Giải phẫu: cặp dây thứ năm là cặp dây hỗn hợp, chi phối cảm giác ở mặt và chi phối vận động của cơ nhai. Hạch Gasẹer cho ra ba nhánh:

  • Nhánh mắt: vào hốc mắt qua lỗ xương bướm và chi phối kết mạc (trừ kết mạc của mi dưới), tuyến nước mắt, da ở phần giữa mũi, phần trước của niêm mạc của khoang mũi, da của mi trên, của trán và da đầu tới đỉnh đầu. Nhánh này cũng có các sợi giao cảm làm giãn đồng tử và các sợi cảm giác của màng cứng. Tổn thương nhánh này gây rối loạn cảm giác da và niêm mạc ở các vùng được chi phối và đôi khi gây loạn dưỡng (viêm giác mạc do thần kinh). Mất phản xạ giác mạc.
  • Nhánh hàm trên: chi phối má, phía trước thái dương, mi dưới và kết mạc mi dưới, phần bên của mũi, môi trên, răng trên, niêm mạc mũi, phần trên họng, hầu, và hạnh nhân. Tổn thương nhánh này làm mất cảm giác các vùng trên, mất phản xạ hầu, và loạn dưỡng răng trên.
  • Nhánh hàm dưới: chi phối cảm giác phần dưới của mặt, môi dưới, phần bên của đầu, tai, hai phần ba trước lưỡi, và chi phôi vận động các cơ: thái dương, nhai, nâng hàm, đưa hàm sang bên, căng màng nhĩ. Các sợi cảm giác vị của hai phần ba trước lưỡi thuộc nhánh hàm dưới: theo dây lưỡi tới thừng màng nhĩ rồi tới hạch gối và dây trung gian của Wrisberg, sau đó cùng với dây mặt tới hành não và nhân của dây dưới lưỡi. Các sợi vị giác của một phần ba sau lưỡi là của dây dưới lưỡi.

Tổn thương dây sinh ba: tổn thương toàn bộ dây sinh ba gây mất cảm giác ở các phần do dây này chi phôi và làm nhai yếu. Thường có thêm loạn dưỡng và rối loạn bài tiết nưổc bọt, nước mắt. Mất cảm giác vị ở hai phần ba trước lưỡi cùng bên với dây bị tổn thương. Bệnh nhân có cảm giác kỳ lạ khi uống: cảm giác cốc bị vỡ vì chỉ cảm thấy được một nửa cốc. Nếu tổn thương ở nhân của dây thì mất cảm giác được phân bố rất đặc biệt: mất cảm giác quanh miệng và ở mũi do phần trên của nhân dây sinh ba bị tổn thương. Các nguyên nhân gây tổn thương dây sinh ba là: bệnh ở hành não, tổn thương nền sọ (nhất là chấn thương), chèn ép một nhánh ở chỗ ra khỏi sọ, zona (nhất là nhánh mắt), viêm đa dây thần kinh. Trong chứng đau dây sinh ba, nói chung không có suy giảm nào về mặt thần kinh. Bệnh teo nửa mặt của Romberg là một bệnh hiếm gặp, có teo da và mô dưới da ở một nửa mặt. Căn nguyên của bệnh còn chưa rõ nhưng có thể là loạn dưỡng do thần kinh.

Thăm khám chức năng vận động: Bảo bệnh nhân nghiến chặt răng, sờ nắn các cơ nhai và cơ thái dương. Bình thường, các cơ ở hai bên rắn đều; nếu có liệt thì bên bị liệt mềm hơn và khi bệnh nhân há miệng thì miệng bị lệch sang bên bị liệt (miệng lệch hình ôvan). Cứng hàm hay cơn co trương lực các cơ nhai được gặp trong động kinh, uốn -ván, dại và nhiễm độc strychnin.

Thăm khám cảm giác: ngoài thăm khám thông thường về cảm giác da ở các vùng do dây V chi phối, người ta khám cảm giác vị ở hai phần ba trước lưỡi. Bảo bệnh nhân lè lưỡi trong lúc thăm khám. Đặt trên lưỡi bệnh nhân một chút đường, rồi muối v.v… và bảo bệnh nhân mô tả cảm giác mà bệnh nhân cảm thấy. Có thể các cảm giác bị tổn thương một cách riêng rẽ: tổn thương rễ xuống làm mất cảm giác đau và nóng-lạnh, tổn thương đầu nhân làm giảm cảm giác xúc giác. Khám cảm giác bao gồm cả khám các phản xạ sau:

  • Phản xạ giác mạc: dùng miếng bông quẹt nhẹ lên giác mạc gây phản xạ nhắm mắt, tránh để miếng bông ngay trước giác mạc. Phản xạ này mất khi bị gây mê toàn thân hay bị hôn mê. cảm giác được truyền về theo dây thần kinh sinh ba (V), vận động được truyền ra theo dây thần kinh mặt (VII).
  • Phản xạ hắt hơi: được gây ra bằng cách kích thích niêm mạc mũi.
0/50 ratings
Bình luận đóng