BÌM BÌM VÀNG

Tên khác:  Bìm bìm, Hắc sửu, Khiên ngưu.
Tên khoa học: Merremia hederacea (Burm. f.) Hallier f. (Evolvulus hederaceus Burm f.), thuốc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Tên đồng nghĩa: Evolvulus hederaceus Burm. f.; Ipomoea chryseides Ker-Gawl.; Convolvulus chryseides (Ker-Gawl.) Spreng.; Merremia chryseides(Ker-Gawl.) Hallier f.
Mô tả: Cây thảo leo quấn, có ít lông, thân mảnh. Lá có phiến thường có thuỳ cạnh hay sâu, gân từ gốc 3-5, không lông ở mặt trên; cuống mảnh, dài. Chuỳ hoa ở nách lá, hoa vàng ít khi trắng trắng miệng hồng, lá đài cao 2cm, bằng nhau; tràng rộng 1,5cm. Quả nang to 8mm, trong đài tồn tại; hạt 4, nâu, có lông ở rốn. Ra hoa vào tháng 12.
Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Merremiae Hederaceae).
Phân bố sinh thái: Loài của Trung Quốc và Việt Nam. Cây mọc ở vùng đồng bằng, dọc theo bờ bụi khắp nước ta.
Thu hái chế biến: Thu hái cây vào mùa hạ, mùa thu, loại bỏ tạp chất, phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi hầu họng.
Công dụng: Ở Trung Quốc, dùng trị cảm mạo, viêm amygdal cấp tính, viêm hầu họng, viêm kết mạc cấp tính.
So sánh cấu tạo cấp một thân cây và rễ cây ngọc lan

class="MsoNormal" style="margin: 6pt 0cm 0.0001pt;text-align: justify;text-indent: 14.2pt">Cách dùng liều lượng: Liều dùng 15-30g. Dùng ngoài trị mụn nhọt, giã cây tươi đắp. Có người cho là lá ăn được, hạt và củ xổ.