Nội dung

Cây ý dĩ thân thảo, sống quanh năm, có dáng gần giống cây ngô, cao 1-1,5m. Lá dài, hẹp đều, ngọn mọc cách, có bẹ ngắn. Hoa mọc ở ngọn cây, ngọn nhánh, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Quả hình thoi, đáy to vỏ bóng thường gọi là hạt, trong có nhân trắng. Quả ý dĩ cho nhân làm thuốc chữa bệnh.

Cây ý dĩ thân thảo, có dáng gần giống cây ngô

Tên khác:             Hạt cườm, cườm gạo, bo bo, dĩ mễ, co đươi (Thái), mạy pát (Tày).

Tên khoa học: Coix lacryma-jobi L.

Họ Lúa                 (Poaceae).

MÔ TẢ

Cây thảo lớn, có thân mọc thẳng, cao 1 – 2m. Lá mọc so le, hình dải, mép uốn lượn, có bẹ to, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt có gân chính to nổi rất rõ.

Hoa đơn tính, đực và cái cùng gốc, mọc thành cụm hình bông thẳng đứng ở kẽ lá; hoa đực ở trên, 2 – 3 cái, hoa cái ở dưới được bao bọc bởi một lá bắc dày.

Quả thường nhầm là hạt, hình trứng, một mặt phang, mặt kia lồi, nhẵn bóng, khi chín màu xám nhạt, có nhân màu trắng.

Mùa hoa quả: tháng 5 – 12.

PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Ý dĩ phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á.

Ở Việt Nam, cây mọc tự nhiên nhưng chủ yếu được trồng ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc như Lai Châu, Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng và Đắc Lắc…

Cây ưa ẩm mát, thường gặp ở gần nguồn nước, bờ suối ở cửa rừng.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Quả ý dĩ, thu hái khi chín, cắt cả cây, đem về, đập lấy quả già, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, giã bỏ vỏ lấy nhân, để sống hoặc sao vàng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Quả ý dĩ chứa tinh bột, protein, dầu béo, acid amin, chất vô cơ. Các acid amin chủ yếu là arginin, histidin, leucin, lysin, tyrosin…

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Ý dĩ là một nguồn lương thực có giá trị dinh dưỡng cao vì hàm lượng protid, chất béo và tinh bột. ở miền núi, những khi giáp hạt, đồng bào các dân tộc thường dùng ý dĩ cùng với hoài sơn (củ mài) làm thức ăn hỗ trợ cho lúa gạo.

Về mặt thuốc, ý dĩ có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, kiện tỳ, lợi thấp, bổ phế chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lỵ, phù thũng, tiểu tiện khó. Liều dùng hàng ngày: 10 – 20g, dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Người ta cho rằng ý dĩ để sống thì lợi tiểu, tiêu mủ; sao chế thì kiện vị, lợi thấp, chỉ tả. Có thể sao vàng hoặc rang với cám cho nở phồng mà dùng. Dạng dùng phổ biến trong dân gian lại là các món ăn – vị

thuốc như ý dĩ hầm với hạt sen và thịt cho những người cơ thể gầy yếu, suy nhược, nhất là người cao tuổi; cháo ý dĩ dùng cho trẻ nhỏ khi đang chữa bệnh để bồi dưỡng.

Do ý dĩ được dùng rất tốt và thích hợp với cơ thể trẻ nhỏ, nên trong nhiều biệt dược (có bán ở các hiệu thuốc) dùng riêng cho trẻ, có lượng ý dĩ cao như bột bổ tỳ trừ giun, bột cam trẻ em, viên phì nhi cam tích và kẹo bổ tỳ.

BÀI THUỐC

  • Chữa mồ hôi ra nhiều: Ý dĩ nhân (20g) để sống, phơi khô hoặc sao vàng, giã nhỏ thành bột; lươn (1 con) làm sạch, luộc qua, gỡ lấy thịt; gạo nếp (30g) vo kỹ, để ráo nước, giã thành bột. Trộn ba thứ lại, thêm ít muối, nấu với nước luộc lươn cho dừ nhuyễn thành cháo, ăn trong ngày. Dùng 5 – 7 ngày.
  • Chữa phù thũng: Ý dĩ (30g), xích tiểu đậu (30g), đông qua bì (30g), hoàng kỳ (15g), phục linh (15g). Tất cả giã nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Ý dĩ nhân

Bài thuốc hay có tác dụng chữa bệnh từ hạt ý dĩ

Bài 1. Thuốc chữa bệnh phong thấp, đau khắp người

+ Nhân ý dĩ 8g

+ Ma hoàng 3g

+ Hạnh nhân 6g

+ Cam thảo 4g

Các vị thuốc cho vào nồi cùng 400ml nước đun kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống liền 11 ngày.

Bài 2. Thuốc chữa bệnh tiêu chảy cấp

+ Nhân ý dĩ 30g

+ Nhân hạt mã đề 10g

+ Bạch truật 10g

Các vị thuốc cho vào nồi cùng 450ml nước đun kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống liền 3 ngày.

Hạt ý dĩ chữa bệnh tiêu chảy cấp

Bài 3. Thuốc chữa bệnh viêm màng phổi

+ Nhân ý dĩ 60g

+ Nhân hạt bí đao 18g

+ Nhân hạt đào 6g

+ Rễ cây lau 300g

Cho các vị thuốc vào nồi cùng 2 lít nước ninh kỹ, chắt lấy 600ml nước thuốc đặc. Người bệnh chia 3 ngày mỗi ngày 200ml, uống làm 3 lần sau khi ăn 30 phút. Chín ngày là một liệu trình, bệnh nặng cần uống 2-3 liệu trình, thời gian nghỉ giữa các liệu trình là 5 ngày.

Theo “Dược phẩm vựng yếu”

Ý dĩ (Bo bo)

Khí vị:

Vị ngọt nhạt, hơi hàn, không độc, là âm ở trong dương dược, là thuốc giáng xuống, vào 2 kinh Tỳ và Phế.

Chu dụng: Trừ phong thấp, chữa thấp tê, gìn giữ Phế kim mà chữa chứng Phế ung, gân co rút, ho ra đờm dãi, máu mủ, chữa đau nhức gân xương, tiêu thủy thũng ngoài da, thông lợi đường ruột, chữa tiêu khát, khai vị, mạnh Tỳ Phế, làm cho ăn khỏe. Nhưng tính nó chậm chạp, lại không có ghen ghét nên lúc dùng lượng của nó phải nhiều hơn các vị khác.

Cấm kỵ: Ý dĩ tính chủ đi xuống nên chứng hư mà khí hãm xuống thì không nên dùng. Người có thai kiêng dùng.

Cách chế:

Rửa nước sao qua, hoặc sao với gạo nếp rồi bỏ gạo nếp dùng

Nhận xét:

Ý dĩ thuộc hành Thổ, vốn là thuốc của Tỳ, bệnh Phế mà dùng nó là theo phép con hư thì bổ mẹ. Bệnh của gân xương lấy Dương minh làm gốc cho nên dùng nó. Thổ chế được Thủy cho nên chứng tiết tả và phù thũng cũng dùng nó.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Độc hành phương”

Trị thủy thũng suyễn cấp lấy nước sắc úc lý nhân, nấu cháo Ý dĩ nhân, ngày ăn 2 lần, có thể phối hợp với Mộc qua, Trư linh.

“Quảng tế phương”

Chữa phong thấp, thủy khí, thân thể và chân tay tê liệt, thắt lưng và sống lưng đau nhức, dùng Ý dĩ nhân, Tang ký sinh, Đương quy thân, Xương truật, Tục đoạn, sắc nước uống.

Bài Ý dĩ trúc diệp thang (Ôn bệnh điều biện)

Ý dĩ nhân 20g, Hoạt thạch 20g, Bạch linh 20g, Trúc diệp 12g, Liên kiều 12g, Bạch khấu nhân 4g, Thông thảo 6g. Sắc nước uống.

Chữa thấp uất ở kinh mạch, gây nóng đau, mồ hôi tự ra.

“Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc”

Bài Ý dĩ thang Ý dĩ nhân, Phòng kỷ, Xích tiểu đậu, chích Cam thảo, mỗi vị l,5đ, sắc nước uống.

Trị phong nhiệt, đến noi môi kết thành cục.

“Ôn bệnh điều biện”

Bài Phục linh bì thang

Phục linh bì 20g, Đại phúc bì 12g, Ý dĩ nhân 20g, Trư linh 12g, Thông thảo 12g, Trúc diệp 8g, sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Trị thấp nhiệt tràn lan Tam tiêu, đầu trướng, mình đau, buồn nôn, khát không uống nhiều, tiểu tiện không lợi.

Bài Tam nhân thang

Hạnh nhân 20g, Bạch khấu nhân 8g, Ý dĩ nhân 24g, Hoạt thạch 24g, Hậu phác 8g, Bán hạ 20g, Thông thảo 8g, Trúc diệp 8g. Sắc, chia uống vài lần trong ngày. Trị bệnh thấp ôn mói phát, tà ở khỉ phận, hoặc thử ôn kiêm thấp, đầu đau, mình nặng, sắc mặt vàng, ngực đầy không biết đỏi, về chiều mình nóng, không khát, lười trắne, mạch huyền, tế, nhu.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Quế chi phục linh hoàn gia ý dĩ

Quế chi 8g, Bạch thược 8-12g, Đan bì 8g, Bạch linh 8g, Đào nhân 8g, Ý dĩ 20g. Bài thuốc có tác dụng bổ 2 kinh Tỳ và Phế, chữa viêm Đại tràng, phù thũng và bệnh ngoài da, kinh nguyệt không thuận, chân tay khô ráp, và chứng trứng cá của thanh niên, các chứng cứng da, chai sạm chân tay và tắc tuyến sữa.

Xem tiếp:

Ý dĩ nhân – Vị thuốc, tác dụng chữa bệnh

0/50 ratings
Bình luận đóng