Tên khác: Hà thủ Ô – Giao đằng – Địa tinh – Xích thủ ô…

Tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson

Họ: Rau răm (Polygonaceae)

1. Mô tả, phân bố

Hà thủ Ô là loại dây leo, sống lâu năm, thân mọc xoắn vào nhau, có màu lục hay hơi đỏ tía. Lá đơn, mọc so le, có cuống dài, phiến lá hình tim, đầu lá nhọn. Hoa nhỏ, mọc thành chùm ở kẽ lá, màu trắng. Quả nhỏ có hai mặt hình thoi, màu nâu.

Cây mọc hoang nhiều ở các vùng rừng núi như: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ… Có thể trồng được bằng hạt hay giâm cành.

cay ha thu o do

2. Bộ phận dùng, thu hái

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Hà thủ Ô là rễ củ. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu đông, khi cây khô héo. Đào lấy rễ củ, rửa sạch đất cát, loại bỏ rễ con, đem phơi hay sấy nhẹ cho khô (có thể đồ chin trước khi làm khô). Hà thủ Ô có thể chất chắc, màu nâu xám, phần thịt rễ có màu đỏ hồng hay nâu. Hà thủ Ô không mùi, vị đắng, chát.

Dược liệu Hà thủ Ô đỏ  đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).

3. Thành phần hóa học

Hà thủ Ô có chứa antraglycosid, tanin, tinh bột, chất đạm, chất béo, các chất vô cơ…

duoc lieu ha thu o do

4. Công dụng, cách dùng

Dược liệu Hà thủ Ô đỏ có tác dụng làm mạnh gân cốt, bồi bổ khí huyết, bổ gan thận, bổ máu và làm đen râu tóc… Dùng chữa các chứng bệnh: Yếu gan thận, đau lưng mỏi gối, thần kinh suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, nam giới yếu sinh lý, tóc bạc sớm.

Cách dùng: Uống 6 – 12g/ngày (dạng đã chế biến), bằng cách sắc hay ngâm rượu.

Lưu ý: Hà thủ Ô kỵ sắt; dùng Hà thủ Ô không ăn tiết động vật da trơn, hành tỏi.

0/50 ratings
Bình luận đóng