ màu xanh lục, có lông hoặc không có lông. Lá lông chim lẻ, mọc so le, dài 15-25cm, lá chét 7-15 phiến, hình trứng hoặc hình trứng hẹp, dài 3-6cm, mép nguyên, mặt trên có lông và phấn trắng. Hoa nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn, dài 15-30cm, quả đậu thắt lại ở giữa các hạt, chất nạc, chủng tử 1-6 hạt màu đen hình thận.

Phân biệt:

Hoa hòe thường cánh hoa đã rơi rụng, nếu còn nguyên thì có 5 cánh hoa, mầu trắng vàng, rất mỏng, trong số đó hai cánh hoa tương đối to, hình gần tròn, đỉnh hơi lõm, cuộn lật ra phía ngoài, các cành hoa khác thì hình tròn dài. Phía dưới các cánh hoa có đài hoa hình chuông mầu lục. Giữa kẽ cánh hoa có các nhụy mầu vàng nâu, giống như những sợi râu và một nhụy hình trụ nhưng uốn cong. Chất nhẹ, khi khô dễ bị vụn nát, không mùi, vị hơi đắng.

Thu hái, sơ chế:

Vào mùa hè khi hoa sắp nở, Quả chín, thu hái trước hoặc sau tiết Đông chí phơi khô dùng. Hoa phải hái lúc còn nụ mới. Phơi hoặc sấy khô. Thứ hoa đầu sắp nở nhưng chưa nở, nguyên vẹn, không vụn nát, mầu vàng, không tạp chất là loại tốt.

Phần dùng làm thuốc:

  • Nụ hoa (Flos sophorae Japonicae).
  • Quả (Fructus sopharae Japonicae) Xem: Hòe Thự

Mô tả dược liệu:

Hoa hòe khô biểu hiện hình viên chùy ở búp, nhỏ dần ở bộ phận cuống, hoa, hơi cong, đài búp hoa hình chuông màu vàng lục chiếm cứ hầu hết cả búp hoa, trước mút búp chia làm 5 đường khe cạn, cánh hoa chưa được trưởng thành búp lại biểu hiện hình trứng tròn, bên ngoài màu vàng đỏ, toàn thể dài chừng 3,2m – 10mm, chất nhẹ, hơi có khí vị đặc biệt. Nụ hoa màu vàng ngà không ẩm mốc, không bị cháy, không lẫn lộn cuống lá, tạp chất là thứ tốt.

Bào chế:

  • Dùng Hòe hoa phải dùng vào lúc hoa chưa nở, để lâu năm càng tố Khi dùng vào thuốc thì sao vàng để dùng.
  • Hái hoa lúc còn nụ, phơi hay sấy khô, dùng sống hay sao hơi vàng để pha nước uống, hoặc cho vào nồi đất đun to lửa sao cháy tồn tính 7/10, để cầm máu (Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Bỏ cành lá, lấy nụ hoa cho vào thuốc sắc uống, hoặc sao cháy thành than dùng hoặc tán nhỏ cho vào thuốc hoàn tán (Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Hòe Hoa Sao: Lấy Hoa hòe sạch, cho vào nồi, sao bằng lửa nhẹ cho đến khi mầu hơi vàng, lấy ra để nguội là được (Dược Tài Học).
  • Hòe Hoa Thán: Lấy Hoa hòe, cho vào nồi, dùng lửa mạnh đun nóng, sao cho đến khi gần thành mầu đen (tồn tính), phun ướt bằng nước sạch, lấy ra, phơi khô (Dược Tài Học).

Thành phần hóa học:

+ Rutin, Betulin, Soporradiol, Glucuronic acid (Trung Dược Học).

+ Azukisaponin, Soyasaponin, Kaikasaponin (Bắc Xuyên Huân, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1988, 108 (6): 538).

+ Quercetin (Mộc Thôn Nhã Vệ, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1984, 104 (4): 340).

+ Isorhamnetin (Ishida Hitoshi và cộng sự, Chem Pharm Bull 1989, 37 (6): 1616).

+ Betulin, Sophoradiol (Ngải Mễ Đạt Phu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1956, 76: 1210).

+ Dodecenoic acid, Myristic, Tetradecadieoic acid, Arachidic acid, Beta-Sitosterol (Mitsuhashi Tatsuo và cộng sự C A 1973, 79: 134385u).

Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng cầm máu: Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu. Nếu sao thành than, tác dụng mạnh hơn (Trung Dược Học).

+ Giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch (Trung Dược Học).

+ Tác dụng đối với hệ tim mạch: Chích dịch Hoa hòe vào tĩnh mạch cho chó đã được gây mê, thấy huyết áp hạ rõ. Thuốc có tác dụng hưng phấn nhẹ đối với tim cô lập của ếch và làm trở ngại hệ thống dẫn truyền. Glucozid ở vỏ của Hòe có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim cô lập và tim tại thể cuae ếch. Hòe bì tố có tác dụng làm gĩan động mạch vành (Trung Dược Học).

+ Tác dụng hạ mỡ trong máu: Hòe bì tố có tác dụng làm giảm Cholesterol trong máu, Cholesterol ở gan và ở cửa động mạch. Đối với xơ mỡ động mạch thực nghiệm, thuốc có tác dụng phòng và trị (Trung Dược Học).

+ Tác dụng kháng viêm: Đối với viêm khớp thực nghiệm nơi chuột và chuột nhắt, thuốc đều có tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học).

+ Tác dụng chống co thắt và chống loét: Hòe bì tố có tác dụng giảm trương lực cơ trơn của đại trường và phế quản, tác dụng chống co thắt của Hòe bì tố gấp 5 lần của Rutin. Rutin trong Hoa hòe có tác dụng làm giảm vận động bao tử của chuột, giảm bớt rõ số ổ loét của bao tử chuột do co thắt môn vị (Trung Dược Học).

+ Tác dụng chống phóng xạ: Rutin làm giảm bớt tỉ lệ tử vong của chuột nhắt do chất phóng xạ với liều gây chết (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Rutin trong Hoa hòe có tác dụng phòng ngừa tổn thương do đông lạnh thực nghiệm. Đối với tổn thương độ 3 càng rõ, đối với độ 1, 2 cũng có tác dụng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Tác dụng chống tiêu chảy: Dịch Hoa hòe bơm vào ruột của thỏ thấy kích thích niêm mạc ruột sinh chất tiết dịch có tác dụng làm giảm tiêu chảy (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Tính vị:

+ Vị đắng, tính bình, không độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

+ Vị đắng, tính mát (Bản Thảo Cương Mục).

+ Vị đắng, tính hàn (Cảnh Nhạc Toàn Thư).

+ Vị đắng, Tính bình (Trung Dược Học).

+ Vị đắng, tính mát (Trung Dược Đại Từ Điển).

Quy kinh:

+ Vào kinh Dương minh (Đại trường), Quyết âm (Can) (Bản Thảo Cương Mục).

+ Vào kinh thủ Dương minh (Đại trường), túc quyết âm (Can) (Bản Thảo Hối Ngôn).

+ Vào kinh Phế, Đại trường (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).

+ Vào kinh Can, Đại trường (Trung Dược Học).

+ Vào kinh Can, Đại trường (Trung Dược Đại Từ Điển).

Tác dụng:

+ Lương (làm mát) Đại trường nhiệt (Y Học Khải Nguyên).

+ Lương đại trường, sát cam trùng (Bản Thảo Chính).

+ Tiết Phế nghịch, tả Tâm hỏa, thanh Can hỏa, kiên Thận thủy (Y Lâm Toản Yếu).

+ Lương huyết, chỉ huyết, thanh lợi thấp nhiệt (Trung Dược Học).

+ Thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết (Trung Dược Đại Từ Điển).

Chủ trị:

+ Trị năm loại trĩ, tâm thống, măt đỏ, trừ giun sán và nhiệt trong bụng, trị phong ngoài da, trường phong hạ huyết, xích bạch lỵ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

+ Sao thơm, ăn được nhiều trị mất tiếng, họng đau, thổ huyết, chảy máu cam, băng trung lậu hạ (Bản Thảo Cương Mục).

+ Trị tiêu ra máu, tiểu ra máu, chảy máu mũi (Bản Thảo Cầu Chân).

+ Trị tiểu đường và võng mạc mắt viêm (Đông Kinh Dược Vật Chí).

Liều dùng: 8-20g/ngày. Kiêng kỵ:

+ Không có thực hỏa, thực nhiệt cấm dùng. Kỵ sắt (Trung Dược Học).

+ Bệnh do hư hàn, không có nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). Bảo quản: Dễ bị mốc. Cần để nơi khô ráo, thoáng gió.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị chảy máu không cầm: Hòe hoa, Ô tặc cốt, lượng bằng nhau, để nửa sống nửa sao, tán bột thổi vào (Phổ Tế Phương).

+ Trị thổ huyết không cầm: Hòe hoa đốt tồn tính, bỏ vào một tý Xạ hương vào, trộn đều. Mỗi lần dùng 12g uống với nước gạo nếp (Phổ Tế Phương).

+ Trị lưỡi chảy máu không cầm: Hòe hoa tán bột, xức vào (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).

+ Trị ho ra máu, khạc ra máu: Hòe hoa sao, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước gạo nếp, cúi ngửa một lát thì đỡ (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).

+ Trị tiểu ra máu: Hòe hoa sao, Uất kim (nướng), mỗi thứ 1 lượng tán bột lần 8g với nước sắc Đậu xị (Bí Tàng Phương).

+ Trị đại tiện ra máu: Hòe hoa, Kinh giới tuệ, các vị bằng nhau tán bột, uống lần 4g với rượu (Kinh nghiệm phương), hoặc dùng Trắc bá diệp 3 chỉ, Hòe hoa 6 chỉ sắc uống hàng ngày (Tập giản phương).

+ Trị đại tiện ra máu: Hòe hoa, Chỉ xác, các vị bằng nhau sao tồn tính tán bột, lần uống 8g với nước (Tụ Trân Phương).

7- Trị sốt cao đột ngột tiêu ra máu: Ruột heo sống 1 cái rửa sạch phơi khô, lấy Hòe hoa sao tán bột bỏ đầy vào trong ruột heo, lấy giấm gạo ngâm trong hũ sành nấu chín, làm viên bằng hạt đạn lớn phơi nắng, mỗi lần uống 1 viên lúc đói với rượu ngâm Đương quy (Vĩnh Loại Kiềm Phương).

+ Trị đi tiêu ra máu do độc của rượu: Hòe hoa nửa sống nửa sao 40g, Sơn chi tử 20g, tán bột uống lần 8g với nước (Kinh Nghiệm Lương Phương).

+ Trị lỵ ra máu, trĩ ra máu: Hòe hoa sao, tán bột, mỗi lần uống 12g với rượu, ngày uống 3 lần hoặc dùng vỏ trắng của cây Hòe hoa sắc uống (Phổ tế phương).

+ Trị rong kinh không cầm: Hòe hoa sao tồn tính, mỗi lần uống 8~12g với rượu nóng trước khi ăn (Thánh Huệ Phương).

+ Trị băng huyết không cầm: Hòe hoa 120g, Hoàng cầm 80g, tán bột. Mỗi lần uống 20g với một ch n rượu (Càn Khôn Bí Uẩn Phương).

+ Trị trúng phong mất tiếng: Hòe hoa sao, sau canh ba nằm ngửa nhai nuốt (Thế Y Đắc Hiệu Phương).

+ Trị ung thư phát bối, nhiệt độc ở trong người, hoa mắt, đầu váng, miệng khô, lưỡi đắng, hồi hộp, lưng nóng, tay chân tê, có sưng ở sau lưng: Hòe hoa một mớ, sao cho thành mầu nâu đen, ngâm với một ch n rượu con, lúc rượu còn đang nóng thì uống, nếu chưa đỡ, uống tiếp, sau khi uống thì nhọt sẽ nhúm mủ lại (Bảo Thọ Đường Phương).

+ Trị trĩ ngoại: Hòe hoa sắc rửa nhiều lần và uống thì sẽ teo lên (Tập Giản Phương).

+ Trị độc nhọt lở sưng tấy, tất cả các loại ung nhọt phát bối, chẳng kể là có mủ hay chưa, nhưng có tấy sưng nóng đau: Hòe hoa sao qua, Hạch đào nhân đều 80g, Dấm 1 chén sắc uống. Nếu chưa đỡ thì uống 2 -3 lần, đã vỡ mủ thì uống 1 -2 lần thấy hiệu quả (Y Phương Trích Yếu Phương).

+ Trị phát bối tán huyết: Hòe hoa, Bột đậu xanh, mỗi thứ 40g sao như màu ngà voi, tán bột, dùng 40gTế trà sắc còn 1 ch n, để ngoài sương một đêm, lấy 12g phết vào, chừa lỗ cho ra mủ (Nhiếp Sinh Diệu Dụng Phương).

+ Trị băng huyết, hạ huyết: Hòe hoa 40g, Tông lư thán 8g, Muối 1 ít, sắc với 3 chén nước còn nửa chén, uống (Trích Huyền Phương).

+ Trị bạch đới không dứt: Hòe hoa (sao), Mẫu lệ nung, các vị bằng nhau tán bột. Mỗi lần uống 12g với rượu (Trích Huyền Phương).

+ Trị độc dương mai và độc do dương minh tích nhiệt gây ra, dùng Hòe hoa 4 lượng sao qua bỏ vào 2 ch n rượu sắc uống nóng, người bị hư hàn thì cấm dùng (Tập Giản Phương).

+ Trị thổ huyết: Hòe hoa 12g, Bách thảo sương 4g. Tán bột, uống với nước sắc rễ Tranh (Mao căn) (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị trường phong hạ huyết: Hòe hoa, Trắc bá (đốt cháy), Chỉ xác đều 12g, Kinh giới 8g. Tán bột uống với nước hoặc làm thang tể. (đại tiện ra máu) (Hòe Hoa Tán

– Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị huyết áp cao: Hòe hoa, Hy thiêm thảo, mỗi thứ 20 ~ 40g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tham khảo:

+ Hòe hoa thể nhẹ, màu vàng nhạt, khí bình hòa, vị đắng, khí lạnh mà trầm, có sức lượng huyết, tính khí mỏng màvị đầy, nhập vào 2 kinh Phế và Đại trường, manh nha vào tháng 2 tháng 3, tháng 4 tháng 5 mới bắt đầu nở, bắt đầu từ tháng Mộc mà sinh nhưng thành ở tháng Hỏa. Tính hỏa vị đắng, vị đắng thì có thể đi thẳng xuống mà vị hậu thì trầm xuống chủ về mát ruột và trị hạ huyết, các chứng trĩ lở sưng đau, có công lương huyết chỉ riêng ở Đại trường. Đại trường và Phế có quan hệ biểu lý, có thể sơ phong nhiệt ở bì phu, là tiết khí của Phế kim ra vậy (Biện Dược Chỉ Nam).

+ Hòe hoa là búp hoa của cây Hòe, Hòe thật là (quả đậu) của cây Hòe (Xem: Hòe thật), có tính vị và công dụng giống nhau. Người xưa có thuyết “Dùng hoa có tác dụng thăng lên, các loại hạt có tác dụng giáng xuống”. Chứng nghiệm trên lầm sàng thì Hèo hoa và Hòe thật có công dụng cầm máu. Mặc dù lấy dù lấy việc trị xuất huyết ở phần hạ bộ là chính, chẳng qua dùng Hòe hoa lại dùng trong các chứng thổ huyết chảy máu cam.. Như Phổ Tế phương trị chảy máu cam không cần với Hòe hoa và Ô tặc cốt. Còn trị thổ huyết không cầm, dùng Hòe hoa bỏ vào một tý Xạ hương, bài “Tôn Sinh Hòe Hoa Tán”, dùng một vị này cùng với Bách thảo sương tán bột, uống với nước rễ Tranh trị chảy máu cam, có thể nói rằng mặc dù thuốc rất đơn giản nhưng hiệu quả cao. Còn vị Hòe Thực có tính thiên về hạ giáng, dùng chủ yếu trong đi cầu xuống huyết thuộc hỏa thịnh ở đại trường, cho tới các loại ra máu ở trĩ lở thuộc thấp nhiệt ứ kết. Tóm lại 2 vị này đều có thể lương huyết chỉ huyết, lúc ứng dụng cũng cần phân biệt. Theo văn hiến ghi lại thì Hòe Thực có tác dụng trụy thai, thúc sinh cho nên phụ nữ có thai dùng một cách cẩn thận (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).

+ Hòe hoa và Hòe Thực (Quả Hòe) đều là thuốc lương huyết, chỉ huyết. Ngày nay người ta thường hay dùng Hoa hòe. Hoa hòe vị đắng, tính mát, thể nhẹ, chủ chữa về xuất huyết ở các khiếu bên trên, thiên về miệng, mũi. Còn Hòe Thực vị đắng, tính hàn, thể nặng, là vị thuốc thuần âm, thiên về chữa huyết ở hâi kinh âm, chủ yếu trị trường phong hạ huyết, trĩ dò chảy máu (Đông Dược Học Thiết Yếu).

0/50 ratings
Bình luận đóng