Thuốc ức chế Protease  (PI) điều trị HIV

Cơ chế tác dụng và hiệu lực Enzyme protease của HIV cắt các gag-pol polyprotein của virus thành các tiểu phần chức năng. Nếu enzyme protease bị ức chế và quá trình phân cắt bị ngăn trở thì sẽ tạo ra các tiểu thể virus không có khả năng lây nhiễm. Nhờ những hiểu biết về cấu trúc của các protease virus mã hóa mà những loại thuốc ức chế protease đầu tiên đã được tạo ra vào những năm đầu thập kỷ 90; Những chất này đã được sửa … Xem tiếp

Bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển – HIV

Bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển là một bệnh mất myelin nặng nề của hệ thần kinh trung ương. Bệnh do JC virus gây ra, đây là một polyoma virus có ở khắp nơi. JCV được đặt tên theo chữ cái đầu của tên bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh, từ bệnh nhân này người ta đã phân lập được virus DNA này năm 1971 (Major 1992). Không nên nhầm JC với hội chứng Jakob-Creutzfeld. Do tỷ lệ huyết thanh dương tính khá cao, tới 80%, người ta … Xem tiếp

Bệnh mạch vành và bệnh HIV

Xơ vữa sớm ở những bệnh nhân nhiễm HIV đã được mô tả khá sớm sau khi trị liệu kháng retrovirus được áp dụng. Quan sát này được củng cố bởi một thử nghiệm tử thiết, thông báo lại một sự gia tăng đáng kể những mảng xơ vữa ở những người bị nhiễm HIV trong hai thập niên gần đây (Morgello 2002). Những số liệu này càng được củng cố thêm với sự phát hiện các điểm số calci hoá động mạch vành gia tăng ở những bệnh nhân … Xem tiếp

Bệnh hệ thần kinh trung ương trên trẻ nhiễm HIV

Trẻ nhiễm HIV có thể có biểu hiện bất thường về thần kinh. Có nhiều nguyên nhân do bệnh lý Nhiễm trùng cơ hội của hệ thần kinh trung ương hay do chính HIV gây ra. Các bệnh lý này cần phát hiện và điều trị kịp thời nếu không sẽ gây tử vong và để lại di chứng nặng nề. Mục lục 1.  Viêm màng não do vi trùng 2.  Lao màng não 3.  Viêm màng não do nấm Cryptococcus 4.  Viêm não do Toxopasma 5.  Viêm não do … Xem tiếp

Lịch sử tự nhiên của nhiễm HIV không có HAART

“Lịch sử tự nhiên” được mô tả sau đây ám chỉ nhiễm HIV trong điều kiện không có HAART. Hội chứng virus cấp của nhiễm HIV tiên phát (được xác định là khoảng thời gian từ khi bắt đầu nhiễm HIV đến khi phát triển đáp ứng kháng thể) biểu hiện những triệu chứng thường giống với những triệu chứng của tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (infectious mononucleosis). Những triệu chứng này xuất hiện trong vài ngày đến vài tuần sau phơi nhiễm HIV (xem “Nhiễm HIV-1 cấp”). Dù … Xem tiếp

Thuốc Amprenavir (Agenerase™), Atazanavir (Reyataz ™)

Amprenavir (Agenerase™) là thuốc PI thứ 5 xâm nhập thị trường châu Âu vào tháng 6 năm 2000. Sau khi fosamprenavir được cấp phép (Telzir™, xem mục tiếp) thì amprenavir đã bị thay thế năm 2004 (Rodriguez 2004). Chỉ còn dạng huyền dịch và dạng viên 50mg cho trẻ em là vẫn còn sẵn có trên thị trường. Atazanavir (Reyataz ™) là loại thuốc PI dùng ngày một lần đầu tiên được cấp phép năm 2004. Hiện nay nó chỉ được cấp phép sử dụng cho bệnh nhân đã từng … Xem tiếp

Phác đồ cứu cánh trong điều trị HIV

Thuật ngữ “phác đồ cứu cánh” thực ra không được định nghĩa rõ ràng. Nó được dùng cho một số tình huống. Một số tác giả nói đến “cứu cánh” khi mọi nhóm thuốc đã thất bại, trong khi một số khác nói “cứu cánh” khi từ phác đồ bậc 2 trở đi. Chưa có định nghĩa nào được thống nhất. Ở đây chúng tôi định nghĩa “cứu cánh” là liệu pháp khi đã có ít nhất 1 phác đồ chứa PI thất bại. Ngày nay, nhiều bác sỹ nói … Xem tiếp

Bệnh viêm phổi vi khuẩn – Nhiễm trùng cơ hội HIV

Viêm phổi vi khuẩn xảy ra cả khi miễn dịch còn tốt (CD4 trên 200). Nó không liên quan chặt chẽ tới suy giảm miễn dịch và tỷ lệ mắc viêm phổi giảm đi không nhiều nếu so với các nhiễm trùng cơ hội khác từ khi có HAART. Nếu tái diễn nhiều lần (hơn 1 lần trong vòng 12 tháng trước), viêm phổi cấp có khẳng định bằng X quang và nuôi cấy được coi là bệnh chỉ điểm AIDS. Tương tự như bệnh nhân không nhiễm HIV, viêm … Xem tiếp

Suy tim sung huyết và HIV

Suy tim sung huyết bao gồm một loạt các biến loạn cơ tim. Ở bệnh nhân nhiễm HIV, bệnh cơ tim dãn đang được quan tâm nhất và là một vấn đề nổi cộm (Twagirumukiza 2007). Mục lục Nguyên nhân Chẩn đoán Điều trị Tiên lượng Nguyên nhân Viêm cơ tim vẫn là nguyên nhân gây bệnh lý cơ tim dãn được nghiên cứu kỹ nhất trong bệnh HIV. Cho đến nay, rất nhiều tác nhân gây bệnh đã được tìm thấy trong mô cơ tim của các bệnh nhân … Xem tiếp

Điều trị dự phòng bằng Cotrimoxazole ở trẻ nhiễm HIV

1.  Giới thiệu chung 1.1  Các biện pháp dự phòng Nhiễm trùng cơ hội Điều trị ARV có thể dự phòng Nhiễm trùng cơ hội do hệ thống miễn dịch khôi phục. Các thuốc khác (chủ yếu là CTX) đã được chứng minh có thể điều trị để dự phòng Nhiễm trùng cơ hội. Tư vấn cho người chăm sóc trẻ nhiễm HIV: Vệ sinh ăn uống, đảm bảo dinh dưỡng, theo dõi sức khoẻ thường xuyên bằng cách đưa trẻ đi khám bệnh định kỳ. 1.2  Các loại điều … Xem tiếp

Hệ thống phân loại HIV của CDC

Hệ thống phân loại nhiễm HIV được chấp nhận rộng rãi nhất, được công bố ban đầu bởi Trung tâm Phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) vào năm 1986, dựa trên những bệnh lý nhất định có liên quan tới nhiễm HIV (xem Bảng 1). Hệ thống phân loại này được dự định để dùng trong các điều tra sức khỏe cộng đồng và nó đã là công cụ dịch tễ học hữu ích trong nhiều năm. Năm 1993, phân loại CDC được sửa lại (CDC 1993b). … Xem tiếp

Thuốc Fosamprenavir (Telzir™ hoặc Lexiva™) – Indinavir (Crixivan™)

Fosamprenavir (Telzir™ hoặc Lexiva™), là thuốc dạng ester can xi phosphat, tan và hấp thu tốt hơn amprenavir khiến số viên thuốc bệnh nhân phải uống ít đi rõ rệt. Fosamprenavir được cấp phép từ năm 2004 để điều trị cho cả bệnh nhân đã từng và chưa từng được điều trị ARV. Liều khuyến cáo có thể là: a) 1400 mg uống 2 lần/ngày (2 viên chia 2 lần), b) 700 mg uống 2 lần/ngày cộng thêm với 100 mg ritonavir uống 2 lần/ngày (2 viên chia 2 lần) … Xem tiếp

Khi nào ngừng HAART trong điều trị HIV

Tổng quan về ngắt đoạn điều trị Trong những năm vừa qua, chưa có chủ đề nào về HIV lại có nhiều tranh luận “nóng” như ngắt đoạn điều trị. Tuy nhiên trong khi thảo luận về nguy cơ (AIDS, kháng thuốc) hoặc ưu điểm (giảm độc tính và chi phí) của chiến lược này, rất nhiều vấn đề còn gây lúng túng. Cần phải làm rõ sự khác biệt giữa ngắt đoạn điều trị có kiểm soát (STI) do bác sỹ chủ động và “nghỉ thuốc” không kiểm soát … Xem tiếp

Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa Cryptosporidiosis

Cryptosporidiosis là một bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa lây theo đường phân-miệng.  Bệnh do đơn bào Cryptosporidium parvum gây nên (có 2 genotype, genotype 1 còn có tên C.hominis), và có thể gây bệnh cho cả người suy giảm miễn dịch lẫn người có miễn dịch bình thường (xem Chen 2002). Sau khi được mô tả lần đầu năm 1976, cryptosporidia đã trở thành căn nguyên quan trọng nhất và thường gặp nhất gây ỉa chảy trên toàn thế giới. Nguồn bệnh quan trọng là động vật, nước … Xem tiếp

HIV và Bệnh tim mạch

Mục lục Tràn dịch màng ngoài tim Rối loạn nhịp tim Bệnh van tim Những biểu hiện tim mạch khác Tràn dịch màng ngoài tim Trước khi có những thuốc kháng retrovirus có hiệu quả, tràn dịch màng ngoài tim là biểu hiện tim thường gặp nhất. Trong các thử nghiệm lâm sàng, tỷ lệ tràn dịch màng ngoài tim được công nhận là cao đến mức 11% mỗi năm (Heidenreich 1995). Tuy nhiên, phần lớn những biểu hiện màng ngoài tim phối hợp với HIV lại được mô tả … Xem tiếp