Hàn thủy thạch ( 寒水石 )
Tên và nguồn gốc
– Tên thuốc: Hàn thủy thạch (Xuất xứ: Ngô phổ bản thảo)
– Tên khác: Ngưng thủy thạch (凝水石), Bạch thủy thạch (白水石), Lăng thủy thạch (凌水石), Diêm tinh (盐精), Thủy thạch (水石), Băng thạch (冰石), Thước thạch (鹊石), Diêm tinh thạch (盐精石), Nê tinh (泥精), Diêm chẩm (盐枕), Diêm căn (盐根).
– Tên Trung văn: 寒水石 HANSUISHI
– Tên Anh văn: Crystalline Mirabilite, Gypsum,Calcite
– Tên La tinh: Gypsum;Calcite- Nguồn gốc: Là tinh thể của Mang tiêu khoáng vật sulfates.
Phân bố
Chủ yếu sản xuất ở các vùng Sơn Tây, Hà Bắc v.v… (Trung Quốc).
– Thu hoạch, bào chế –
Cả năm có thể lấy, sau khi đào, bỏ sạch cát đất, đá tạp, nghiền nhỏ dùng sống, hoặc dùng nung.
Tính vị
– Trung dược học: Cay, mặn, lạnh.
– Bản kinh: Cay, lạnh.
– Cương mục: Cay, mặn.
Qui kinh
– Trung dược học: Vào kinh Tâm, Vị, Thận.
– Cương mục: Vào Thận tẩu huyết.
– Bản thảo tân biên: Vào kinh Vị.
– Bản thảo toát yếu: Vào kinh Thủ túc thiếu âm, Thái âm, Dương minh.
Công dụng và chủ trị
Thanh nhiệt giáng hoà, lợi khiếu, tiêu sưng.
Trị bệnh nhiệt thời hành, tích nhiệt phiền khát, thổ tả, thủy thũng, bí tiểu, răng chảy máu, đơn độc, vết thương bỏng.
– Bản kinh: Chủ mình nóng, trong bụng tích tụ tà khí, trong da như lửa đốt, phiền đầy, thủy ẩm vậy.
– Bản thảo kinh tập chú: Giải độc Ba đậu.
– Biệt lục: Trừ nhiệt thịnh thời khí, phục nhiệt ngũ tạng, nhiệt trong bao tử, phiền đầy, miệng khát, thủy thũng, tiểu phúc tý.
– Y học nhập môn: Trị đơn độc trẻ con, đốt thành bột, hòa dấm đắp vậy.
– Cương mục: Trị tiểu tiện trắng, nội tý, lương huyết giáng hỏa, ngừng đau răng, cứng răng sáng mắt.
– Y lâm toản yếu: Trừ vọng nhiệt, trị đại nhiệt thiên hành và thổ tả hoắc loạn, tâm phiền miệng khát, thủy thũng thấp nhiệt.
– Bản thảo cầu chân: Đắp vết thương bỏng lửa nước.
– Bản thảo cầu nguyên: Trị thực nhiệt Tâm Thận.
Cách dùng và liều dùng
Sắc uống, 10 ~ 15g. Dùng ngoài lượng thích hợp.
Kiêng kỵ
– Trung dược học: Người Tỳ vị hư hàn kỵ uống.
– Bản thảo kinh tập chú: Sợ Địa du.
– Bản thảo kinh sơ: Phàm người âm hư hỏa vượng, ho ói máu, đàm nhiều, sốt cơn nóng trong xương, và Tỳ vị gây tiêu chảy không dùng.
– Bản thảo cầu chân: Người hư nhiệt phù, kỵ dùng.
Thành phần hóa học
- Thành phần chủ yếu Bắc hàn thủy thạch là calcium sulphate(CaSO4•2H2O), còn hàm chứa tạp chất Sắt, Nhôm v.v…
- Thành phần chủ yếu Nam hàn thủy thạch là calcium carbonate (CaCO3), còn hàm chứa tạp chất Magiê, Sắt, Mangan, Kẽm v.v…
(Trung Hoa bản thảo).
Bài thuốc cổ kim tham khảo
+ Phương thuốc 1:
Trị tích nhiệt ở ngũ tạng lục phủ , dịch nhiệt thời khí thiên hành, gây phiền đầy tiêu khát: Ngưng thủy thạch, Thạch cao, Hoạt thạch đều 5 chỉ, Cam thảo 2 chỉ. Nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 1 chỉ, nước trắng điều uống.
(Phương mạch chính tông)
+ Phương thuốc 2:Trị thương hàn phát cuồng, hoặc vứt áo chạy vội, vượt tường lên nóc; Hàn thủy thạch, Hòang liên (bỏ râu) đều bằng nhau. Thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 chỉ, sắc đặc nước Cam thảo làm thang, để lạnh điều uống.
(Bản sự phương – Thước thạch tán)
+ Phương thuốc 3:
Trị nam nữ chuyển bọng đái, tiểu tiện không được: Hàn thủy thạch 2 lượng, Họat thạch 1 lượng, Quỳ tử 1 hộp, nghiền nhỏ. Nước 1 đấu, nấu 5 thăng, uống thường, 1 thăng tức lợi.
(Vĩnh loại kiềm phương)
+ Phương thuốc 4:
Trị đơn độc trẻ con, da nóng đỏ: Ngưng thủy thạch 5 chỉ, nước điều hòa với mật heo thoa vậy.
(Bản thảo hối ngôn)
+ Phương thuốc 5:
Trị bỏng lửa nước sôi: Hàn thủy thạch đốt nghiền đắp.
(Vệ sinh dị giản phương)
+ Phương thuốc 6:
Dùng Hàn thủy thạch phối hợp Địa du, Đại hoàng, Băng phiến nghiền cực nhỏ, dầu thơm điều đắp, điều trị 120 ca Đái trạng bào chẩn (Dời leo), hiệu quả rõ rệt.
(Tạp chí ngoại khoa kết hợp Trung Tây y Trung Quốc,2001,6:362)