Gừng ăn buổi sáng bổ như nhân sâm, gừng ăn chiều tối độc như thạch tín. Gừng là ngọn lửa thần phải biết thắp mới sưởi ấm được trong ngoài cơ thể.
Tác dụng của gừng
Đối với các trường hợp cảm lạnh ho sốt không ra mồ hôi và rối loạn tiêu hóa, có thể nhai tươi, nuốt cả cái lẫn nước, ngậm gừng khô, gừng nướng… uống nước gừng sắc.
Trong trường hợp cảm lạnh, dùng gừng đánh gió, giã gừng đắp khi bị chấn thương gây sưng bầm khớp đau nhức, côn trùng thú cắn.
Uống bia gừng – cho gừng thái sợi vào bia, vừa trừ được hàn thấp lại gây lợi tiểu chống bụng phệ (bụng bia).
Đông y từ lâu đã nói dùng gừng xào với tỏi tôm ăn buổi tối để lấy lại sự trẻ trung sung mãn và chữa chân dương kém ở những người trẻ bị lãnh cảm tình dục.
Gừng chống viêm, giảm đau trong viêm cơ xương khớp (75-85%).
Bột gừng hòa nước uống làm dịu cơn đau đầu.
Gừng khống chế sinh trưởng tế bào ung thư ở một số giai đoạn nhất định và chữa hội chứng nôn mửa của bệnh nhân ung thư đang được điều trị bằng hóa dược và xạ trị.
Trên tim mạch: Gừng ức chế men ATPase. Kích thích thần kinh tim tăng nhịp tim, dãn mạch, tăng cường tuần hoàn, làm ấm cơ thể, giảm đau.
Phòng chống say tàu xe, chóng mặt, nôn mửa. Gừng không gây buồn ngủ nên du khách tỉnh táo chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên đường, phòng chống rối loạn tiêu hóa do thức ăn lạ ở những nơi mới đến, phòng cảm gió lạnh khi trở trời trên hành trình chống tê mỏi do phải ngồi lâu trên ô tô. Trà gừng là bạn của du khách, không quên nó trong hành trang.
Trên bộ máy sinh dục, gừng làm tăng lượng tinh dịch và tính năng động của tinh trùng 70 – 90%
Gừng tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, tăng hấp thụ. Các nhà khoa học Nhật thấy gừng hạn chế sự hình thành sỏi mật và khuyên người có sỏi mật ăn gừng.
Gừng tươi chứa nhiều gingerol hơn nên cay hơn. Qua phơi sấy khô bị mất nước thành shoagol. Shoagol nóng hơn gingerol. Tinh dầu: Trong gừng khô chứa 200 chất và tiêu biểu là gingerone. Chất khoáng: K, Ca, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Co, Ge, Se. Các caroten (tiền vitamin A), nhóm B, C, E. Gừng chống ôxy hóa, chống lão hóa: Mạnh hơn cả vitamin E do chứa 12 hoạt chất chống ôxy hóa. |
Dùng gừng cũng lắm công phu
Phải luôn nhớ đặc tính của gừng là tân tán, phát biểu để tôn trọng cách dùng. Phản chỉ định: Bệnh gan, đau mắt, trĩ, nội nhiệt.
Cặp đôi gừng với tỏi được người xưa tuyển chọn từ ngàn xưa (tỏi không đi với nghệ). Gừng tươi phải dùng loại 8-9 tháng không bị quá non, quá già. Gừng để vỏ thì mát, bỏ vỏ thì nóng.
Dùng theo thời khắc: “Mùa hè ăn gừng, (mùa đông ăn củ cải), sáng trưa ăn gừng, chiều tối kỵ gừng. Có sách viết: “Gừng ăn buổi sáng bổ như nhân sâm, gừng ăn chiều tối độc như thạch tín. Gừng là ngọn lửa thần phải biết thắp mới sưởi ấm được trong ngoài cơ thể.
Cần thận trọng đối với phụ nữ có thai, người dễ ra mồ hôi.
Trà gừng sản xuất công nghiệp: Không thể thay thế nước uống hằng ngày để giải khát (như một số hãng sản xuất trà gừng đã quảng cáo) vì không thể uống nhiều cả ngày như nước đun sôi để nguội. Có tỷ lệ thích hợp giữa gừng và đường mới tạo điều kiện cho gừng phát huy tác dụng. Nếu đường ngọt quá và gừng hết cay sẽ làm mất dược tính của chế phẩm. Vì vậy cần nghiên cứu công nghệ chế biến khống chế nhiệt độ của GS. Weidner để bảo vệ chất cay của gừng (gingerol) không bị chuyển thành chất shoagol (giảm công hiệu chữa đau khớp và lại gây kích ứng dạ dày).
Còn có nhiều cách dùng
gừng dân dã, kịp thời để chống nôn, chóng mặt. Củ gừng tươi cả vỏ rửa sạch khía từng lát mỏng. Khi cần lấy ra một, hai lát ngâm, nhậm nhi nuốt nước có thể nuốt cả cái (cách này tốt nhất). Đắp gừng tươi thái mỏng lên các huyệt nội quan lấy băng dính cố định. Có thể giã gừng với tỏi, đắp lên huyệt nội quan và đan điền (dưới rốn). Gừng giã nát, hòa nước đun sôi gạn lấy nước thấm khăn (vắt hết nước) quấn quanh cổ. Uống trà gừng dấm: gừng 25g, dấm ăn 25g. Gừng sạch thái lát cho vào lọ đổ dấm ngâm 1 đêm lấy ra 5 miếng, cho ít đường vào pha nước sôi, uống thay nước đi đường. Đến bữa ăn nên có món gừng muối chua…
Theo BS. Phó Thu Hương
Sức khỏe & Đời sống