Rất nhiều người đều thích dùng nước đang sôi để pha các đồ uống tan nhanh như trà nhúng, đường mạch nha, mật ong, các bột đồ uống tan nhanh, các bột trái cây tan nhanh và các đồ uống khác. Lý do: một là nếu dùng nước sôi pha trà và đồ uống, trà sẽ bốc mùi nhanh, đồ uống cũng hòa tan nhanh; hai nữa là pha như vậy có thể sát khuẩn, tiêu độc. Trên thực tế, đó là việc làm thiếu khoa học.
Các loại đồ uống nói trên đều có chứa nhiều thành phần có ích cho cơ thể, trong đó có một số thành phần quan trọng không chịu được sức nóng. Ví dụ như một số loại chất hoạt tính sinh vật như vitamin, men saccharide, chúng rất yếu ớt mỏng manh, khi cho nước nóng 60°c – 80°c là có thể tan ra hoặc biến tính, mất đi giá trị dinh dưỡng quí giá của nó. Hơn nữa khi pha trà hoặc pha các loại đồ uống tan nhanh bằng nước đang sôi sùng sục còn có thể làm cho nó biến đổi màu sắc, hương vị, mất đi các mùi vị thơm ngon tự nhiên của chúng.
Trong trà đạo ở Nhật Bản, nói chung không dùng nước vừa đun sôi để pha trà, họ cho rằng làm như vậy sẽ phá hoại tinh dầu thơm vốn có của trà; để có được mùi vị chân thực của trà, chúng ta nên chú ý chỉ dùng nước sôi ở độ nóng 60°c – 80°c để pha trà là tốt.
Loại đồ uống bột trái cây tan nhanh TANG nổi tiếng của Mỹ cũng ghi chú rõ phải dùng nước sôi để nguội để pha, chứ không được dùng nước sôi để pha. Do đó, bất luận là từ giác độ dinh dưỡng hay từ giác độ hương vị đều không nên dùng nước vừa đun sôi để pha trà hoặc pha đồ uống tan nhanh, càng không nên dùng trà và đồ uống đó cho vào trong nước để nấu sôi, mà cần phải pha bằng loại nước chỉ còn ở 60 – 80°c.
Ngoài ra, có một số người thích uống loại đồ uống quá nóng, thậm chí là dùng nước đang sôi sùng sục. Như vậy rất có hại đối với sức khỏe, vì điều đó sẽ làm cho nguy cơ sinh ra các bệnh như ung thư thực đạo, loét dạ dày và ruột v.v… tăng lên rõ rệt.
Đồ uống quá nóng sẽ làm cho thực đạo bị nóng bỏng. Trong sự nóng bỏng này có thể chưa nghiêm trọng, chưa đến mức làm cho tự bản thân cảm giác thấy rõ rệt, nhưng những tổn thương do bỏng nhẹ ở thực đạo thường xuyên diễn ra hàng ngày như thế này có thể gây nên sự biến đổi khác thường ác tính của tế bào thực đạo mà phát sinh ung thư. Đồ uống quá nóng còn sinh ra những kích thích không tốt đối với niêm mạc dạ dày, phá hoại lớp bảo vệ của niêm mạc dạ dày, làm cho nó dễ bị thiêu đốt và ăn mòn của vị toan, gây nên loét dạ dày. Các nhà y học đã từng tiến hành điều tra ở những người thích uống cà phê, trà, nước quá nóng đã phát hiện tỉ lệ phát sinh các bệnh ung thư thực đạo và loét dạ dày của những người này cao hơn nhiều so với những người khác.
Vì vậy cho nên những người có thói quen thích uống các đồ uống hoặc nước trà quá nóng cần kịp thời sớm thay đổi thói quen không tốt này để có lợi cho sức khỏe. Đối với những đồ uống hoặc trà pha bằng nước sôi để nóng già sẽ đảm bảo chất dinh dưỡng và hương vị của chúng càng tốt hơn.