CÁT CÁNH-Platycodon grandiflorum

CÁT CÁNH Radix Platycodi. Dược liệu là rễ của cây cát cánh – Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC, họ Hoa chuông – Campanulaceae. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây thảo sống dai. Thân cao 50-80 cm. Lá gần như không cuống mọc đối hoặc vòng 3-4 chiếc, phiến lá hình trứng dài 3-6 cm rộng 1-2,5 cm, mép có răng cưa to. Lá phía ngọn nhỏ, có khi mọc so le. Hoa mọc riêng lẻ hoặc thành chùm thưa. Đài màu xanh hình chuông rộng. Tràng hình chuông … Xem tiếp

CHIẾT XUẤT TANIN

III. CHIẾT XUẤT             Tanin hầu như không tan trong các dung môi kém phân cực, tan được trong cồn loãng, tốt nhất là nước nóng. Hiệu suất chiết được nâng cao nếu được tác động bằng siêu âm. Sau khi chiết bằng nước, có thể tủa tanin bằng (NH4)2SO4, lọc, lấy tủa, hoà lại trong aceton nước ( 6:1), cất đến khô rồi rửa bằng ether. Trong quá trình chiết xuất, muốn tránh sự oxy hoá thì có thể cho thêm vào dịch chiết một ít acid ascorbic hoặc … Xem tiếp

PHÂN LOẠI COUMARIN

II.PHÂN LOẠI COUMARIN.             Cho đến nay người ta đã biết hơn 200 chất coumarin khác nhau. Có thể phân coumarin thành các nhóm và mỗi nhóm có dẫn ra một số ví du. Nhóm 1. Coumarin đơn giản 1a. Nhóm oxycoumarin Tên chất Điểm chảy Nhóm thế Coumarin 70oC Umbelliferon 223-224 R7 = OH Skimmin 219-221 Umbelliferon 7-O-glc Neohydrangin   204 Umbelliferon 7-O-glc-glc Aesculetin 268-272 R6 = R7 = OH Aesculin (Aesculosid) 205 Aesculetin -6-O-glc Cichoriin 213-216 Aesculetin -7-O-glc Daphnetin 255-256 R7 = R8= OH Daphnin 223-224 Daphnetin-8-O-glc Herniarin 117-118 … Xem tiếp

LONG NÃO-Cinnamomum camphora

LONG NÃO Tên khoa học: Cinnamomum camphora (L.) Nees et Eberm. Họ Long não – Lauraceae. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây gỗ, cao đến 15m, vỏ thân dày nứt nẻ. Tán lá rộng. Lá mọc so le có cuống dài, ở kẽ gân chính và gân 2 bên nổi lên 2 tuyến nhỏ. Hoa nhỏ màu vàng lục mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả mọng khi chín có màu đen. Long não được trồng từ lâu đời và được khai thác camphor từ thế kỷ XIII. … Xem tiếp

MUỒNG TRÂU-Cassia alata L., họ Vang – – Caesalpiniaceae

MUỒNG TRÂU Folium Cassiae alatae             Dược liệu là lá chét cây muồng trâu – Cassia alata L., họ Vang – Caesalpiniaceae. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây nhỏ cao 1,50m có khi đến 3m, thân gổ mềm có đường kính 10 – 12cm hoặc hơn. Lá kép lông chim chẵn, dài 30 – 40cm, có 8 – 14 đôi lá chét. Lá chét hình trứng, gốc và đỉnh lá đều tròn. Đôi lá chét đầu tiên (phía cuống) nhỏ nhất và cách đôi lá chét thứ  hai … Xem tiếp

Isoflavonoid

2. Isoflavonoid: Isoflavonoid bao gồm nhiều nhóm khác nhau: isoflavan, isoflav-3-ene, isoflavan-4-ol, isoflavanon, isoflavon, rotenoid, pterocarpan, coumestan, 3-arylcoumarin, coumaronochromen, coumaronochromon, dihyroisochalcon, homo-isoflavon . Isoflavonoid thường gặp trong họ Đậu – Fabaceae. Isoflavan.             Ví dụ glabridin là một thành phần flvonoid gặp trong rễ cam thảo. Isoflav-3-ene.             Ví dụ glabren cũng có trong rễ cam thảo. Isoflavan -4-ol. (=Isoflavanol)             Ví dụ lapathinol trong cây Polygonum lapathifolium. Isoflavon.             Isoflavon là nhóm lớn nhất của isoflavonoid. Có 364 chất đã biết. Daizein và một số chất khác có trong … Xem tiếp

Cây Lá móng – Lawsonia inermis L., họ Tử vi – Lythraceae

Cây Lá móng – Lawsonia inermis L., họ Tử vi – Lythraceae.               Cây nhỡ cao 3 – 4m, lá đơn nguyên, mọc đối. Hoa vàng, trắng, đỏ, thơm, mọc thành chùm gồm nhiều xim. Hoa nhỏ, quả nang bằng hạt tiêu, bao bọc bởi đài còn lại chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu đỏ. Cây mọc hoang và được trồng ở nước ta. Trước đây nhân dân ta dùng lá để nhuộm móng tay, móng chân trong dịp tết đoan ngọ nên mới gọi là lá móng.             … Xem tiếp

ÍCH MẪU-Leonurus artemisia (Lour.) S.Y. Hu (=Leonurus heterophyllus Sweet), họ Hoa môi – Lamiaceae

ÍCH MẪU Ở nước ta hiện nay có 2 loài ích mẫu: Leonurus artemisia (Lour.) S.Y. Hu (=Leonurus heterophyllus Sweet) và L. sibiricus L., họ Hoa môi – Lamiaceae. Đặc điểm thực vật Leonurus artemisia (Lour.) S.Y. Hu: Cây thảo, sống hàng năm hay 2 năm, thường cao 0,5 -1m. Thân vuông mọc đứng có nhiều rãnh dọc và lông mịn, ruột xốp. Lá mọc đối, lá gốc gần như tròn, có răng cưa nông, hai mặt đều có lông mềm như nhung, lá ở giữa đài, xẻ sâu thành … Xem tiếp

THỔ HOÀNG LIÊN-Thalictrum foliolosum DC., họ Hoàng liên – Ranunculaceae

THỔ HOÀNG LIÊN Tên khoa học của cây thổ hoàng liên – Thalictrum foliolosum DC., họ Hoàng liên – Ranunculaceae. Đặc điểm thực vật Thổ hoàng liên là cây thân cỏ, mọc thành khóm, sống nhiều năm. Thân hình trụ, có đốt, không có lông, cao khoảng 1m, phân nhánh. Thân rễ thô, bẻ ra thấy màu vàng đậm, rễ chùm nhiều, cứng. Lá kép 3 lần lông chim, dài 28cm, cuống chung dài 10 – 20 cm, có bẹ, lá chét tận cùng thường lớn hơn. Lá chét mỏng; … Xem tiếp

RẮN

RẮN Rắn là một dược liệu quí, được nhân dân ta dùng làm thuốc từ lâu. Trên thế giới có khoảng 1.000 loài rắn, trong đó có 410 loài rắn độc. Ở Việt Nam có 195 loài rắn, trong đó có 41 loài rắn độc, 17 loài rắn trên cạn, 24 loài rắn biển và 116 loài rắn nước. Trong chương trình này chúng tôi trình bày những loài rắn được dùng làm thuốc ở Việt Nam và trên thế giới. 1.Họ Rắn hổ (Elapidae) Họ này gồm 11 loài, … Xem tiếp

PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ

PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ   Sắc ký là một phương pháp phân tách lý – hóa trong đó các chất được tách ra khỏi hỗn hợp dựa trên sự “phân bố” liên tục của chúng giữa 2 pha, một pha không chuyển động (pha tĩnh) và một pha chuyển động (pha động) dịch chuyển qua pha tĩnh theo một phương nhất định. Trong các phương pháp phân tách hiện nay, sắc ký là phương pháp hữu hiệu nhất để tách các chất ra khỏi một hỗn hợp, ngay cả những … Xem tiếp

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

4. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân   Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cùng với phổ khối và nhiễu xạ đơn tinh thể tia X hiện là những công cụ mạnh và thường được sử dụng nhất hiện nay trong xác định cấu trúc các hợp chất hữu cơ. Khi đặt một chất có hật nhân có số spin (I) lẻ (1H, 13C…) được đặt trong một từ trường ngoài (B0), các spin hạt nhân sẽ được sắp xếp lại theo hai hướng: thuận và ngược chiều với từ … Xem tiếp

LIÊN QUAN GIỮA CẤU TRÚC VÀ TÁC DỤNG CỦA GLYCOSID TIM

III. LIÊN QUAN GIỮA CẤU TRÚC VÀ TÁC DỤNG Phần quyết định tác dụng lên tim của glycosid tim là phần aglycon bao gồm nhân steroid và vòng lacton chưa bão hòa. Cả hai phần đều quan trọng:  – Nếu vẫn giữ vòng lacton nhưng thay nhân steroid bằng nhân benzen, naphtalen… tác dụng lên tim sẽ mất.  – Nếu vẫn giữ nguyên nhân steroid mà thay đổi vòng lacton như: bão hòa nối đôi, mở vòng, thay vòng lacton bằng vòng lactam thì tác dụng mất hoặc giảm đi … Xem tiếp